Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Đêm Giáng Sinh 1914 !

Phương Tôn
– Điều Kỳ Diệu Trong Đêm Giáng Sinh



Đây là một câu chuyện thật được đưa vào lịch sử, xảy ra vào Giáng Sinh năm 1914, giữa cao điểm của trận thế chiến thứ nhất, sau nhiều tuần lể giao chiến một bên là quân Đức còn bên kia là liên quân Anh, Pháp và Bỉ. Cả hai bên bắn giết lẫn nhau thật kinh hoàng. Như trong cơn say máu, quân lính lao vào để tàn sát lẫn nhau như những kẻ thù truyền kiếp. Nhưng rồi như một Phép lạ hiện xuống, binh lính của hai phía tại mặt trận miền Tây bổng nhiên hạ súng để cùng nhau ăn mừng đêm Thiên Chúa ra đời.
Ban đầu chỉ có một giọng ca đơn độc được cất lên : “Stille Nacht, Heilige Nacht… – Đêm yên bình, đêm Thánh vô cùng…” trên bãi chiến trường đang đẫm đầy máu và khói súng.


Tiếng ca ban đầu trông thật lẻ loi tội nghiệp, thật vô vọng trên một mảnh đất mà nhiều ngày tháng qua chỉ có tiếng súng, tiếng khóc vì sợ hãi, tiếng la hét căm thù cộng thêm những tiếng rên rĩ vì đau đớn. Làm sao có được một „Đêm yên bình, đêm Thánh vô cùng…“ ở vùng đất Chết này! Tiếng hát của một anh lính Đức nào đó vẫn tiếp tục cất lên dù chỉ không đầy một trăm mét đối diện, dưới các lũy hào, quân Anh vẫn bất động không phản ứng. Nhân tính con người đang bị đánh thức quá đột ngột, không kịp phản ứng vì dường như người ta đang bị tê liệt cảm giác sau những giờ phút quá sức kinh hoàng.
Tiếng ca lẻ loi chưa đánh động được quân Anh nhưng đã dần dần nhóm lên ngọn lửa nhân bản trong lòng người lính Đức. Bên này chiến hào, quân Đức bắt đầu sôi nỗi lên với một vài giọng ca tiếp sức rồi đến hàng trăm, cuối cùng thì đến hàng ngàn con người cùng ngân cao:
“Stille Nacht, Heilige Nacht…
Đêm yên bình, đêm Thánh vô cùng… “
Khi tiếng hát cuối cùng chấm dứt, thời gian như dừng lại, cả không gian yên tĩnh như ngừng đọng, tĩnh mịch không một tiếng động. Yên ắng đến nỗi tuồng như người ta có thể nghe tiếng thổn thức từ những con tim đang khao khát được một giây phút thảnh thơi không tiếng súng, khỏi phải thấy máu đổ và không phải nghĩ về cái chết. Và rồi, tuồng như một Phép lạ đã hiện ra, chỉ sau một đôi phút yên lặng bổng có tiếng vỗ tay cùng những tiếng la hú vang vọng không gian yên tĩnh, phá đi cái tĩnh mịch của thần Chết đang chiếm ngự, không phải từ một mà đến cả hàng ngàn người từ chiến tuyến quân Anh:
“Good, old Fritz” (hết sẫy đấy anh bạn già Fritz – „Old Fritz, Der alte Fritz: Một kiểu người Anh gọi người Đức)
“Encore, encore” (thêm nữa đi, thêm nữa đi) hoặc:
“More, more”.
Để đáp lại, quân Anh cũng hòa mình theo niềm vui mà cùng cất cao tiếng hát bài ca “Merry Christmas, Englishmen” quen thuộc. Không những chỉ biểu hiện thiện chí qua tiếng hát, quân Anh còn đi xa hơn để đạt được một cuộc ngưng bắn tự phát không do London, không do Berlin sắp xếp trước, họ la gào lên:
” We not shoot, you not shoot” (chúng tôi không bắn, thì bạn cũng đừng bắn)
Và cũng để tránh hiểu lầm về khao khát hòa bình của mình, quân Anh liền cho đặt những cây nến thắp sáng trên khắp chiến hào. Đây là một điều tối kỵ trong chiến tranh vì chỉ với ánh sáng lấp lóe của một điếu thuốc lá trong đêm tối đã có thể là mục tiêu nhắm bắn của quân địch huống gì là những dải ánh nến chiếu rọi chiến hào.
Qua ánh sáng lờ mờ, bên chiến hào Đức bổng có bóng dáng của một người đàn ông đứng lên. Với giọng ca thật mạnh và thật đúng điệu Anh, anh ta vừa đi vừa hát bài ca của Annie Laurie, bài ca mà ngay cả một đứa bé nhỏ bên Anh cũng còn biết, nay lại được một người của quân thù, của một người Đức hát cao đã làm quân Anh xúc động:
We wish you a merry Christmas,
We wish you a merry Christmas,
We wish you a merry Christmas,
And a Happy New Year!
Good tidings we bring for you and your kin;
Anh ta vừa hát vừa từ từ tiến đến chiến hào của quân Anh rồi cất cao giọng: “Tôi là một Trung Úy của quân Đức, Gentlemen! mạng sống của tôi hiện nằm trong tay của các bạn. Tôi đã ra khỏi chiến hào và đang đi đến các bạn. Xin gửi một Sĩ quan đến gặp tôi trên nữa đoạn đường giữa chúng ta.”
illustrated_london_news_-_christmas_truce_1914Dần dần hình bóng của viên Trung Úy càng hiện rõ trong sương mù, hàng trăm họng súng chỉa thẳng đến anh. Bổng nhiên bên phía quân Anh lại có một người đàn ông trèo lên chiến hào rồi chui qua hàng rào kẻm gai, tiến về phía anh trung úy Đức. Nay thì không còn mệnh lệnh nào có thể ngăn chận anh người Anh này lại được nữa. Anh ta tiến thẳng đến viên Trung Úy người Đức. Họ bắt tay, ôm nhau, miệng vừa nói tay vừa cởi vất súng xuống đất.
Quân Đức làm tiếp thêm một hành động thật ngoạn mục. Đem quà sang tặng cho quân Anh: Một cành thông Giáng Sinh thắp sáng sẵn với những ngọn nến lung linh nghiên ngã theo gió lạnh được đem đến tận chiến hào quân Anh.


