Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Mác Việt Kiều !




Cứ mặc định Việt kiều là phải sang chảnh, phải mừng tuổi nhiều hơn, quà cáp nhiều hơn, là cái máy ATM ai thích vay là được à? Chán lắm, về làm nông dân cho nó sướng, đỡ ai trách móc, đỡ ai tưởng bở.
Về Việt Nam vào dịp giáp Tết để thăm gia đình và bị bạn bè trách móc vì không tặng quà, cô nàng Việt kiều Dương Quỳnh Tâm bức xúc lên mạng đáp lời. Những lời lẽ thẳng thắn, có phần "đanh đá" của cô nàng đang định cư tại Singapore đã bóc mẽ thói quen vòi vĩnh quà cáp từ những người thân là Việt kiều của nhiều người, cũng như nói về nỗi khổ âm thầm của những người Việt đang sống ở xứ người.

Quỳnh Tâm viết: "Vừa bị nhắn tin trách móc: "Việt kiều mà chả cho tao được lọ nước hoa nào". Đến khổ! Ghét nhất cái mác Việt kiều, ghét nhất bị ai gọi là Việt kiều, nghe nó dởm đời lắm. Việt kiều thì cũng phải hộc mặt đi làm, Việt kiều thì cũng phải lo cuộc sống, đấy là mình còn chưa phải đi rửa bát, móc cống như nhiều Việt kiều Mỹ đấy. 

Các bạn tưởng cái mác Việt kiều là oai à? Cứ lấy chồng nước ngoài là tiền tiêu như nước à? Cứ như in ra tiền í! Không có cái mùa xuân ấy đâu.
Việt kiều
Status có phần "đanh đá" nhưng thấm thía của Quỳnh Tâm đã thu hút đồng cảm của nhiều người.
Cô cho rằng: "Ai cũng phải làm việc và trăm thứ gánh nặng phải lo và một tay vun vén hết đấy ạ, đâu phải cứ dưỡn dẹo váy bướm sang chảnh đi chơi suốt ngày như các bạn nghĩ đâu. Cứ mặc định Việt kiều là phải sang chảnh, phải mừng tuổi nhiều hơn, quà cáp nhiều hơn, là cái máy ATM ai thích vay là được à? Chán lắm, về làm nông dân cho nó sướng, đỡ ai trách móc, đỡ ai tưởng bở.

P/S: Cả các anh các chị và các bạn nợ nần nữa, không phải thấy em dễ tính mà cứ ăn bánh bơ thế đâu nhé! Cứ ăn Tết cho ngon đi rồi ra Tết lo mà trả người ta đi nhé! Cho vay thì đứng, đòi nợ thì quỳ, trong khi các anh các chị vẫn có tiền ăn chơi, thậm chí cả cờ bạc nữa! Trả tiền đi, Việt kiều này nghèo lắm, Việt kiều này không có tiền đâu, không in ra tiền được đâu!
".

Việt kiều
Chân dung cô nàng Việt kiều xinh đẹp viết status gây "bão".
Những chia sẻ chân thành mà thấm thía của Quỳnh Tâm, dù chỉ trên trang cá nhân của cô cũng như kể câu chuyện riêng tư của cô, nhưng đã nhận được đồng cảm của nhiều dân mạng. Nhiều ý kiến tán đồng quan điểm của Tâm, và cho rằng, việc "ép" ai đó phải có quà cáp cho mình, chỉ vì họ là... Việt kiều là vô lý và ích kỷ.

Quỳnh Tâm kể, cô đã kết hôn với người chồng người Singapore và sinh sống ở đất nước xinh đẹp đó được 6 năm. Kết hôn xong, cô chuyển sang đó sống cùng gia đình chồng, tại một ngôi nhà gần sân bay cho tiện việc đi lại cho cả nhà, vì công việc của các thành viên trong gia đình Tâm phải di chuyển thường xuyên. Hiện tại, cô hiện tại kinh doanh nhỏ một số mặt hàng đồ xách tay về Việt Nam, kinh tế chủ yếu vẫn là chồng lo. 

Tâm chia sẻ: "Mình khá may mắn khi được sống trong gia đình nhà chồng có điều kiện khá tốt nên không phải làm việc gì nhiều, kể cả việc nhà. Chồng cũng rất thương yêu chăm sóc mình. Tuy nhiên mình cũng ý thức được tầm quan trọng của độc lập tài chính nên cũng quyết định tự làm việc và kinh doanh nhỏ để chủ động kinh tế riêng. Mình cũng là người chăm chỉ làm việc và rất đam mê công việc". 

Việt kiều
Quỳnh Tâm đã định cư tại Singapore được 6 năm.
Cô cũng thẳng thắn cho hay: "Khi mình được (hay đúng ra là bị) gắn cái mác Việt kiều, có một số thay đổi. Trong mắt mọi người, mình được đề cao hơn một chút, hình ảnh có vẻ sang chảnh hơn một chút nhưng đi kèm đó là nhiều vấn đề nảy sinh. Đi chợ mà mặc cả là họ bĩu môi: "Khiếp, tiêu tiền đô la mà cũng mặc cả”, dù mình cũng mới chỉ hỏi: "Có giảm được giá nào không cô?". 