Súng vẫn không nổ, điều kỳ diệu đã xảy ra. Cách đây chỉ một vài tiếng đồng hồ có ai có thể nghĩ ra cảnh những „con thú đang say máu“ lại buông vũ khí để ôm chầm lấy nhau?
Suốt đêm, quân lính ca hát những bài Giáng Sinh theo ngôn ngữ của mình. Dù ngôn ngữ hai bên có khác biệt đi chăng nữa nhưng tình người đã đã vượt lên, họ chia nhau những món quà nhận được. Vào dịp Giáng sinh, binh lính Anh nhận được quà như là Shocolade, bánh, thuốc lá từ công chúa Mary của họ. Lính Đức cũng nhận được quà Giáng sinh như là đồ ấm bằng len, thực phẩm, rượu, thuốc lá và hàng chục ngàn cây thông giáng sinh nhỏ. Chia cho nhau để mừng đêm Chúa ra đời. Chia cho nhau như để tự an ủi, để như thầm nói với nhau, chúng ta chỉ là những quân cờ vô tội của một đám người lãnh đạo vô lương.
christmas_day_football_wwi_1914Qua ngày hôm sau, họ dành thì giờ để chôn cất xác chết các binh lính tử trận lâu nay bị tuyết lấp phủ. Ngồi tâm sự chuyện gia đình, cho nhau xem hình ảnh của vợ con hoặc cùng nhau đá banh giải trí. Đây là một trận banh đi vào lịch sử, trở thành một biểu tượng mãi mãi của thể thao, là hình ảnh luôn luôn đối nghịch với chiến tranh. Đúng ra Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (Fédération Internationale de Football Association – FIFA) nên dùng tinh thần của trận banh này để làm tuyên ngôn (Manifest) cho ngành bóng đá vì hòa bình, không biên giới hận thù. Trận banh giữa các chiến hào tại mặt trận miền Tây vào Giáng sinh 1914 gây ấn tượng sâu đậm cho George Orwell (1903-1950), nhà văn người Anh gốc Ấn: „Thể thao là một cuộc chiến không tiếng súng“. Nói cho đúng ra, ngày Giáng sinh năm đó không chỉ có một trận banh mà đã xảy ra nhiều trận „chơi banh“ thì đúng hơn. Binh lính „chơi banh“ không cần trọng tài, không cần khung thành, không cần cỏ xanh, bất cần luật lệ và ngay cả không có trái banh. Thử hỏi có ai không mủi lòng khi nghĩ đến hình ảnh những người lính nhảy nhót, xô đẩy, lôi kéo nhau, ôm nhau lăn đùng trên nền đất, cười đùa như những đứa trẻ con. Những „đứa trẻ con râu tóc nhồm nhoàng“ chơi banh như để xả stress, nói theo lối nói thời thượng ngày nay. Chơi banh theo kiểu triết lý „Quẳng gánh lo đi mà vui sống“, được vui sống một vài giây phút rồi có chết cũng đành lòng. Một trận banh lịch sử của nhân loại, một trận banh của hơn một trăm ngàn binh lính dọc trận tuyến miền Tây. Một trận banh đã diễn ra ngay nơi có hơn một triệu binh lính đã ngã gục, hy sinh vô nghĩa chỉ vì những tham vọng, mưu đồ quyền lực cá nhân, mãi mãi không bao giờ được tham dự.
Quân lính bổng nhiên nhận ra cái vô lý từ đâu đưa đến mà họ phải oan ức gánh chịu, họ phải hy sinh mạng sống cho những tham vọng không liên quan đến họ nên cùng nhau cất tiếng đòi hỏi: “Schluss mit dem Krieg, no more war, à bas la guerre – Chấm dứt chiến tranh”. Chúng tôi chỉ muốn được sống, muốn được trở về cùng gia đình mà thôi.
Nhưng chỉ sau hai ngày vui đùa thoải mái thì lệnh trên từ hai phía được truyền xuống: „Chấm dứt cuộc ngưng chiến. Ai không thi hành sẽ bị xử lý tại chổ“. Sức mạnh của những con quỷ dữ tại London, tại Berlin bao trùm lên họ. Không thể làm gì khác hơn là phải tuân lệnh. Tuy nhiên để vớt vát phần nào, binh lính lại giao hẹn với nhau là chỉ bắn lướt qua đầu mà thôi. Tuy nhiên cái giao hẹn đậm chất người đó chỉ được thi hành nội trong vòng một ngày duy nhất, sau đó thì đâu lại vào đấy. Họ trở lại tiếp tục chém giết nhau. Cuộc chiến tàn bạo, vô lý nhất của loài người đã làm thiệt mạng hơn một triệu người, mãi đến năm 1918 mới chấm dứt.
“Stille Nacht, Heilige Nacht… – Đêm yên bình, đêm Thánh vô cùng…” chỉ với bài ca ngắn, không nhiều, chỉ cần một đêm ngắn ngũi nhưng biết bao sinh mạng đã được cứu thoát. “Stille Nacht, Heilige Nacht… – Đêm yên bình, đêm Thánh vô cùng…” đúng là một đêm kỳ diệu cho những người lính bé nhỏ vô tội.

*********


Nhưng vì sao Thiên Chúa lại chỉ ban cho một đêm kỳ diệu vào Giáng sinh 1914? Thế giới ngày nay vẫn đang mong đợi, không chỉ một đêm mà hàng vạn đêm yên bình kỳ diệu như vậy. Những đứa trẻ ngây thơ vô tội đang ở trong vòng vây tại Aleppo, Syria đang ngóng đợi những đêm yên bình kỳ diệu để khỏi nghe tiếng bom đạn đang trùm lên đầu chúng. Cần lắm những đêm yên bình kỳ diệu để đám người đi tỵ nạn chiến tranh không còn phải bỏ mạng trên vùng biển Đại Tây Dương lạnh lẻo. Cần lắm những đêm yên bình kỳ diệu để người dân vô tội trên toàn thế giới được hưởng một nền hòa bình nhân ái.
Phương Tôn
Giáng sinh 2016

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Chỉ Nhớ Người Thôi

Nhạc: Trần Duy Đức
Thơ: Du Tử Lê

Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
Chim về góc biển. Bóng ra khơi
Lòng tôi lũng thấp, tâm hiu quạnh
Chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi.

Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
Em còn gương lược dấu bên ngôi
Nằm mơ thấy tóc thơm vai hẹn
Và quãng trời xanh đến rợn người

Chỉ nhớ người thôi…
Ôi đủ hết đời…

Đôi khi nghe ấm trên da thịt
Chăn gối thơm hơi người như thể ai đi mới trở về
Người đi để lại hồn thơ dại
Tôi vó câu buồn, buồn sâu sớm mai

Chỉ nhớ người thôi
Sông đủ cạn
Nói gì kiếp khác…
với đời sau….



Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

MƯA TRÊN PHỐ HUẾ

MƯA TRÊN PHỐ HUẾ
Sáng tác: Nhạc Minh Kỳ
Thơ Tôn Nữ Thụy Khương (1968)
Nhạc Vàng
Điệu: Slow Surf
Ca sĩ: Duy Khánh - Hoàng Oanh


THÁNG SÁU MƯA TRÊN PHỐ HUẾ
Ngồi trong quán quen nhâm nhi tách trà chiều, nhìn ra qua ô cửa sổ những con đường vắng vẻ, phố buồn khiến lòng ta chùng xuống những cảm xúc khó tả. Xen lẫn vào bản nhạc buồn man mác là mớ cảm xúc hỗn độn như lưu luyến điều gì chưa kịp đặt tên.
Tháng sáu về mang theo hơi nóng oi bức của mùa hè chiếu rọi vào mảnh đất miền Trung thân thương. Thế nhưng Huế vẫn như thế, bình yên và dịu dàng quá đỗi.
Những ngày tháng sáu, cái nắng bỏng rát chiếu xuống khiến bầu không khí oi nóng trùm khắp nơi. Và Hếu cũng thế, vươn mình chào đón ánh nắng xuyên qua những hàng cây tràn ngập hoa vàng li ti. Huế của tháng sáu vẫn rực rỡ như thế đấy.
Người ta thường bảo Huế mưa nhiều lắm, mưa ngút trời Thừa Thiên vậy. Cơn mưa không báo trước đều đặn ghé thăm cứ dịu dàng, nhẹ nhàng đến khó tả.
Mưa Huế không vồn vã, dồn dập như những thành phố khác. Nó cứ dai dẳng kéo dài làm lòng người bâng khuâng với biết bao cảm xúc.
Phải chăng, cơn mưa bất chợt càng làm Huế tôi trở nên thơ mộng đến thế. Tràn ngập ánh đèn mờ ảo, hòa lẫn vào bầu không khí trong lành. Nếu như Hà Nội là thành phố của sự tấp nập, hối hả thúc giục nhau, ai ai cũng vội vàng thì Huế lại chậm rãi, bước từng bước đi từ từ, nhẫn nại. Dường như ai cũng thanh thản, bình yên như Huế xưa nay vẫn thế.
Bước đi trên cầu Trường Tiền, đứng giữa nhìn xuống dòng sông Hương phẳng lặng nhìn xung quanh mới thấy Huế mình về đêm sao mà bình yên đến lạ, tưởng chừng như ta đang đăm chìm vào bức tranh trầm mặc, phải thật tịnh tâm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của phố Huế.
Huế về đêm cũng nhanh chóng vắng vẻ, càng về khuya thì càng ít người qua lại. Có chăng là những cặp đôi sánh bước đi dạo bên nhau, hay những mảnh đời cô đơn bước đi vô định giữa đêm khuya thanh vắng. Đây là lúc tâm trạng con người ta trở nên nhạy cảm nhất. Bao nhiêu nỗi nhớ thương khi chờ đợi một người trở về hay cảm giác nhớ nhà của những người con tha hương cứ thỏa sức gặm nhấm bên ly cà phê đêm vắng…
Phố Huế sau một ngày bất chợt những cơn mưa với nhiều tính cách khác nhau, để rồi qua một đêm vắng bình yên, Huế lại vươn mình chào đón những cảm xúc mới lạ của ngày mai.
Tràn đầy hy vọng về một ngày mới bắt đầu!


LỜI BÀI HÁT
Chiều nay mưa trên phố Huế, kiếp giang hồ không bến đợi
Mà mưa sao vẫn rơi rơi hoài cho lòng nhớ ai
Ngày chia tay hôm nao còn đây, nước trên sông hương còn đầy
Tình đã xa gió mưa u hoài mắt lệ ngắn dài.
Chiều mưa trên kinh đô Huế, tiếng mưa còn vương kỷ niệm
Ngày quen nhau dưới chân Thiên Mụ em còn nhớ không
Chợ Đông Ba khi mình qua lá me bay bay là đà
Chiều thiết tha có em bên mình mà ngỡ hôm qua.
Hò ơi ơi hò chiều mưa phố buồn
Chiều mưa phố xưa u buồn có ai mong đợi
Một người biền biệt nơi mô, để nhớ với thương một người.
Chiều nay mưa trên phố Huế, biết ai đã quên ai rồi
Hạt mưa sao vẫn rơi rơi hoài cho lòng u hoài.
Ngày xưa mưa rơi thì sao, bây chừ nghe mưa lại buồn
Vì tiếng mưa, tiếng mưa trong lòng làm mình cô đơn.
Mưa Trên Phố Huế - Duy Khánh


Mưa Trên Phố Huế - Hoàng Oanh


(Ducmanh Pham)

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

MAI TÔI ĐI

TRANG THƯ BUỒN
MAI TÔI ĐI
Khoảng cuối tháng 1 /2015 - có một bài thơ "Mai tôi đi " không đề tên tác giả được phổ biến khắp nơi - khiến nhiều người đọc sững sờ, về những lời tác giả sáng tác mang một nỗi buồn muốn khóc
Vì biết trước sự ra đi của mình trong nay mai nên đã sáng tác bài thơ này bằng Tiếng Anh và cũng chính tác giả đã chuyển sang Việt Ngữ.
Nay được biết tác giả là:
Thái Thúc Hoàng Minh (quay phim) - con ruột của cố đạo diễn Thái Thúc Nha (Alfa Film trước 1975 ) Nay đã qua đời ngày 13 tháng 2 năm 2015-Tại Đà lạt .
-Tác giả Thái Thúc Hoàng Minh là Cậu ruột của nữ ca sĩ & tài tử Thanh Lan (hiện ở Cali) - Ngoài ra, Thái Thúc Hoàng Minh đã từng sinh sống ở Nam Cali - Không hiểu tại sao lại bỏ Nam Cali về sống ẩn dật tại Đà lạt , khoảng 9 năm trước khi chết.
Nguyên văn bài thơ bằng tiếng Anh và tiếng Việt phía dưới ..
______________________________ _
TOMORROW I' M GOING !
*********** Thái Thúc Hoàng Minh
Tomorrow I'm going...It's no big a deal,
It happens all the time, like fallen leaves in the park
Like flowers driven by winds onto the side walk,
These are minor matters in the turbulent waters of life...
Death is hovering over my death bed,
Please spare me of comments, visitations, or prayers of peace
While my breathing is going to cease
And I'm lying, waiting to bid farewell.
These last dying moments...I wouldn't care less..
The hot and cold months on this planet.
No matter I'm rich or full of glory,
At the end I still return to dust and ashes ...
My finite existence decisively comes to an end
And enters the yin and yang borderlands
I won't be bewildered at the frontier's gate
Earthly realm is on this side, the other an unimaginable and unknown fate
I only wish my soul always at peace,
Traveling lightly, I quicken my pace
Leaving behind those who push and pull,
While I finish my journey on earth's face...
My eyes are already closed....please don't shed tears of sympathy
Please, no flower wreaths, no offerings, nor condolences,
No videotaping, no picture taking for memories.
That would only bring stresses and strains to the surviving...
A quick look behind and life is just like a dream
I arrived naked and I'm leaving with empty hands
Many ups and downs, happy and sad moments piled high,
Now they're all cleared up...I'm stepping on board, the boat has arrived...
If you miss me...Please silently pray,
And consider a life has been liberated,
Be calm, relaxed, and gay,
I go first, you follow behind, we'll meet again


MAI TÔI ĐI
******** Thái Thúc Hoàng Minh
Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...
Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.
Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...
Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...
Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...
Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...
Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...
Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Sự Tích Lá Diêu Bông - Hoàng Cầm

Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ. Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!

THẦN ĐỒNG ĐA TÌNH

Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ. Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!


Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22.2.1922 tại xã Phúc Tằng, H.Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cha ông vốn là một ông đồ kiêm thầy lang, quê gốc ở Song Hồ, H.Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vì người cha rời quê lên Bắc Giang dạy học và “chú nhóc” ra đời ở đấy nên ông thầy đồ đã ghép cả tên xã, tên huyện đặt thành tên cho con trai (Bùi Tằng Việt). Sau này, cậu bé ấy lại lấy tên một vị thuốc bắc rất đắng trong hộc tủ của bố làm bút danh cho mình: Hoàng Cầm.
5 tuổi, Bùi Tằng Việt đã phải xa gia đình lên tỉnh lỵ Bắc Giang để trọ học ở nhà ông bác, và 8 tuổi đã biết... yêu. Là thế này: một buổi chiều thứ bảy “định mệnh” của năm 1930, cậu bé Việt từ Phủ Lạng Thương về thăm nhà, bất giác gặp một cô gái đến trao đổi gì đó với mẹ mình (bán hàng xén). Trái tim của cậu bé 8 tuổi như không còn đập nổi trước dung nhan của cô gái 16 tuổi. Một “coup de foudre” (sét ái tình) làm cậu choáng váng. Rồi thứ bảy tuần sau, cậu về trao cho cô gái một bài thơ “tỏ tình”, đó là bài thơ lục bát dài hơn trang giấy học trò, có vẽ hoa bướm, ngọn núi, dòng sông... viết bằng mực tím nắn nót và câu đề tặng “Em gửi chị Vinh của em”.
Gần 70 năm sau, ký ức của lão thi sĩ Hoàng Cầm vẫn còn hiển hiện phút giây đầu tiên gặp gỡ chị Vinh, ông viết: “Trước mắt tôi, chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả học hành sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường, xê xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đìu hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng…”