Đây là câu hỏi rất phổ biến ở nước ngoài, bất kể người giàu hay người nghèo thì khi mua đồ họ đều hỏi như vậy (nguyên văn tiếng Anh là: Any offer? hoặc Any discount?), còn ở mình, nhiều người sĩ diện không dám hỏi câu đó thôi.

Bị gắn mác Việt kiều cũng gây cho mình nhiều thứ không thuận lợi, ví dụ như việc bị tăng giá, “chặt chém” khi biết mình là Việt kiều, hoặc mình muốn cho ai cái gì cũng phải đắn đo, không vô tư như trước được, vì cho họ xong có khi chẳng được lời cảm ơn mà còn bị nói xấu. Cũng có người cứ mặc định Việt kiều là phải sang chảnh, giàu có nên khi thấy mình giản dị quá, họ lại bất ngờ. 

Tất cả là do họ thôi, tự họ vẽ ra cái chân dung và lầm tưởng về những “Việt kiều”, để rồi khi không được như họ kỳ vọng thì họ sẽ lại trách móc, nói nọ nói kia, rất mệt mỏi".

Việt kiều
Cô nàng xinh đẹp thẳng thắn cho biết, mình không thích bị gắn mác Việt kiều.
Quỳnh Tâm khẳng định: "Mình không quan trọng cái danh xưng Việt kiều và nói thật là rất ghét bị gọi là Việt kiều, nghe nó nửa mùa lắm. Tôi thích sống là chính tôi, giản dị khi tôi muốn, không thích bị áp đặt một chân dung khác lên. Mình chưa khi nào tự nghĩ mình là Việt kiều, vẫn mãi chỉ muốn mình là một người con đất Việt, giản dị và chăm chỉ, thế thôi!".
Đáp lời những người cho rằng, cô có vẻ "chi li" khi nói đến chuyện quà cáp cho người ở nhà, Quỳnh Tâm cho rằng: "Thật ra là mình ít khi muốn nói đến vấn đề này vì nó khá nhạy cảm nhưng có lẽ mình càng im lặng họ càng không hiểu, đến mức bức xúc quá thì có lên tiếng chút thôi. 

Về vấn đề bị moi quà, mình không phải cá nhân duy nhất mà rất nhiều kiều bào đã cùng chung cảnh ngộ. Việc những kiều bào xa xứ khi về thăm quê hương thì mang quà bánh cho người thân là điều hết sức bình thường và đáng quý trọng. Họ hàng mình, rất may mắn là không ai trách móc hay gợi ý quà cáp và mình cũng luôn sẵn lòng mua cho họ những món quà nhỏ. 
Việt kiều
Quỳnh Tâm đã trở thành Việt kiều được 6 năm, từ khi kết hôn với người chồng Singapore.
Nhưng mình cũng hiểu sự nhạy cảm của việc tặng quà khi mà họ hàng người thân khá đông, khó tránh khỏi việc bị trách móc. Ví dụ quần áo, bánh kẹo, mỹ phẩm… thì không nói làm gì, nhưng nhiều người vòi vĩnh cả điện thoại đắt tiền, vòi cả hàng hiệu. Nếu đủ thân quen và đủ tình cảm, việc tặng quà cho họ cũng bình thường, nhưng buồn cười ở chỗ là có những người không đủ thân thiết hoặc có khi cả nhiều năm không gặp, không thèm hỏi han nhau câu nào, khi biết mình lấy chồng ngoại quốc thì bỗng dưng xuất hiện để vòi quà một cách hết sức vô lý. 

Những trường hợp như vậy, mình thường thẳng thắn từ chối luôn. Hoặc có những trường hợp bạn bè mình cũng than thở khi về thăm quê là mang đồ cho mình thì ít mà phải tải quà cáp cho họ hàng thì quá nhiều, vậy mà còn bị nói xấu, thật chẳng biết sao cho vừa lòng".

Việt kiều
Mình chưa khi nào tự nghĩ mình là Việt kiều, vẫn mãi chỉ muốn mình là một người con đất Việt, giản dị và chăm chỉ.
Thẳng thắn nói về việc bản thân từng bị... quỵt nợ, cô nàng Việt kiều xinh đẹp chia sẻ: "Một số người bạn nghĩ mình là Việt kiều, chắc có tiền nên khi khó khăn cũng có hỏi mượn. Mình không giàu có gì và cũng không quan trọng cái danh xưng Việt kiều, nhưng thấy họ khó khăn mà mình đủ khả năng giúp đỡ thì giúp. 

Vậy mà, năm tháng qua đi, họ không chịu trả tiền cho mình, còn nói là Việt kiều thiếu gì tiền nên chưa cần trả ngay, thậm chí có trường hợp họ chây ì luôn không thèm trả, trong khi mình thấy họ vẫn có tiền ăn chơi và đi du lịch. Họ không hiểu rằng cái đồng tiền mình giúp họ cũng là đồng tiền mình khó nhọc làm ra và tích cóp chứ tiền không từ trên trời rơi xuống được". 

Việt kiều
Cô thường từ chối những lời vòi vĩnh quà cáp quá đáng và vô lý.