Thế “chị Vinh” có gì đặc biệt mà khiến một con người từ thuở còn là “thần đồng thơ” đến lúc đã trở thành “đại lão thi sĩ” vẫn cứ say như điếu đổ? Hoàng Cầm viết thế này: “…Chị Vinh võ vẽ chữ nho, đọc thông quốc ngữ, quê gốc Tiên Du (Bắc Ninh - PV) nên hát quan họ cũng làm người ta mê ngang với nhan sắc của chị... Chị thường nhờ những đêm trăng sáng, tổ chức đám thanh niên tụ tập ở cái bãi sau nhà ga, hát ví, hát trống quân, hát ống, hát giao duyên, hát vấn đáp... đặc biệt về môn hát quan họ thì chị là bà chúa của dân ca! Giọng ngọt, say như mật ong, đôi mắt đen buồn thăm thẳm với hàng mi cong và dài, đôi môi đã hồng lại còn cắn chỉ quết trầu, răng đen rưng rức hạt na.
Chị Vinh ơi, viết đến đây em vẫn bồi hồi nhớ từng sợi tóc chị dán trên vầng trán, từng con mắt chị lúng liếng tình tứ, từng giọng hát, từng nụ cười. Em còn ngửi thấy hơi tóc ấm của chị thoảng mùi hương nhu mới gội buổi chiều. Cả suối tóc ấy làm thành thế giới say mê của riêng em từ độ ấy đến ngày nay, dẫu tóc em đã trắng hết, em vẫn có thể vẽ đúng chân dung chị tuyệt vời. Ảnh chị in màu trong hồn em, không một nhà khoa học nào có thể làm ra cho em được những tấm ảnh như em đang có, vẫn còn đầy đủ và tươi tắn, nguyên vẹn từ hơn sáu chục năm rồi đấy, chị ơi!...”.
Một buổi chiều của dịp lễ Giáng sinh năm 1934, nắng hanh vàng rộm, gió lạnh se se, thấy chị Vinh “diện” váy kiểu Đình Bảng, áo lụa cánh mỡ gà, bên ngoài áo ghi lê tím, bên trong yếm nhạt cánh sen, lưng thắt dải lụa đào, bước thoăn thoắt ra cánh đồng còn trơ gốc rạ dưới chân dãy núi Neo, cậu bé 12 tuổi lập tức “vọt” theo... Chị đi trên bờ ruộng, cứ vạch từng búi cỏ đầu bờ hoặc ở những bụi cây trên mấy gò nhỏ rồi cắm cúi tìm... Cứ thế, chị đi trước và tìm, cậu bé lẽo đẽo theo sau. Bỗng chị quay lại mắng: “Ơ hay! Sao mày cứ theo tao lẵng nhẵng thế nhỉ?”.

Cậu bé tự ái muốn bật khóc, nhưng cố nuốt nghẹn bước theo chị. Hình như chị có thoáng thấy nên... mỉm cười. Khi chị bước qua bờ ruộng khác thì cậu bé không kìm được, bật hỏi: “Chị Vinh ơi, chị tìm gì thế?”. Bỗng chị quay lại, nhìn thẳng vào mắt cậu bé, giọng bỡn cợt: “Chị tìm, tìm cái lá... ấy đấy. Đứa nào tìm được cái lá... ấy thì ta gọi là chồng!”. Dù chỉ mới 12 tuổi, cậu bé cũng nhận ra chị Vinh đã thay đổi cách xưng hô, từ “tao, mày”, rồi “chị”, đến “ta”. Cái lá mà chị Vinh nói có lẽ là một thứ lá có thật, nhưng rất khó kiếm. Cuối năm đó, khi chị Vinh đi lấy chồng thì cậu bé quên mất tên chiếc lá mà chị Vinh “đùa trên sự đau khổ” của mình...

.         
Lá Diêu Bông - Trần Tiến

Đúng 25 năm sau, một đêm mùa rét cuối năm 1959, trong một thoáng xuất thần - như có một giọng nữ đọc cho Hoàng Cầm chép một mạch bài thơ Lá diêu bông. Và, 60 năm sau - thi sĩ Hoàng Cầm ghi lại những câu văn thật cảm động: “Ngay lúc ấy, tuy mới 12 tuổi, tôi cũng đã nghĩ ngay ra rằng chiếc lá ấy rất hiếm, rất khó tìm. Chẳng thế mà chị đi hết bờ này bãi nọ, gần cả một buổi chiều mà có thấy được đâu! Cái lá oái oăm thế, chị mới trêu đùa thằng bé mà chị biết là nó đang say mê mình, nó “phải lòng” mình từ 5 năm nay rồi còn gì! “Đứa nào tìm được... ta gọi là chồng!”. Chị Vinh ơi, bây giờ chị ở cõi nào, nếu còn sống, chị đã gần tám mươi đấy chứ, sao hôm nay em đã ngoài bảy mươi, lúc em viết những trang nhớ lại này, em hoàn toàn vẫn là đứa em 12 tuổi đang theo chị và chị vẫn đang tuổi hai mươi ngoài cánh đồng làng Như Thiết ấy, chị vẫn trẻ đẹp diệu kỳ, chị ơi!...”.


Theo Hà Đình Nguyên 

Sự Tích Lá Diêu Bông - Hoàng Cầm

Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ. Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!

THẦN ĐỒNG ĐA TÌNH

Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ. Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!


Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22.2.1922 tại xã Phúc Tằng, H.Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cha ông vốn là một ông đồ kiêm thầy lang, quê gốc ở Song Hồ, H.Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vì người cha rời quê lên Bắc Giang dạy học và “chú nhóc” ra đời ở đấy nên ông thầy đồ đã ghép cả tên xã, tên huyện đặt thành tên cho con trai (Bùi Tằng Việt). Sau này, cậu bé ấy lại lấy tên một vị thuốc bắc rất đắng trong hộc tủ của bố làm bút danh cho mình: Hoàng Cầm.
5 tuổi, Bùi Tằng Việt đã phải xa gia đình lên tỉnh lỵ Bắc Giang để trọ học ở nhà ông bác, và 8 tuổi đã biết... yêu. Là thế này: một buổi chiều thứ bảy “định mệnh” của năm 1930, cậu bé Việt từ Phủ Lạng Thương về thăm nhà, bất giác gặp một cô gái đến trao đổi gì đó với mẹ mình (bán hàng xén). Trái tim của cậu bé 8 tuổi như không còn đập nổi trước dung nhan của cô gái 16 tuổi. Một “coup de foudre” (sét ái tình) làm cậu choáng váng. Rồi thứ bảy tuần sau, cậu về trao cho cô gái một bài thơ “tỏ tình”, đó là bài thơ lục bát dài hơn trang giấy học trò, có vẽ hoa bướm, ngọn núi, dòng sông... viết bằng mực tím nắn nót và câu đề tặng “Em gửi chị Vinh của em”.
Gần 70 năm sau, ký ức của lão thi sĩ Hoàng Cầm vẫn còn hiển hiện phút giây đầu tiên gặp gỡ chị Vinh, ông viết: “Trước mắt tôi, chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả học hành sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường, xê xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đìu hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng…”





Thế “chị Vinh” có gì đặc biệt mà khiến một con người từ thuở còn là “thần đồng thơ” đến lúc đã trở thành “đại lão thi sĩ” vẫn cứ say như điếu đổ? Hoàng Cầm viết thế này: “…Chị Vinh võ vẽ chữ nho, đọc thông quốc ngữ, quê gốc Tiên Du (Bắc Ninh - PV) nên hát quan họ cũng làm người ta mê ngang với nhan sắc của chị... Chị thường nhờ những đêm trăng sáng, tổ chức đám thanh niên tụ tập ở cái bãi sau nhà ga, hát ví, hát trống quân, hát ống, hát giao duyên, hát vấn đáp... đặc biệt về môn hát quan họ thì chị là bà chúa của dân ca! Giọng ngọt, say như mật ong, đôi mắt đen buồn thăm thẳm với hàng mi cong và dài, đôi môi đã hồng lại còn cắn chỉ quết trầu, răng đen rưng rức hạt na.
Chị Vinh ơi, viết đến đây em vẫn bồi hồi nhớ từng sợi tóc chị dán trên vầng trán, từng con mắt chị lúng liếng tình tứ, từng giọng hát, từng nụ cười. Em còn ngửi thấy hơi tóc ấm của chị thoảng mùi hương nhu mới gội buổi chiều. Cả suối tóc ấy làm thành thế giới say mê của riêng em từ độ ấy đến ngày nay, dẫu tóc em đã trắng hết, em vẫn có thể vẽ đúng chân dung chị tuyệt vời. Ảnh chị in màu trong hồn em, không một nhà khoa học nào có thể làm ra cho em được những tấm ảnh như em đang có, vẫn còn đầy đủ và tươi tắn, nguyên vẹn từ hơn sáu chục năm rồi đấy, chị ơi!...”.
Một buổi chiều của dịp lễ Giáng sinh năm 1934, nắng hanh vàng rộm, gió lạnh se se, thấy chị Vinh “diện” váy kiểu Đình Bảng, áo lụa cánh mỡ gà, bên ngoài áo ghi lê tím, bên trong yếm nhạt cánh sen, lưng thắt dải lụa đào, bước thoăn thoắt ra cánh đồng còn trơ gốc rạ dưới chân dãy núi Neo, cậu bé 12 tuổi lập tức “vọt” theo... Chị đi trên bờ ruộng, cứ vạch từng búi cỏ đầu bờ hoặc ở những bụi cây trên mấy gò nhỏ rồi cắm cúi tìm... Cứ thế, chị đi trước và tìm, cậu bé lẽo đẽo theo sau. Bỗng chị quay lại mắng: “Ơ hay! Sao mày cứ theo tao lẵng nhẵng thế nhỉ?”.

Cậu bé tự ái muốn bật khóc, nhưng cố nuốt nghẹn bước theo chị. Hình như chị có thoáng thấy nên... mỉm cười. Khi chị bước qua bờ ruộng khác thì cậu bé không kìm được, bật hỏi: “Chị Vinh ơi, chị tìm gì thế?”. Bỗng chị quay lại, nhìn thẳng vào mắt cậu bé, giọng bỡn cợt: “Chị tìm, tìm cái lá... ấy đấy. Đứa nào tìm được cái lá... ấy thì ta gọi là chồng!”. Dù chỉ mới 12 tuổi, cậu bé cũng nhận ra chị Vinh đã thay đổi cách xưng hô, từ “tao, mày”, rồi “chị”, đến “ta”. Cái lá mà chị Vinh nói có lẽ là một thứ lá có thật, nhưng rất khó kiếm. Cuối năm đó, khi chị Vinh đi lấy chồng thì cậu bé quên mất tên chiếc lá mà chị Vinh “đùa trên sự đau khổ” của mình...

.         
Lá Diêu Bông - Trần Tiến

Đúng 25 năm sau, một đêm mùa rét cuối năm 1959, trong một thoáng xuất thần - như có một giọng nữ đọc cho Hoàng Cầm chép một mạch bài thơ Lá diêu bông. Và, 60 năm sau - thi sĩ Hoàng Cầm ghi lại những câu văn thật cảm động: “Ngay lúc ấy, tuy mới 12 tuổi, tôi cũng đã nghĩ ngay ra rằng chiếc lá ấy rất hiếm, rất khó tìm. Chẳng thế mà chị đi hết bờ này bãi nọ, gần cả một buổi chiều mà có thấy được đâu! Cái lá oái oăm thế, chị mới trêu đùa thằng bé mà chị biết là nó đang say mê mình, nó “phải lòng” mình từ 5 năm nay rồi còn gì! “Đứa nào tìm được... ta gọi là chồng!”. Chị Vinh ơi, bây giờ chị ở cõi nào, nếu còn sống, chị đã gần tám mươi đấy chứ, sao hôm nay em đã ngoài bảy mươi, lúc em viết những trang nhớ lại này, em hoàn toàn vẫn là đứa em 12 tuổi đang theo chị và chị vẫn đang tuổi hai mươi ngoài cánh đồng làng Như Thiết ấy, chị vẫn trẻ đẹp diệu kỳ, chị ơi!...”.


Theo Hà Đình Nguyên 

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Nghe Chuyện Tình Quanh Năm - Lê Hữu

con đường thảnh thơi nằm
nghe chuyện tình quanh năm
Phạm Duy

Phạm Duy"Ông yêu thích chủ đề nào hơn hết trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của ông, bao gồm những dân ca, tình ca, tâm ca, đạo ca, rong ca, kháng chiến ca, quê hương ca... vân vân?" người dẫn chương trình văn nghệ "Phạm Duy, Người Tình" đặt câu hỏi. "Tình ca". Câu trả lời thẳng thắn, dứt khoát, không chút lưỡng lự. Nói thẳng, nói rõ, không ngại ngùng, không quanh co, đó là tính cách, là con người Phạm Duy.

Câu hỏi ấy tôi nghĩ, nếu không phải đặt ra cho Phạm Duy mà cho đối tượng đông đảo người yêu nhạc của ông, chắc cũng sẽ nhận được ở không ít người, câu trả lời tương tự.

Tình ca và tình ca đôi lứa

"Tình khúc", "tình ca"..., những cách gọi này lâu nay đã trở thành phổ biến, và dễ được hiểu theo nghĩa những bài nhạc tình, cũng tựa như thơ tình, truyện tình vậy. Điều này có đúng, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng, nhất là đối với trường hợp Phạm Duy.