Cô cũng tiết lộ, cô biết nhiều Việt kiều phải chịu áp lực rất nặng từ cái "mác" hải ngoại và từ phía người thân, gia đình ở Việt Nam. "Mình may mắn khi làm công việc của chính mình tạo ra nên không nặng nhọc lắm, nhưng mình biết, nhiều Việt kiều nghe oai lắm nhưng họ phải lao động chân tay rất vất vả ở xứ người, đồng tiền làm ra phải chi trả đủ thứ, cuộc sống có khi còn khó khăn khổ cực hơn khi ở Việt Nam; vậy mà khi về Việt Nam, nhiều khi vì sĩ diện cái mác Việt kiều, họ mua cả đống rượu ngoại, quà bánh cho họ hàng. 

Để rồi khi trở về xứ người, họ lại phải oằn lưng làm việc trả nợ. Điều đó thật chẳng đáng chút nào!".

Việt kiều
Quỳnh Tâm cho rằng, cái mác Việt kiều đã làm khổ nhiều người Việt hải ngoại.

Chia sẻ về cuộc sống riêng tư tại Singapore, Quỳnh Tâm cho hay, cô hoà nhập khá nhanh với môi trường bản xứ và người dân bản địa, một phần vì cô cũng tiếp thu văn hóa mới khá nhanh, phần khác là nhờ sự giúp đỡ tận tình của gia đình chồng trong thời gian đầu mới sang. Tâm cho biết, Singapore là một đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo nên cũng có khá nhiều khác biệt. 

Tuy vậy, ở Singapore chủ yếu là người gốc Hoa nên văn hoá cũng rất gần gũi với Việt Nam, ví dụ các ngày lễ Tết như: Tết nguyên đán, Tết trung thu, Tết Hàn thực... đều tổ chức giống như ở Việt Nam.
Việt kiều
Cô tự tin hòa nhập rất nhanh khi sống tại Singapore.

Dù khá may mắn được ông xã tạo điều kiện cho vợ thường xuyên về Việt Nam thăm gia đình gần như hàng tháng, Tâm không bị nhớ nhà quá như một số kiều bào nhiều năm mới được trở về thăm quê, nhưng Tết đến, niềm vui của cô cũng không tròn vẹn. Năm nào Quỳnh Tâm cũng phải đón giao thừa và ăn Tết với gia đình chồng tại Singapore sau đó mới về Việt Nam, "cũng khá buồn vì không được hưởng cảm giác đi chợ Tết, chuẩn bị giao thừa như khi ở nhà, nhưng cũng phải chịu thôi. Lúc đó cảm giác nhớ bố mẹ và nhớ quê hương da diết, chỉ muốn về ngay quây quần với gia đình ngay thôi" - cô tâm tình.Theo  Trí Thức Trẻ