Người dẫn chương trình đêm ấy không hỏi thêm, nên Phạm Duy cũng không giải thích thêm về câu trả lời ngắn, gọn của ông; tuy nhiên, trong một lần tiếp xúc, khi đề cập đến những "đêm nhạc tình Phạm Duy" do những người yêu ông, yêu nhạc của ông thực hiện ở nơi này nơi nọ dạo gần đây, tôi được ông cho biết: "Nhạc tình yêu của tôi xưa nay không chỉ thu hẹp trong phạm vi và chủ đề tình yêu nam nữ, tình yêu trong âm nhạc còn được hiểu là: yêu tiếng nói, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đến cả những vật thể nhỏ bé, vô tri vô giác như hòn đá, mảng rêu..." Qua cách nói ấy, ta hiểu rằng chủ đề tình yêu trong âm nhạc Phạm Duy rộng khắp, đa dạng. "Tình yêu", hai chữ ấy nghe vậy mà rộng lớn quá, mênh mông quá: tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người, lứa đôi..., biết nói sao cho vừa!... Có thể nêu một ví dụ: "Tình Ca", một trong những ca khúc quen thuộc của ông được nhiều người yêu thích, lại không phải là một... "tình khúc". Bài nhạc tên là vậy, thế nhưng không phải chỉ "yêu cô gái bên nhà, miệng xinh ăn nói mặn mà... (mà) có duyên", ta thấy ông còn "yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...", "yêu câu hát Truyện Kiều...", "yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh...", "yêu những sông trường...", "yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu...", nghĩa là, đúng như ông nói, bất kể thứ gì yêu được là ông "yêu" thôi. Thử hỏi, làm sao không khỏi nghe lòng dấy lên nỗi kiêu hãnh, niềm tự hào dân tộc khi nghe đến những câu hát:

Tôi yêu biết bao người,
Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa?
Những anh hùng của thời xa xưa
Những anh hùng của một ngày mai ...

Đọc tiếp tại: 
http://amnhac.fm/index.php/bai/196-pham-duy/4163-nghe-chuyen-tinh-quanh-nam


Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Lượm Lặt Về Audio

So sánh loa màng và loa nén
Khoảng năm 2007, tôi rất mê loa Tannoy, định bụng sẽ ôm cặp loa Tannoy Stirling về
Giọng trung, nhất là trung trầm của dòng loa cổ này thật tuyệt vời, ấm áp làm điên đảo tôi. Ngày đó, tôi có biết (chưa quen!) một vài shop và vẫn tìm cớ để đến để tìm hiểu chất âm. Dĩ nhiên những "đĩa thuốc" được chủ shop đưa ra thiên về jazz, Blue chậm rãi phù hợp với loa Tannoy, cộng với những đầu cdp có tố chất gai góc như Teac -25SX, Esoteric ... làm nổi bật lên giọng trung trầm của tiếng kèn, giọng ca nam ...
Một hôm đi cùng người bạn tên Thành, mua cặp loa Tannoy 2,5 tấc. Hình thức cặp loa không đẹp lắm, có vết trầy vài chỗ vì nhuốm mầu thời gian; tuy vậy củ loa khá đẹp, khung gân sơn nhũ vàng rất mới, màng loa không tì vết. chả là sau khi bạn mua, hí hửng tôi chở một em, hắn chở một em về ... tôi tra trên mạng chẳng thấy Tannoy có model quái quỷ này! Tôi vọt lên một shop nhờ tra Bluebook để tìm cũng hổng thấy. Tiêu rồi ... đồ anh Ba . Tội cũng nhẹ khi biết thằng bạn cũng đã mân mê em nó rất nhiều lần :) . Hắn là thợ cơ khí, không rành net ! Thế mà nó cũng chơi được hơn 4 năm rồi bán lại cho một tên bạn hắn ... huề vốn.
Anh của Thành là một nhà thầu xây dưng, hôm đó hắn alo tôi đi cùng lên xem cho nó cặp loa B&W 804S. Ôi chao mẹ ơi loa đẹp quá! mới tinh dù đã có người sử dụng một tháng rồi kẹt ... bán lại cho cửa hàng. Giá mới lúc đó là 3300$, họ bớt 300 còn 3k$. Họ ghép loa với Accuphare 550 và đầu cdp cũng Acc ... Thú thật lúc đó mình còn gà mờ, biết gì đâu, leng keng đùng đùng là cười rồi! Anh của ông bạn móc túi ra trả tiền, ôm cả bộ về luôn đâu hơ 10k$ gì đó :)
Sau biết Acc 550 chỉ gãi ngứa cho B&W 804S chứ làm ăn được gì!





AN HE Painter

An He was born in 1957 in Guangzhou, China.  He was born into an artistic family. He was drawn to the arts at a young age, and was under the tutledge of his father, a highly respected artist and Professor of Art in Guangzhou.  He later studied at the Fine Art College of Guangzhou, one of the top academies in China.  Interestingly, his father’s top student, Guan ZeJu, later became An He’s teacher at the academy.

While attending the academy, An was invited to join the All China Artist Association, a top national organization only for professional artists.  At the age of 24, he was the youngest member ever to be chosen.  This was his first honor.  Since then, his paintings have been widely exhibited in many cities throughout China.  He also was commissioned to do hundreds of book covers and illustrations for publications.  An He has won several National Art Excellence awards in China.  Three of his works have been purchased by the Chinese government for the permanent collections on display in the Nationall Museum of Fine Arts in Beijing.

An He arrived in the United States in 1985, settling in New York before making San Francisco his permanent home in 1988.  Specializing in figurative painting, he has become one of the most sought after artists in the country for his romantic paintings of women. An He’s tremendous admiration and respect for women comes through in all his work. There is a grace; a peek into the inner beauty of his subject.  His women are usually caught in a moment of contemplation, sometimes in an opulent interior, sometimes in a garden.  Ballet themes and musical instruments find their way into his compositions as well.  His subjects are always breathtaking and timeless.

His style has been compared to the work of John Singer Sargent, bringing him tremendous attention from other artists, as well as collectors.  He has also specialized in portraiture, and has been commissioned by collectors throughout the United Sates, Europe and Asia.




Nguồn: http://artapentruoamenisimpli.com/index-2/an-he/

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

ÂM THANH HI_FI

Thôi ta chơi Stereo !

Khái niệm Hi-end thật vô chừng ...
Nó mang ý nghĩa đụng trần giá những sản phẩm thuộc về dàn máy âm thanh. Những cặp loa giá ngất trời, những đầu đĩa cdp đẹp long lanh, giá kinh khủng vài chục nghìn đô; đến những sợi dây tín hiệu, dây loa có cọng lên đến hai chục ngàn đô ! Sợi dây điện cắm từ máy đến ổ cắm nguồn điện (gọi là dây nguồn) cũng có cọng lên đến 17k$ ! Không tưởng tượng được :)
Vậy âm thanh có hay không? Phải hay rồi ... vì toàn đồ đỉnh ghép lại!
Nhưng thật xa vời đối với đại đa số chúng ta.
(http://coolmaterial.com/roundup/crazy-expensive-stuff-from-the-new-york-high-end-audio-show/)



.                               o0o

Ta thử phân tích một dàn máy nhé :)

Trong dàn âm thanh, mọi thiết bị đều quan trong, gắn kết với nhau cho ra âm thanh theo ý muốn của người thu âm, người sản xuất ra đĩa cd, đĩa lp ...
Loa là thiết bị, là linh hồn của dàn máy vì nó trực tiếp tạo ra âm thanh đến tai ta.

.                                                 o0o0o0o

LOA LOA ...

Loa để nghe nhạc (nói về loa hãng sản xuất).
Bao gồm: Trong thùng loa có củ loa và bộ phân tần thụ động ,thùng + bông lót để giảm bớt tiếng um

- Loa toàn giải (fullrange) chỉ có một đường tiếng là một củ loa phụ trách từ treble xuống đến bass. Loại loa này màng loa thường bằng giấy mỏng, nhẹ. Loa có độ nhậy cao trên 90Db/W/m. Điển hình là loa Fosstex, Lowther, Coral ... Dân DIY (Do It Yourself) thích nghịch loại này ! Trong đó có em :)

- Loa 2 đường tiếng: gồm có 2 củ loa trong thùng hoặc một củ loa nhưng kết hợp loa âm trầm và loa âm cao trong một củ loa. Nổi tiếng trong dòng này là một số loa cổ như Altec 604, Dòng loa cổ này có đặc điểm là trung trầm rất dầy, ấm, tiếng kèn saxo khều khào (có người đùa đứng xa không nước miếng vzăng vào người!)

- Loa 3 đường tiếng là loa gồm có 3 củ loa thể hiện 3 giải treble, mid, bass trong một thùng loa. Cũng có những thùng loa 3 đường tiếng nhưng có thể có 5, 6 hay nhiều củ loa, trong đó đi cặp 2 hay 3 ... củ cho một đường tiếng,

- Loa 4 đường tiếng: Trong loa 3 đường tiếng có môt khoảng dải tần ở trung trầm (midlow) do loa bass có tiếng dầy, đục quá (sẽ bị nhòe, đục ở khoản tần số này) đưa lên (ước chừng từ 120Hz- 800Hz trong đó đa phần loa 3 đường tiếng cắt loa bass ở tần số 800Hz này), sẽ ảnh hưởng đến tiếng contrabas quá dầy, nốt quá lớn sẽ sinh ra dính chùm, không tách từng nốt nhạc của đàn hay trống)

*** Khoảng năm 2007 Tạp chí nghe nhìn có dăng hình ảnh của một tay Audiophile VN nickname giahy chơi toàn đồ khủng với cặp loa 6 đường tiếng . Riêng bass là 8 tấc, và anh ấy đã đúc bê tông cái kèn vào tường nhà để gắn cặp bass này vào. Sau đó hình như là không đạt theo lỗ tai, và giải tán đi rồi  ***

Loa toàn giải vì màng mỏng, nên rất nhanh, dễ đánh, chỉ cần amply công suất nhỏ, hợp thể loại nhạc nhẹ nhàng êm ái
Loa 2 đường tiếng nổi tiếng với dòng loa của hãng Tannoy (Sau hãng gắn thêm treble vào thành 3 đường thì dòng 2 đường được đánh giá là không hay bằng 2 đường trong một củ loa).
 .                                                                        Loa Tannoy (hai đường tiếng)



.                                                                 Củ loa Lowther (loa toàn giải)


* Cấu tạo củ loa:
nam châm từ, nam châm điện
màng loa: màng giấy, màng sợi hóa học (đời mới), màng gốm (ceramic) ... Còn có thêm màng loa bằng hợp kim (trong loa nén Compressor) ...

Trong loa dùng Nam châm vĩnh cửu, có 3 loại nguyên liệu: Ferrit, Alnico và  Neodymium
 - Ferrite : Loại thường không được hay lắm, tiếng cứng mạnh mẽ
 - Alnico : cao cấp hơn ferrite, âm thanh mềm mại.
 - Neodymium Là loại cao cấp, hay nhất nhưng khó làm, giá thành mắc, hãng chỉ sản xuất giới hạn (limited)

 Loa nén (speaker compression) Dùng nam châm ferrite, hoặc alnico ... nhưng màng được chế tạo bằng hợp kim nhôm. Màng rất mỏng.



.                                           Mặt cắt củ loa màng



.                                              Mặt cắt củ loa màng




.                                                   Hình màng loa nén bằng kim loại (lồi)



  .                                                  Màng loa bằng gốm ceramic


 * Thùng Loa: Có nhiều loại mẫu thùng loa. Loa đời mới biến thể nhiều kiểu dáng rất đẹp, sang trọng.

Không có thùng, âm thanh phát ra từ loa rất nhỏ ! Cũng như ta bỏ cái thùng đi, tiếng đàn guitar sẽ kêu ... tạch tạch :)
Sóng âm thanh khi va đập vào vật cản sẽ khuếch đại lên nhiều lần (bao nhiêu quên rồi!), Người ta làm thùng để sóng âm cộng hưởng tạo ra âm thanh lớn hơn . Trong loa nén, thùng của loa chính là cái kèn. Âm thanh chạy ra khỏi loa va đập vào thành kèn được khuyếch đại lên. Kèn càng to, dài, âm thanh càng lớn. Kèn bằng kim loại tiếng rát chất kim loai. Kèn bằng gỗ tiếng dịu.
Gỗ làm thùng loa đa số làm bằng ván ép, OKAL, hay MDF. Một vài hãng loa làm bằng gỗ thịt, nhưng quy trình xử lý gỗ rất phức tạp, phải ngâm rượu, hóa chất nhiều năm để tránh nứt nẻ :)

Có 2 loại thùng:
+ Thùng kín: trong thùng không có gì hết ngoài 6 vách ngăn kín mít.
+ Thùng hở: Không hoặc có đường dẫn hơi phía sau màng loa, và có ống thông hơi ra ngoài. Tùy theo mỗi cặp loa, mỗi hãng, ống thông hơi có thể là hình chữ nhật, hình tròn ... khe hở .
Dạng loa monitor cổ thường không có đường dẫn hơi trong thùng.


 ******** CHỌN LOA THEO SỞ THÍCH ÂM NHẠC

Tùy theo túi đầy vơi :)
Nhưng phải theo thị hiếu âm nhạc của mỗi người mà mua loa.
http://www.whathifi.com/awards/2015/stereo-speakers

1 - Theo thổ địa :)
Phòng nghe nhạc dài? rộng? cao? mà tìm loa hợp túi tiền
(Công thức tính quên mất rồi, nhưng phòng nghe chuẩn có kích thước:
.                       DÀI 8m - RỘNG 5m - CAO 2,8m
Nếu là phòng nhỏ thì chỉ nên mua loa nhỏ (loa bookshielf) có bass đường kính 20cm đổ lai.
Nếu phòng lớn, rộng như kích thước trên, gần bằng hoặc lớn hơn chút chút thì có thể chơi loa cột lớn (floor standing-speakers) hoặc monitor speakers.

Tại sao?
Vì: Phòng nghe nhạc chiếm tỷ lệ khá lớn trong chất lượng ân thanh. Có người đánh giá nó chiếm đến 50% chất lượng âm thanh khi nghe trong phòng. Một dàn máy nghe thật hay tại cửa hàng (có tiêu tán âm) thật hay, vác trọn bộ đó về nhà, cũng đĩa nhạc ấy đầu phát ấy loa ấy, nhưng nghe dở tệ (đã có người bị) . Bởi chính tại cái phòng.
Âm thanh từ loa phát ra là sóng âm, cộng hưởng với thùng, chạy đến tai ta, và cả những bức tường, những vật dụng chung quanh trong phòng. Đó là sự cộng hưởng của phòng đối với âm thanh . dải trầm chịu ảnh hưởng nhiều hơn dải cao, tạo ra tiếng ù rền, Đem cặp loa đó ra ngoài sân, cũng bài hát đó, tiếng bass ẽ thiếu (dải trầm yếu đi)
Do vậy, phòng nghe nhạc phải bố trí các tấm bông hút âm ở tường, các góc phòng ...
Tham khảo ở đây: http://arqen.com/bass-traps-101/placement-guide/

2 - Theo gu nghe nhạc:
- Nếu bạn thích nghe nhạc kèn sáo, nhạc vàng chọn lọc này nọ, nhẹ nhàng Jazz, blue ... đừng ngần ngại kiếm những loa cổ như  Altec cổ có đường kính bass 4 tấc, 2 đường tiếng. Tiếng kèn khò khè tuyệt vời luôn,
http://www.ebay.com/itm/Altec-Lansing-Model-17-Speakers-604-8G-Studio-Monitors-/252358318485
(Tụi Mẽo ngày xưa nó ngu lắm, nó làm cái gì cũng tốt, xài hoài không hư, cộng thêm nó sản xuất ra mà quá hớp, tồn kho cho đến bây giờ nhiều cặp loa còn mới tinh như vừa xuất xưởng ấy. Mình mua được mấy củ loa còn trong bao nhự jin, một cái mâm đĩa than AR-AX đầy đủ thùng, catalog, giấy bảo hành và điều chắc chắn là chưa xài!)
- Nếu bạn thích mạnh, rát thì kiếm JBL cổ. Chất âm của hãng JBL trái ngược với Altec. Thời kỳ nhạc rock phồn thịnh, các dòng loa của JBL phải cứng, chắc, mạnh để hợp thị hiếu. Âm thanh có khuynh hướng lồi ra ngoài, đập thẳng vào mặt vào ngực người nghe.



- Nếu bạn thích âm thanh trong sáng bạn kiếm loa đời mới mà đem về nhà.
http://anhduyaudio.com/san-pham/28/117/loa-sonus-faber.h


************** BASS LỚN VÀ BASS NHỎ

Đã có tranh cãi về vấn đề này rất nhiều, chưa phân thắng bại. Phe chơi bass nhỏ cho rằng ghép 2 bass nhỏ lại diện tích bề mặt màng loa rộng hơn diện tích bass lớn thì sẽ hay hơn. Bass nhỏ nhẹ nên chuyển động nhanh. Bass lớn vì màng loa bass lớn rộng, phải làm dầy, nên màng loa nặng, chuyển đông (tạo âm thanh) chậm ...

Nhưng theo tôi, thích bass 4 tấc hơn. Lý do:
+ Nhìn hoành tráng
+ Âm nền tốt hơn bass nhỏ . Ví dụ: trong đĩa Kitaro, Tiếng trống đại trong chùa trên núi sẽ ngân vang, cái nền (độ rung nhẹ của trống) rất chặt chẽ. Còn bass nhỏ dưới 2,5 tấc không tạo được cái nền này ! ...



Bạn nào muốn tìm hiểu thêm, Ib nhé !














Dễ hiểu nhất : Âm thanh mono là âm thanh được phát ra từ một nguồn âm thanh từ một địa điểm cố định !
Ví dụ :
âm thanh từ MỘT người đang đứng một chỗ nói với bạn,
MỘT chú chim đang hót (đang đậu tại một chỗ)
Phức tạp hơn một chút : cho dù có nhiều nguồn phát, nhưng các nguồn phát cũng hoàn toàn giống hệt như nhau, thì cũng gọi là MÔN tuốt !
Nên một hệ thống âm thanh, bạn có 2 kênh, nối 2 loa trái phải, bạn nói vào micro, 2 loa phát ra như nhau, cũng là MONO cho dù bạn đang dùng hệ thống STEREO !
Âm thanh STEREO là âm thanh từ nhiều nguồn âm được phân bổ TỪ PHẢI SANG TRÁI hoặc NGƯỢC LẠI.
Ví dụ : một người nói bên phải của bạn, một chú chó sủa bên trái của bạn, một chú chim hót giữa người và chó ...
Hoặc một nguồn âm nhưng chạy từ trái sang phải hoặc ngược lại
Ví dụ : một chiếc xe hơi chạy từ trái sang phải, chú chim vừa bay vừa hót từ phải sang trái ...
Vì vậy, nếu bạn có 2 cột loa, được để trái phải, kéo bằng hệ thống âm thanh STEREO có 2 kênh trái và phải, âm thanh được phân bổ sang loa trái hoặc loa phải, tùy theo bạn thì âm thanh đó được gọi là STEREO.
và nếu như bạn chịu khó sử dụng nút PAN một chút, thì âm thanh sẽ được phân bổ đều, nghe khá là hay và ấn tượng đấy !


o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0o0

Trích một đoạn trong trang diễn đàn VNAV:

anhhdung wrote:
giahy wrote:Các cụ đã, đang và sắp chơi đĩa than (nhất là Hete) nên lưu ý nhé.
Theo Dân trí - Một công ty sản xuất đĩa hát ở Anh hiện đang kinh doanh rất phát đạt một loại hình đĩa than đặc biệt. Thành phần làm nên những chiếc đĩa than này có cả tro của người đã khuất. Đây được coi là một hình thức mai táng mới “đầy chất nghệ thuật”.
Đó chính xác là những gì mà công ty sản xuất đĩa hát And Vinyly ở Anh đang tiến hành. Công ty And Vinyly sẽ đưa phần tro của người đã khuất trộn vào cùng với nhựa vinyl thô để tạo nên một hỗn hợp đặc biệt làm ra những chiếc đĩa than.
Thường tất cả phần tro sẽ đủ làm một bộ 30 chiếc đĩa với tổng giá thành vào khoảng 2.000 bảng Anh (tương đương gần 65 triệu VND). Với giá thành như vậy, tổng chi phí bỏ ra cho việc mai táng ít hơn hẳn so với việc chôn cất theo cách thông thường.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, có lẽ người dân Anh bắt đầu có suy nghĩ “thoáng hơn”, vì vậy, doanh thu của And Vinyly trong những năm gần đây bỗng tăng đột biến.
Công ty And Vinyly được thành lập tại Anh bởi nhà sản xuất âm nhạc Jason Leach từ năm 2009, cho tới thời gian gần đây, công ty này bất ngờ có doanh số tăng vọt.
And Vinyly bắt đầu được biết tới nhiều hơn khi một DJ nổi tiếng ở Anh qua đời, gia đình của DJ này muốn anh tiếp tục cống hiến cho câu lạc bộ tâm huyết thêm một thời gian nữa. Vì vậy, họ đã tới đặt hàng với And Vinyly.
Ý tưởng về công ty And Vinyly của nhà sản xuất âm nhạc Jason Leach bắt nguồn từ một câu chuyện mà Leach từng được nghe kể: Có một người đàn ông từng yêu cầu gia đình của mình hãy đem phần tro của ông trộn vào nguyên liệu làm pháo bông và đốt cháy tất cả những bông pháo đó lên.
Trên trang chủ của And Vinyly còn có một dòng thông báo đặc biệt: “Làm ơn hãy chú ý, dù dịch vụ của chúng tôi nghe có vẻ hài hước nhưng tất cả quá trình đều được thực hiện với sự kính trọng và cẩn thận lớn nhất”.

----
Nam mô a di đà phật ! Vậy nếu chơi Lp của hãng này mỗi lần đặt đĩa lên thắp 3 nén nhang chắc sẽ nghe được chất âm ma mị lắm hic hic - thông tin của bác C rất lý thú nhưng nghĩ cũng thấy ghê ghê nếu có những Lp của hãng này trong nhà :mrgreen:

Sẽ đc các linh hồn dìu dắt cùng phiêu chứ sao. Cảm giác như vượt lên 9 tầng mây