Xạ Thủ và Huyền Thoại

Dù Simo Hayha sử dụng 1 khẩu súng cổ lỗ sĩ và không có kính ngắm nhưng đến nay vẫn chưa ai có thể vượt ông về số lần bắn hạ địch thủ.
Simo Hayha là một xạ thủ bắn tỉa của quân đội Phần Lan trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940). Ông là một huyền thoại về số địch thủ bị hạ trong lịch sử bắn tỉa. Quân Liên Xô đặt cho ông biệt danh 'Cái chết trắng'.
Theo Wikipedia, Simo Hayha sinh ngày 17/12/1905 tại thị trấn nhỏ Rautjarvi của Phần Lan. Ông bắt đầu phục vụ trong quân đội từ 1925.
Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan, Simo Hayha tham gia bảo vệ vùng Kollaa và bằng một khẩu súng trường M28 (đây thực chất là loại súng Mosin Nagant của Nga do Phần Lan tự sản xuất).
Khẩu súng có ống ngắm nhưng ông không sử dụng mà dùng thước ngắm thông thường vì kính ngắm sẽ bắt sáng làm lộ vị trí trong môi trường tuyết rơi, mặt khác các mục tiêu của ông thường không quá xa (khoảng 300m trở lại) do địa hình chiến trường phần lớn là rừng cây.
Tuy nhiên ở cự ly gần thì cây rừng có thể chặn mất tầm nhìn và tiếng súng nổ lớn có thể làm lộ vị trí xạ thủ. Mặc dù là một tay bắn tỉa cừ khôi nhưng khi được trang bị một khẩu tiểu liên Suomi M-31 SMG, ông tiếp tục dùng nó nâng bảng số địch thủ bị hạ của mình.
Simo Hayha ẩn mình trong tuyết và tiêu diệt địch thủ
Simo Hayha ẩn mình trong tuyết và tiêu diệt địch thủ
Đến khi chiến tranh kết thúc, Simon được ghi nhận đã tiêu diệt được 505 lính đối phương (theo một số nguồn tin là khoảng 200 người khác nữa chưa được khẳng định).  Điều đáng kể hơn, số địch thủ này đã bị Simo Hayha bắn hạ chỉ vỏn vẹn trong vòng 100 ngày.
Khi các chỉ huy Liên Xô biết được rằng có rất nhiều binh lính dưới quyền của họ bị bắn tỉa tiêu diệt, họ đã nghĩ rằng đó là những tổn thất chấp nhận được của chiến tranh.
Thế nhưng khi các vị tướng nhận được thông tin cho biết toàn bộ những người này đều thiệt mạng dưới họng súng của một người lính Phần Lan, họ đã quyết định phải hành động.
Ban đầu phía Hồng quân điều đến một tay súng chống bắn tỉa để tiêu diệt Hayha. Thế nhưng khi thi thể của tay súng chống bắn tỉa này được đưa về, Hồng quân quyết định cử hẳn một đội bắn tỉa xuống để giải quyết vấn đề nhức nhối này.
Đên nay vẫn chưa có ai có thể vượt Simo Hayha về số lần bắn hạ địch thủ
Một thời gian sau, khi cả đội bắn tỉa này không hoàn thành nhiệm vụ, họ quyết định tung ra cả một tiểu đoàn bắn tỉa để truy lùng tay súng bắn tỉa bí ẩn này của đối phương. Thế nhưng cả tiểu đoàn bắn tỉa đó đã phải gánh chịu nhiều thương vong mà vẫn không tìm ra tung tích của Hayha.
Đên nay vẫn chưa có ai có thể vượt Simo Hayha về số lần bắn hạ địch thủ
Ông quá khôn ngoan và khả năng ngụy trang của người lính bắn tỉa này thì rất điêu luyện. Trong thời tiết giá lạnh và mặt đất phủ đầy tuyết, Hayha mặc bộ đồ ngụy trang trắng toát.
Hayha sử dụng khẩu súng trường với thước ngắm kim loại để giảm tiết diện bộc lộ của bản thân, bởi việc sử dụng kính ngắm đòi hỏi xạ thủ phải vươn đầu lên để ngắm bắn.
Hayha còn sử dụng một chiến thuật rất khôn ngoan là nén chặt tuyết ở ngay phía trước nòng súng để khi bắn tuyết không bị tung lên khiến anh bị lộ vị trí. Anh cũng ngậm tuyết ở trong miệng để hơi thở không bị ngưng đọng và bộc lộ vị trí của xạ thủ.
Tuy nhiên cuối cùng Hayha cũng không còn tránh được vận rủi nữa. Trong một trận đánh vào ngày 6/3/1940, một xạ thủ Liên Xô đã phát hiện ra Hayha và ông đã bị trúng một viên đạn vào hàm.
Vết thương khủng khiếp này đã khiến Hayha bị mất nửa khuôn mặt và được các đồng đội tìm thấy trên chiến trường.
Mặc dù vậy Hayha vẫn không chết và tỉnh lại trong bệnh viện sau đó 7 ngày, đúng ngày hòa bình được công bố. Do vết thương này, cuộc đời quân ngũ của Hayha coi như đã kết thúc.
Ngày 13 tháng 3 năm 1940, chiến tranh kết thúc và ông được đích thân Thống chế Carl Gustaf Emil Mannerheim, người chỉ huy quân đội Phần Lan thăng cấp bậc.
Không ai khác trong lịch sử bắn tỉa đã từng hạ được nhiều địch thủ hơn ông. Mặc dù vậy, ông không tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh Tiếp diễn sau đó bởi vết thương trên mặt khiến ông không thể chiến đấu được nữa.
Simo Hayha qua đời ngày 1/4/2002.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

XE HƠI VÀ ĐÀN BÀ



Ông vua xe hơi Henry Ford sau khi chết được đưa lên thiên đàng. Tại cổng thiên đàng có Thánh St Peter chờ sẵn để đón.
Vừa gặp Ford, Thánh Peter cho biết: Ford hồi còn sống, ngươi đã làm nhiều việc công ích cho xã hội, như sáng chế phương pháp làm việc dây chuyền cho kỹ nghệ xe hơi làm thay đổi cả thế giới. Với thành quả như vậy, ngươi sẽ được một ân huệ là có thể chuyện trò với bất cứ ai ở thiên đàng này.
Suy nghĩ vài giây, Ford xin được gặp Thượng Đế. Thánh Peter dẫn Ford đến gặp Thượng Đế. Vừa gặp Thượng Đế, Ford hỏi ngay:
- Thưa Ngài, lúc ngài chế tạo ra đàn bà, ngài đã suy nghĩ gì?
Thượng Đế nghe xong bèn hỏi lại:
- Ngươi hỏi như vậy là ý gì?
Ford liền trả lời:
- Trong sáng chế của ngài có quá nhiều sơ sót. Phía trước thì bị phồng lên, phía sau thì bị nhô ra. Máy thường kêu to khi chạy nhanh. Tiền bảo trì và nuôi dưỡng quá cao. Thường xuyên đòi hỏi nước sơn mới. Cứ đi 28 ngày là lại bị chảy nhớt và không làm việc được. Chỗ bơm xăng và ống xả lại quá gần nhau. Đèn trước thì quá nhỏ. Tiêu thụ nhiên liệu thì nhiều kinh khủng khiếp.
Thượng Đế nghe qua liền bảo:
- Ngươi hãy đợi một chốc lát để ta xem lại bản thiết kế.
Ngài bèn cho gọi toàn bộ kỹ sư thiết kế và cơ khí trên thiên đàng lại để xem lại quá trình, sau một thời gian họ đã trình lên cho Thượng Đế bản báo cáo. Xem xong, ngài bèn phán rằng:
- Những lời ngươi vừa nói hoàn toàn đúng, sáng chế của ta thật có nhiều sai sót, nhưng nếu tính trên phương diện kinh tế thì hiệu quả lại rất cao: Có gần 98% đàn ông trên thế giới xài sản phẩm do ta chế tạo, trong khi chỉ chưa đầy 10% đàn ông xài sản phẩm của ngươi.

Sài Gòn Xưa 2

Những giai nhân một thuở của Sài Gòn

Thẩm Thúy Hằng khoe dáng thon thả, Kiều Chinh đằm thắm, ca sĩ Minh Hiếu có nét kiều diễm của Liz Taylor... Họ là những nhan sắc nổi tiếng một thời.
2.jpg
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Tiến Mậu, chủ tiệm ảnh Viễn Kính nổi tiếng Sài Gòn một thời từng chụp rất nhiều bức chân dung tài tử, minh tinh nổi tiếng trong nước. Trong ảnh là bức chân dung ông chụp diễn viên Thẩm Thúy Hằng mặc áo tắm. Bức ảnh này đăng trên bìa bộ ảnh lịch xuân 1967 báo Phụ Nữ Ngày Mai. Vào thời đó, đang giai đoạn chiến tranh, việc tìm một địa điểm đẹp mà an toàn để chụp ảnh là khá khó khăn nhưng êkíp của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu vẫn cố gắng đến con suối Lồ ô ở Dĩ An gần Biên Hòa để thực hiện. Bức ảnh ghi lại vẻ đẹp đầy sức sống của nữ diễn viên với hình con suối làm hậu cảnh. Việc thể hiện hình ảnh nữ nghệ sĩ khoe dáng nuột nà trong bộ áo tắm cũng được đánh giá là táo bạo thời bấy giờ.
14.jpg
Nhan sắc của minh tinh Thẩm Thúy Hằng qua ống kính Đinh Tiến Mậu.
10.jpg
Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh với vẻ đẹp trong trẻo và quyến rũ. Bà nằm trong số diễn viên Việt Nam ít ỏi tham gia phim truyền hình và điện ảnh Mỹ. Trong đó, nổi bật là vai diễn trong phim "The Joy Club" (Phúc Lạc Hội) của Wayne Wang. 
11.jpg
Ca sĩ Minh Hiếu phảng phất nét đẹp của diễn viên điện ảnh Mỹ Liz Taylor. Theo ông Đinh Tiến Mậu, cô Minh Hiếu đẹp nổi trội nhất trong số nữ nghệ sĩ ông đã chụp chân dung.
12.jpg
Nghệ sĩ Thanh Nga.
5_1391763629.jpg
Ca sĩ Diễm Thúy qua góc máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu.
Ca sĩ Diễm Thúy với vẻ đẹp bốc lửa qua góc máy của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu.
1.jpg
Năm 1960 báo Phụ Nữ Ngày Mai ở Sài Gòn tổ chức cuộc thi hoa hậu bằng hình ảnh. Tối 1/9/1960, kết quả được trao tại Câu lạc bộ báo chí Sài Gòn. Người nhận vương miện với danh hiệu cao nhất là người đẹp Nguyễn Thị Kim Sang (trong ảnh). Cô lúc đó 17 tuổi, là nữ sinh lớp đệ tam (lớp 10 ngày nay) trường Huỳnh Khương Ninh, Đa Kao, Sài Gòn. Với danh hiệu đoạt được, cô được tặng một huy chương vàng trị giá 12.000 đồng.
13.jpg
Ca sĩ - diễn viên điện ảnh Thanh Lan.
Ban hợp ca Thăng Long và bức ảnh được chụp ở studio Viễn Kính
Ban hợp ca Thăng Long với ba anh em ruột là Hoài Trung, Hoài Bắc và Thái Thanh (đứng). Bức ảnh này được chụp ở studio Viễn Kính.
Thái Thanh bận áo vạt dài chứ chưa cao lên gối như kiểu của thập niên 1970
Trong bức ảnh, Thái Thanh bận áo dài vạt dài chứ chưa cao lên gối như kiểu áo dài của thập niên 1970 trở về sau.
8.jpg
Ảnh thiếu nữ Sài Gòn trên bìa 4 tạp chí Sáng Dội Miền Nam số Tết Nhâm Dần 1962.
Thất Sơn

Sài Gòn Xưa

Những nhan sắc nổi tiếng Sài Gòn xưa

Thẩm Thúy Hằng môi cánh hồng, mắt bồ câu, Thanh Nga thắt đáy lưng ong, Túy Hồng thanh tao, duyên dáng... là những giai nhân tuyệt sắc của Sài Gòn một thời.
Trong bộ sách "Sài Gòn - Chuyện đời của phố" tập ba vừa phát hành, tác giả - nhà báo Phạm Công Luận dành phần phụ lục đăng các bức chân dung nghệ sĩ một thời của Sài Gòn. Các bức ảnh này một phần do ông Đinh Tiến Mậu chụp, một phần là ảnh tư liệu của tác giả sưu tầm.
Trong ảnh là diễn viên điện ảnh Thẩm Thúy Hằng. Bà sinh năm 1940 và là biểu tượng sắc đẹp một thời của làng sân khấu - điện ảnh Việt Nam. Ảnh tư liệu.
 
Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh. Bà sinh năm 1937. Kiều Chinh từng tham gia hàng loạt phim nổi tiếng trong và ngoài nước, có cả tác phẩm của Hollywood. Ảnh tư liệu.
 
Khi thực hiện bộ sách kể chuyện về Sài Gòn, Phạm Công Luận có cơ duyên gặp gỡ ông Đinh Tiến Mậu - chủ tiệm ảnh Viễn Kính nổi tiếng một thời của thành phố. Ông Mậu thường rửa và phóng lớn các bức ảnh chân dung đẹp để trưng bày trước cửa hiệu của mình. Nhiếp ảnh gia đã đồng ý để tác giả Phạm Công Luận đưa nhiều hình ảnh này vào sách.
Trong ảnh: chân dung nghệ sĩ Thanh Nga được ông Đinh Tiến Mậu sử dụng kỹ thuật chụp ghép ảnh của thời đó.
 
Ca sĩ Bạch Yến. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.
Bạch Yến sinh năm 1942. Lúc chín tuổi, Bạch Yến đã làm quen với âm nhạc. 14 tuổi, bà bắt đầu con đường ca hát. Năm 1965, Bạch Yến sang Mỹ hát cho "Ed Sullivan Show". Năm 1978, bà kết hôn với con trai Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê là ông Trần Quang Hải. Hiện bà và chồng định cư ở Pháp nhưng thường về nước để hoạt động âm nhạc.
 
Các bức ảnh chân dung mỹ nhân Sài Gòn một thời trong sách của Phạm Công Luận được chụp trải dài từ thập niên 1950 đến 1960, 1970.

Chân dung ca sĩ Giao Linh thời trẻ qua ống kính Đinh Tiến Mậu. Giao Linh sinh năm 1949. Trước năm 1975, bà được báo giới Sài Gòn đặt biệt danh "nữ hoàng sầu muộn" do giọng hát và phong cách trầm buồn. Hiện tại, bà vẫn thường về nước hoạt động âm nhạc.
 
Nghệ sĩ Kim CươngẢnh tư liệu.
Kim Cương sinh năm 1937. Bà là con gái của ông Nguyễn Phước Cương - bầu gánh hát Đại Phước Cương và Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam. Bà được mệnh danh là "kỳ nữ" của giới sân khấu Việt NamNăm 2011, Kim Cương được trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
 
Nghệ sĩ sân khấu Túy Hồng. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.
 
Nghệ sĩ sân khấu Bạch Lê. Bà sinh năm 1951, là con gái của Nghệ sĩ Nhân dân Thành Tôn và là chị gái của Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.
 
Ca sĩ Trúc Mai. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.

Bà từng là ca sĩ nổi tiếng một thời của phòng trà xưa ở Sài Gòn. Bà không chỉ có một giọng hát ngọt ngào, ấm áp mà còn là chinh phục khán giả với vẻ đẹp yêu kiều, quý phái. Nhiều khán giả gắn giọng hát của bà với nhạc phẩm "Hàn Mặc Tử" (Trần Thiện Thanh).
 
Ca sĩ Hà Thanh (1937 - 2014). Ảnh: Đinh Tiến Mậu.

Bà là ca sĩ Việt Nam thành danh ở Sài Gòn trước năm 1965. Thi sĩ Bùi Giáng từng làm thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà.
 
Ca sĩ Lệ Thu. Ảnh: Đinh Tiến Mậu.

Bà sinh năm 1943 và là một trong những giọng ca nổi bật của nền tân nhạc Việt Nam. Hiện nay Lệ Thu ở Mỹ. Bà thường về nước ca hát.
 

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Giải mã "Một Cõi Đi Về" của Trịnh Công Sơn





Trịnh Công Sơn là người nhạc sĩ, nghệ sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam đương đại. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại một di sản lớn lao những ca khúc sâu sắc, tinh tế và giàu chất triết lí, nhân sinh trong ca từ. Hiếm một người nhạc sĩ nào ở Việt Nam lại có thể tạo nên một trường phái riêng trong âm nhạc như Trịnh, nhạc của ông có ảnh hưởng khắp năm châu bốn bể, được toàn thể thế giới yêu thích, mến mộ. Sinh thời, album của ông đã bán được hơn 2 triệu bản trên toàn thế giới, một con số đáng nể với một nghệ sĩ Việt Nam. Ông đặc biệt được hâm mộ ở Nhật Bản, đất nước ưa chuộng sự tinh tế trong tâm hồn. Rất nhiều ca khúc của ông được chuyển thể sang tiếng Nhật và được các ca sĩ Nhật thể hiện. Hiện nay có vô vàn đề tài nghiên cứu về nhạc Trịnh trên toàn thế giới. 

Nhắc đến nhạc Trịnh, không ai quên được ca khúc Một cõi đi về, ca khúc được chính tác giả ưu ái nhiều lần hát nó. Đây là ca khúc mang đậm triết lí nhân sinh rất sâu sắc được chuyển tải qua những ca từ ẩn dụ đầy tinh tế. Sau đây, tôi xin kiến giải một số ý hiểu của mình về ca khúc này. Tất nhiên, tác phẩm nghệ thuật là sự sáng tạo của người thưởng thức dựa trên hình thái tác phẩm có sẵn từ người nghệ sĩ, nên mỗi người nghe tùy vào cảm nhận, vốn sống của riêng mình mà hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Đặc biệt, với nhạc Trịnh thì kết cấu luôn mở nên không có ý nghĩa chính xác, ý nghĩa tận cùng của ca từ. Vậy nên, những kiến giải này có chăng cũng chỉ mang tính cá nhân, không thể chắc chắn nắm bắt được cái ý tận cùng của tác giả.






Nhân tiện, tôi khuyến khích người đọc nên tìm hiểu về triết lí Phật giáo nguyên thủy để hiểu sâu hơn các ca khúc của Trịnh, vì nhạc Trịnh có một dấu ấn Phật giáo sâu đậm.

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

Tác giả nói "ra đi", vậy từ đâu mà ra đi? Chính là từ cõi vô thường để đi vào trần gian. Nói nôm na là "60 tuổi rồi/70 tuổi rồi còn mãi ra đi". Vì theo triết lí Phật giáo, trần gian này chỉ là một bến đỗ trong kiếp luân hồi mà thôi, thực chất bản thể của con người không tồn tại ở cõi trần. Chỉ khi chết đi rồi, linh hồn mới về với bản thể vô thường, rồi lại tiếp tục tái sinh vào vòng luân hồi, cứ thế từ quá khứ đến vị lai bất tận. Như vậy, ý tác giả đang tự hỏi trong bao nhiêu năm cuộc đời mình chỉ là một cuộc "ra đi", không biết rằng nó sẽ kéo dài đến khi nào để mình có ngày trở về (tức cái chết). Người ta vẫn sợ cái chết nhưng người theo Phật thì đón nhận nó rất bình thản, vì họ quan niệm trong sự sống có cái đang chết dần và cái chết là tiền đề của sự sống. Tất cả vạn vật tuần hoàn theo một vòng sinh - trụ - diệt(sinh ra - tồn tại - hủy diệtcứ tiếp diễn mãi trong ba chiều quá khứ, hiện tại, vị lai. Nên cái chết cũng cả nhân để tạo ra quả là sự sống, và ngược lại, sự sống là nhân để tạo ra quả là cái chết. Đây là quan niệm rất biện chứng duy vật, không hề có tính duy tâm thần thánh nào như người ta vẫn tưởng.

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Đại ý câu này là cái vòng luẩn quẩn của đời người. Người ta ra đi vào cõi đời để rồi lạc lối trong đó, đi mãi, đi mãi rồi cứ loanh quanh mãi chẳng thoát ra được. Kết quả là càng đi thì càng mệt, càng sống thì càng tạo nghiệp mà vẫn không thoát ra được. Biết dừng lại thì không mệt, nhưng chẳng mấy ai dừng lại được, ai cũng tham sân si với cuộc đời. Thành ra chỉ có cái chết mới khiến người ta dừng lại được.


Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt


Nhật nguyệt chính là nghiệp mà chúng ta phải gánh hai vai, không thể bỏ được. Nghiệp này tạo nên vất vả, đau khổ cho đời người, lại cũng chỉnh là nhân để tạo ra quả. Mà càng đi lại càng nhọc, chi bằng hãy dừng lại cho khỏi mỏi mệt.

Rọi suốt trăm năm một cõi đi về

Chính nghiệp mà ta đeo nặng hai vai sẽ theo ta suốt chặng đường đời mình. Đó là nhân để tạo nên quả, càng nhiều nghiệp thì càng nhiều quả, nó cứ đeo đẳng mãi trong cuộc sống thác từ khi sinh ra đến lúc chết đi. Suốt một kiếp người ta tạo nghiệp, cả nghiệp thiện lẫn nghiệp ác.Mà gieo nhân nào thì gặt quả đó. Người tạo nghiệp sẽ phải gánh lấy quả do mình tạo ra.

Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ

Cây cỏ chính làsắc dục, ham muốn, là những cái quyến rũ con người, khiến con người vương vấn mà bị cuốn vào tham sân si, từ đó tạo nghiệp về sau. Trong tứ khổ đế (chân lí về nỗi khổ) thì đây cũng là tập đế, tức là nguyên nhân của nỗi khổ. Sở dĩ có khổ vì có nghiệp, sở dĩ có nghiệp là bởi có luân hồi, sở dĩ có luân hồi vì có ham muốn. Như vậy, dứt được ham muốn, dứt được với "cỏ lạ" thì sẽ dứt được khổ.

Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua

Một đời cũng chỉ ngắn như một chiều thôi, nhỏ bé lắm, phù du lắm, như đóa phù dung sớm nở tối tàn thôi. Ta say trong nhân gian để rồi một lúc nhìn lại tóc đã "bạc như vôi" rồi. Vì vậy hãy cố mà sống tốt, tu thân tích đức kẻo muộn.


Vừa tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ

Vẫn tiếp ý câu trên, câu này chỉ sự trôi chảy vô thường quá nhanh của thời gian, mới xuân mà đã hạ rồi.

Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa

"Đầu thu" ý chỉ khoảnh khắc cuối đời. Vừa xuân, vừa hạ đó, vậy mà giờ đã thu, đã gần đất xa trời rồi. "Chân ngựa về" là tiếng gõ cửa của cái chết đến đưa ta về chốn xa xôi, nơi bản thể tồn tại đích thực. 

Mây che trên đầu và nắng trên vai

Mây là thiện, nắng là ác. Thiện và ác luôn tồn tại thống nhất trong một bản thể con người như hai mặt đối lập của một tờ giấy. Hãy biết cách sống sao cho cân bằng mọi thứ, cái mà Khổng tử gọi là "trung dung", tức là không đẩy về cực, không có cái gì được đẩy lên quá mức. 

Đôi chân ta đi sông còn ở lại

Vạn vật được tạo thành bởi ngũ uẩn. Chết đi rồi thì ngũ uẩn cũng tan, nhưng quả do nghiệp tạo ra thì vẫn còn mãi. Ví thử ta sống ác thì cái ác đó sẽ mãi để lại hậu họa cho đời sau. Rồi một ngày nào đó ta hóa thân vào kiếp khác thì chính kiếp đó phải hứng chịu quả do nhân từ kiếp trước tạo ra. Vậy thì hãy cố mà sống sao cho từ bi hỷ xả.

Con tim yêu thương vô tình chợt mỏi

Lòng từ bi hỷ xả trong đời người ít lắm, chỉ thoáng qua thôi, còn lại là mỏi mệt. 

Lại thấy trong ta hiện bóng con người

Nhân gian sống ác, đối xử với nhau chẳng khác gì con vật, chính ta và người cũng chẳng khác gì vật. Chỉ đến khi gần đất xa trời, mỏi mệt rồi, không còn sức để tham sân si nữa rồi thì mới le lói phần người trong tối tăm. Đó là một lẽ thường.

Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa

Trịnh là người đa cảm, đa sầu. Sống ở kiếp này nhưng ông luôn nhớ về kiếp trước, luôn tự hỏi về kiếp trước, về nghiệp trước của mình. Sống ở đời cũng nên chiêm nghiệm về quá khứ để học cách sống sao cho thanh thản.

Mưa bay trong ta, bay từng hạt nhỏ


Mưa ở đây chính là bụi trần, là những vấn vương, tội lỗi mà ta vướng vào trong cuộc đời, nó cứ bay mãi trong ta không dứt được

Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ

Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà

Nỗi sầu nhân thế của Trịnh khi đi suốt cuộc đời mà chưa tìm thấy bến bờ của mình, vẫn loanh quanh mãi không tìm thấy lối đi về. "Chốn quê nhà" chính là cõi bản thể mà tác giả muốn hướng tới. Bởi thực tế Trịnh chỉ coi trần gian là cõi tạm, là "ở trọ trần gian" thôi, ông luôn muốn thoát khỏi kiếp ở trọ mà về với bản thể của mình.

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy

Tác giả rất bi quan về vòng luân hồi, coi nó như một vòng xoáy đốt cháy chúng sinh.

Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa

Cuộc đời này vốn không có bến đậu, những cái tưởng chừng an toàn, thanh thản kì thực chỉ là hư ảo, mộng mị mà thôi.

Từng lời tả dương là lời mộ địa

Vẫn là một quan niệm biện chứng của tác giả, trong âm có dương, trong dương có âm, tả dương cũng là mộ địa. 

Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe

Tôi cho rằng câu này tác giả đang nói lại ý của Aristotle, một nhà triết học cổ đại nổi tiếng, người đã cho rằng con người ta ở kiếp trước đã biết hết tất cả rồi, cuộc đời này chỉ học lại, thu nhặt lại những cái đã quên thôi.

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng

Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì

Trong cái lúc gần đất xa trời người ta mới kịp nhớ về cuộc đời mình từ lúc sinh ra, rong ruổi khắp chốn non cao, biển rộng để thấy rằng cuộc đời này như một chốn lưu đày, nhân gian này luôn ác nghiệt. 


Trên đây là toàn bộ ý hiểu của tôi về ca khúc này. Nhìn chung tôi thấy âm hưởng ca khúc khá bi quan, nhưng lại đồng cảm với tôi vì chính tôi cũng luôn bi quan khi đã phải hứng chịu quá nhiều đau khổ của cuộc sống này. Có thể ai đó sẽ có cách kiến giải lạc quan hơn chăng?






Nhân tiện, mọi người có thể đọc truyện ngắn Lưu đày của tôi, một truyện ngắn được lấy cảm hứng từ chính ca khúc này và những gì đã xảy ra trong cuộc sống của tôi.

Hải Phòng ngày 24 tháng 8 năm 2013

_Nhật Hạnh_
:05: