Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Hà Nội bị bao vây và thuốc “tăng trưởng tham nhũng”


Tin khó Tin: Hà Nội bị bao vây và thuốc “tăng trưởng tham nhũng”


(LĐO) BÙI HOÀNG TÁM 

“Sếp vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế- Dân còng lưng đóng thuế nuôi quan (tham) – Trạm thu phí mọc tràn lan – Những ai lười tắm sẽ tan nát nhà”. Đó là những chủ đề chính trong Tin khó Tin hôm nay.

    Sếp vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!
    (Bài phê bình thủ trưởng sâu sắc và triệt để trong lễ tổng kết cơ quan)
    Kính thưa thủ trưởng muôn vàn yêu quý của tất cả chúng ta (vỗ tay).
    Hôm nay, tại cuộc họp tổng kết cuối năm này, cho phép tôi được thẳng thắn, quyết liệt, nghiêm khắc phê bình thủ trưởng với các khuyết điểm to lớn, nghiêm trọng sau đây.
    Thứ nhất, tôi nhận thấy thủ trưởng là người tính nóng và rất thẳng tính. Khi anh em có điều gì không nên, không phải là thủ trưởng nói ngay, nói rất thẳng thắn, nói quyết liệt, nói không khoan nhượng. Do đó, đôi lúc một số anh em không hiểu hết tấm lòng cao quý của thủ trưởng nên đã tự ái, cho rằng thủ trưởng ghét bỏ gì mình. Nhưng thực tế, tấm lòng thủ trưởng cao lớn như núi non, bao dung như biển cả. Đề nghị thủ trưởng khẩn trương đề ra những biện pháp khắc phục nhược điểm này để anh em không hiểu sai về thủ trưởng.
     Nịnh sếp
    Thứ hai, tôi cực lực phê bình thủ trưởng vì việc không chịu giữ gìn sức khoẻ. Thủ trưởng lao động suốt ngày từ sáng đến đêm cho công việc cơ quan. Có hôm 23 – 24 giờ còn thấy phòng thủ trưởng sáng đèn. Thủ trưởng vô cùng thiếu trách nhiệm với sức khoẻ của mình. Thủ trưởng không nhận thức được rằng sức khoẻ của thủ trưởng không phải chỉ là của thủ trưởng mà còn là tài sản vô giá của cơ quan.
    Xin lỗi thủ trưởng cho tôi được thẳng thắn đặt vấn đề rằng, nếu như thủ trưởng làm việc nhiều quá, ốm đau ra đấy thì ai đủ sức chèo lái con thuyền cơ quan ta vẻ vang về đích? Ôi! Nghĩ đến điều này, tôi lo chết mất!
    Về mặt này, tôi cương quyết yêu cầu một mặt, thủ trưởng phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, một mặt các phòng ban như tài vụ, công đoàn phải có kinh phí cũng như chế độ để trông nom, chăm sóc thủ trưởng.
    Cũng cần nói thêm, hiện nay ở thành phố đang xuất hiện một phương pháp vật lý trị liệu do các em trẻ trung, xinh đẹp và thơm nức nở đảm nhận. Chỉ cần các em đưa bàn tay mềm như bún, mượt như nhung vuốt ve trên “mọi chốn, mọi nơi” là bao nhiêu mệt nhọc tan ra như xác pháo. Tôi phê bình cán bộ y tế cơ quan tại sao không sớm đưa thủ trưởng đi chữa trị theo phương pháp này?
    Thứ ba, tôi không thể chấp nhận được quan niệm của thủ trưởng. Người xưa nói “Một kẻ làm quan cả họ được nhờ”. Trong khi đó thủ trưởng hết sức giữ gìn. Tôi đã tận mắt chứng kiến cô cháu họ bà chị vợ của ông anh vợ thủ trưởng tốt nghiệp tại chức cử nhân đến xin việc nhưng thủ trưởng đã thẳng thừng từ chối.
    Thủ trưởng không nhận thấy, trong khi thiên hạ “cả họ làm quan” thì thủ trưởng chỉ có “cả nhà làm lãnh đạo”. Như thế là bất công. Tôi xin nhắc lại, đây là điều không thể chấp nhận, đề nghị thủ trưởng sửa chữa, khắc phục ngay, phải không các đồng chí. (Vỗ tay).
    Thứ tư, tôi nghiêm khắc phê bình thủ trưởng về sự bê trễ việc nhà. Gia đình là tế bào của xã hội. Dân giàu thì nước mới mạnh. Trong khi đó, thủ trưởng chỉ chăm chú việc cơ quan. Đấy, những người cùng cấp với thủ trưởng họ đều 5-6 ngôi biệt thự. Trong khi đó thì thủ trưởng có mỗi căn nhà 5 tầng xây trên mảnh đất có vài trăm mét vuông. Khi cơ quan thừa gần mấy chục đất mặt đường không biết để làm gì, để lại cho thủ trưởng, nhưng cũng bắt thủ trưởng trả mấy trăm triệu đồng. Như thế là dã man, là tàn bạo, là vô ơn với công lao trời biển của thủ trưởng.
    Đấy, trong khi nhiều gia đình nhân viên chúng ta chui vào trong xóm để tìm sự yên tĩnh hoặc chạy trốn ra ngoại ô để hưởng không khí trong lành thì thủ trưởng đã cam lòng hứng bụi bặm, hứng tiếng ồn cho mọi người nên đã chiềng ra mặt đường giữa trung tâm thành phố. Tôi chỉ đề nghị cơ quan tạo mọi điều kiện để giúp thủ trưởng khắc phục bằng cách tìm lô đất khoảng vài ba héc ta ở Sóc Sơn hay Đồ Sơn để thủ trưởng làm trang trại nghỉ ngơi cuối tuần.
    Về đường con cái, điều này tôi thật sự khâm phục sự nhìn xa trông rộng của thủ trưởng. Trong khi cậu cả, cô hai, cậu ba tuổi trẻ dại dột dính vào mỗi tí heroin, thế là thủ trưởng gửi ngay sang các nước phương Tây để, danh nghĩa là du học nhưng thực chất là phá hoại tận gốc xã hội xấu xa của chúng. Tôi đề nghị vì sự nghiệp lâu dài, cơ quan cần tiếp tục đầu tư kinh phí để hỗ trợ cho các cô, các cậu, những sứ giả đi thực hiện sứ mệnh cao cả này.
    Thứ năm, về đức tính liêm khiết, tôi có thể báo cáo rằng thủ trưởng của chúng ta là người cực kỳ liêm khiết. Đấy, có người bao lần mang phong bì đến biếu, thủ trưởng vẫn “cứ để nguyên xem sao”. Thủ trưởng không nhớ chứ em thì nhớ như in lần mang phong bì đến biếu, thủ trưởng không lấy phong bì mà còn nhắc nhở, rằng “có lệnh cấm nhận phong bì nên tớ chỉ… rút lấy ruột thôi. Còn phong bì (tức là cái vỏ ấy), thì cậu đem về”.
    Vâng, mà thủ trưởng tài sản có gì đâu? Xe cơ quan, nhà công vụ, còn những cái biệt thự, vila là do các con của thủ trưởng và chị nhà làm thối móng tay…
    Vâng, chúng em vô cùng biết ơn tấm lòng cao cả, đức hi sinh của thủ trưởng và mong rằng, thủ trưởng sẽ mãi mãi khỏe mạnh để sát cánh cùng anh em. (Vỗ tay)
    Thủ trưởng vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế! (Tiếp tục vỗ tay).
    Bài thơ dưới đây của bác Dương Huy, đăng trên báo Văn nghệ cách đây khoảng 30 năm, xin phép bác đăng lại và vì đã lâu, có thể không chính xác. Mong tác giả lượng thứ.
    Những điệp từ, từ láy “xóc xóc”, “hốt hoảng, lật đật, long đong, rối rít, quẩn quanh…” đã làm không khí cơ quan từng bừng, náo nhiệt trong ngày “thủ trưởng hắt hơi”!
    Thủ trưởng hắt hơi
    Bỗng dưng thủ trưởng hắt hơi
    Làm phòng hành chính rối bời cả lên
    Y tá xóc xóc ống tiêm
    Văn thư hốt hoảng đi tìm lá xông
    Kế toán lật đật, long đong
    Dạ anh cầm mấy triệu đồng chi nhanh
    Trưởng phòng rối rít quẩn quanh
    Buông màn trải nệm mời anh tăm nằm
    Công đoàn vội vã hỏi thăm
    Phong bì dày cộp, chuối cam chín vàng…
    Té ra thủ trưởng cảm xoàng
    Hắt hơi một tiếng, sánh ngang sấm trời!
    Nguồnhttp://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-ha-noi-bi-bao-vay-va-thuoc-tang-truong-tham-nhung-410313.bld

    Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

    HỘI CHỨNG PHÙNG QUANG THANH

    Hội chứng Phùng Quang Thanh
    Đặng Xương Hùng

    “...Hội chứng Phùng Quang Thanh đã làm người Việt Nam đột nhiên sướng lên ở một thời điểm, rồi chợt bừng tỉnh, chưa điều gì báo hiệu tương lai khá hơn cho dân tộc Việt Nam. Quyền lực ngầm kia một khi giành được quyền thế…”

    Nếu như hội chứng Nguyễn Cơ Thạch là việc Trung Quốc dùng đòn trừng phat ông Thạch để uy hiếp các nhân vật khác trong giới lãnh đạo cấp cao. Đòn răn đe để sau đó không ai dám ngo ngoe chống lại Trung Quốc. Thì hội chứng Phùng Quang Thanh có thể hiểu là hiện có một quyền lực ngầm đang chi phối nền chính trị tại Việt Nam và nó sẽ gạt phăng ra khỏi lề những ai cản đường nó, và là một đòn răn đe với những ai muốn chống lại nó.

    Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch tồn tại 25 năm qua. Thậm chí tháng 5/2014 giàn khoan HD 981 vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, không một quan chức cao cấp nào dám ho he lên tiếng mạnh. Hơn nữa, Trung Quốc còn khuyên « những đứa con hoang đàng hay quay trở về » và ông Phùng Quang Thanh còn tuyên bố với toàn thế giới rằng : tranh chấp ở Biển Đông là « mâu thuẫn trong một gia đình ». Rõ ràng Phùng Quang Thanh là một trong những nhân vật mắc hội chứng Nguyễn Cơ Thạch nặng nhất.

    Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch đang có chiều hướng suy giảm, nhất là sau chuyến đi ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ. Điều đó cho thấy tình báo Mỹ đã giải tỏa nỗi lo sợ của lãnh đạo Việt Nam trước o ép của tình báo Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nêu đích danh Trung Quốc trong những tuyên bố mới đây của mình.

    Hội chứng Phùng Quang Thanh đang dần dần rõ nét. Nó trở thành hội chứng vì bất cứ một quan chức cấp cao nào quan sát những gì vừa xảy ra với ông Thanh đều rùng mình và rút ra cho mình một bài học. Một loạt những điều chuyển và tự rút lui khỏi chính trường đã chứng mình điều đó.

    Hội chứng Phùng Quang Thanh ngày càng rõ nét, cho chúng ta thấy hai điều : thứ nhất, cuộc đấu đá trong nội bộ đảng là cuộc đấu tranh tàn khốc, một mất một còn giữa các nhân vật chóp bu và thứ hai, tranh chấp giữa hai phe : phe mắc hội chứng Nguyễn Cơ Thạch và phe ít bị, vẫn còn đang diễn ra căng thẳng và giằng co. Tuy phe ít bị đang tạm thời giành thắng thế.

    Hội chứng ông Thanh bắt nguồn từ thời hai ông Sang, Trọng muốn phế truất ông Dũng. Cách phản pháo ác liệt của ông Dũng đã cho thấy hội chứng ông Thanh đã bắt đầu. Thất bại của ông Trọng trong việc đưa ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ, lập Ban nội chính và Ban kinh tế để làm đối trọng với Thủ tướng, cho thấy cuộc đấu tranh quyền lực ai hơn ai dần rõ nét. Cái chết của hai ông Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Bá Thanh khẳng định thêm tính không khoan nhượng của cuộc đọ sức quyền lực tàn khốc này.

    Những sự vụ liên quan đến ông Phùng Quang Thanh trong thời gian gần đây là những triệu chứng cuối cùng để khẳng định có hội chứng. Hội chứng đã rõ khi không còn có ai dám bảo vệ và ủng hộ ông Thanh, chống lại thế lực ngầm kia nữa. Chỉ còn là những hình ảnh mờ ảo, gỡ gạc, những cái nhìn soi xét, thương hại.

    Trận đấu ở những phút cuối đã ngã ngũ, tỷ số đã hoàn toàn bất lợi với cá nhân ông Thanh và phe mắc hội chứng Nguyễn Cơ Thạch. Hình như vì quyền lợi của cả hai phe, người ta đang làm mọi cách để ông và phe của ông gỡ bàn danh dự, và cũng không loại trừ khả năng áp lực của tình báo Trung Quốc quá mạnh, không dại gì phe ít bị không nhân nhượng một chút. Ông phải còn sống để làm hài lòng tất cả.

    Hội chứng Phùng Quang Thanh đã làm người Việt Nam đột nhiên sướng lên ở một thời điểm, rồi chợt bừng tỉnh, chưa điều gì báo hiệu tương lai khá hơn cho dân tộc Việt Nam. Quyền lực ngầm kia một khi giành được quyền thế, nếu không thay đổi, nếu không quay lại với nhân dân, thì có khi còn tồi tệ hơn trước.

    Không trông chờ vào ai, đó là thái độ thực tế nhất, người Mỹ cũng chỉ đón lấy nếu chúng ta đưa tay ra cần một sự trợ giúp. Cơ hội đến rất bất ngờ, đôi khi cơ hội đến theo dạng thách đố. Cần lắm những khối óc minh anh và thật sự dũng cảm để đưa dân tộc này ra khỏi những đêm dài tăm tối.

    Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
    http://ethongluan01.blogspot.de/2015/08/hoi-chung-phung-quang-thanh-ang-xuong.html
    Kili
     — with Đao Hoang.

    HIỂM HỌA VÀ KIỆN CÁO


    Công ty nước ngoài kiện chính phủ và hiểm họa từ các hiệp định thương mại tự do

    Lời tòa soạn: 
    Việt Nam đang đàm phán hiệp định thương mại tự do TPP với 11 quốc gia khác ở khu vực Thái Bình Dương, với kỳ vọng có thể giúp kinh tế tăng trưởng và cải thiện tình hình nhân quyền. Nhưng thực tế diễn ra với nhiều nước đang phát triển tham gia các hiệp định khác thì có vẻ không sáng sủa lắm.
    Bài viết sau đây của hai học giả Anh quốc đăng trên báo The Guardian phân tích chi tiết mặt tối này của các hiệp định thương mại tự do, với các ví dụ rất cụ thể.
    Trâm Huyền (dịch từ The Guardian)
    Văn phòng của Luis Parada chỉ cách Nhà Trắng bốn dãy phố, nằm giữa đường K, phố lobby của thủ đô Washington – một dãy những tòa nhà bằng thép và kính từng được mệnh danh là “con đường tới giàu sang” khi nghề buôn bán quyền lực mới trở thành một ngành công nghiệp phát triển của Mỹ. Parada, một người đàn ông nói năng nhỏ nhẹ 55 tuổi đến từ El Salvador, là một trong số ít những luật sư trên thế giới chuyên bảo vệ các chính phủ quốc gia chống lại các vụ kiện từ những công ty đa quốc gia. Ông là một luật sư biện hộ trong một nhánh của ngành luật quốc tế vốn ít được biết đến nhưng ngày càng có ảnh hưởng – nơi mà các nhà đầu tư ngoại quốc có thể kiện các chính phủ trong một hệ thống tòa án để đòi hàng tỷ đô-la.
    Tranh minh họa của Giacomo Gambineri/The Guardian
    Tranh minh họa của Giacomo Gambineri/The Guardian
    Mười lăm năm trước, công việc của Parada thuộc một nhánh nhỏ trong các ngành dịch vụ pháp lý. Nhưng từ năm 2000 trở đi, đã có hàng trăm các nhà đầu tư quốc tế kiện hơn một nửa các nước trên thế giới để đòi bồi thường từ một loạt các hành động chính phủ mà họ nói là đe dọa nguồn lợi nhuận của họ. Năm 2006, Ecuador chấm dứt một hợp đồng thăm dò khai thác dầu mỏ với công ty dầu khí Occidental đóng tại Houston; năm 2012, sau khi bị công ty Occidental khởi kiện trước một tòa án đầu tư quốc tế, Ecuador bị buộc phải bồi thường một khoản tiền kỷ lục là 1.8 tỷ đô-la – xấp xỉ một nửa ngân sách y tế trong một năm của quốc gia này. (Ecuador đã đâm đơn yêu cầu bãi bỏ quyết định này)
    Vụ đầu tiên mà Parada làm là biện hộ cho chính phủ Argentina trong những năm cuối thập niên 90 chống lại tập đoàn Vivendi của Pháp, khi tập đoàn này khởi kiện vì bị tỉnh Tucuman của Argentina can thiệp giới hạn giá cả các dịch vụ cung cấp điện và xử lý nước thải mà tập đoàn này cung cấp cho người dân địa phương. Cuối cùng thì Argentina thua và bị buộc phải trả cho tập đoàn này hơn 100 triệu đô-la Mỹ. Bây giờ, trong vụ nổi tiếng nhất mà ông từng làm, Parada là thành viên của một đội luật sư bảo vệ cho chính phủ El Salvador trước đơn kiện nhiều triệu đô-la từ một công ty khai thác mỏ đa quốc gia sau khi quốc gia Trung Mỹ tí hon từ chối cho công ty này đào vàng.
    Đơn kiện này được nộp từ năm 2009 bởi công ty Canada Pacific Rim – sau đó được công ty khai thác mỏ OceanaGold của Úc mua lại. Công ty này nói họ đã được chính phủ El Salvador gợi ý để chi trả “hàng chục triệu đô là cho các hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản”. Nhưng công ty này cáo buộc là sau khi đã phát hiện được các quặng mỏ vàng và bạc đáng giá thì chính phủ nước này vì các lý do chính trị lại từ chối cấp các giấy phép cần thiết để bắt đầu khai thác. Mức đòi bồi thường của công ty này, có lúc vượt quá 300 triệu đô-la, nay đã được giảm xuống 284 triệu đô-la, vẫn nhiều hơn tổng số tiền viện trợ quốc tế mà El Salvador nhận được năm ngoái. El Salvador lập luận rằng công ty khai thác mỏ này không chỉ thiếu các giấy phép môi trường mà còn không chứng minh được là họ đã mua lại được các vùng đất cần triển khai việc khai thác: nhiều nông dân vùng bắc Cabañas nơi công ty này muốn đào mỏ đã từ chối bán đất cho họ.
    Hàng năm vào ngày 15/9, hàng ngàn người dân El Salvador ăn mừng ngày phần lớn các quốc gia Trung Mỹ giành được quyền độc lập từ Tây Ban Nha. Có pháo hoa và diễu hành lớn trong các làng khắp cả nước. Nhưng năm ngoái tại thị trấn San Isidro ở Cabañas các lễ hội diễn ra trong một bầu không khí khác. Hàng trăm người tụ tập để phản đối mỏ khai thác khoáng sản. Các mỏ vàng thường dùng chất độc Xyanua để tách vàng khỏi quặng và các lo ngại rộng khắp có từ trước về việc ô nhiễm nặng nguồn nước ở El Salvador đã giúp thổi bùng một phong trào mạnh quyết tâm giữ khoáng sản của đất nước nằm im trong đất. Trong quảng trường trung tâm thị trấn các băng-rôn đủ màu sắc được treo cao kêu gọi OceanaGold rút đơn kiện El Salvador và rời khỏi địa phương này. Nhiều băng rôn mang khẩu hiệu “No a la mineria, Si a la vida” (Nói Không với khai thác mỏ, nói Có với cuộc sống).
    Cùng ngày, ở Washington D.C, Parada gom giấy tờ ghi chép của ông rồi lê chân đến một dãy những phòng họp trông không có gì đặc biệt trong tòa nhà J của Ngân hàng Thế giới (the World Bank – ND) nằm bên kia đường từ trụ sở chính của ngân hàng trên đại lộ Pennsylvania. Chỗ này chính là Trung tâm Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International Centre for the Settlement of Investment Disputes – ICSID), định chế chính cho việc xử lý các đơn kiện chính phủ của các công ty. (ICSID không phải là nơi duy nhất thụ lý các vụ như thế; tại London, Paris, Hong Kong và La Hay (“the Hague”) cùng nhiều nơi khác cũng là các địa điểm xử lý kiện tụng tương tự.) Ngày xử án không phải được chọn một cách tình cờ, Parada nói. Vụ kiện đã được đóng khuôn tại El Salvador như là một phép thử cho chủ quyền của đất nước này trong thế kỷ 21, và ông đã đề nghị xử vụ kiện này vào ngày lễ Độc Lập. “Câu hỏi mấu chốt của vụ này”, ông nói, “là liệu một nhà đầu tư quốc tế có thể ép một chính quyền thay đổi luật lệ để làm hài lòng nhà đầu tư thay vì nhà đầu tư tuân thủ luật lệ sẵn có tại quốc gia đó”.
    Phần lớn các hiệp định đầu tư quốc tế và các thỏa thuận thương mại tự do trao cho các nhà đầu tư quốc tế quyền khởi động hệ thống này, được gọi là hệ thống Xử lý Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Chính phủ (Investor-State Dispute Settlement – ISDS), nếu họ muốn thách thức các quyết định của chính phủ vốn ảnh hưởng đến khoản đầu tư của họ. Tại Châu Âu, hệ thống này đã trở thành điểm nóng trong các thương lượng về Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic Trade and Investment Partnership – TTIP) đang được thảo luận giữa Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ. Thỏa thuận giữa hai bên sẽ mở rộng phạm vi và quyền lực của khối thương mại tự do này và làm nó trở nên khó có thể bị cạnh tranh lại trong tương lai. Cả Pháp và Đức đều nói là họ muốn loại bỏ cơ chế ISDS trong thỏa thuận TTIP đang được bàn thảo.
    Các nhà đầu tư đã và đang dùng hệ thống này để kiện đòi bồi thường không chỉ từ các hành vi truất hữu tài sản và nhà xưởng, mà còn từ một loạt chính sách khác, bao gồm các luật lệ môi trường hay luật lệ xã hội mà họ nói là xâm phạm quyền của họ. Các công ty đa quốc gia không chỉ kiện đòi lại tiền đã đầu tư mà còn đòi cả khoản lợi nhuận bị mất và cả “lợi nhuận dự tính trong tương lai” (“expected future profits”). Số các vụ kiện chống lại các quốc gia tại ICSID hiện vào khoảng 500 vụ – và con số đó đang tang lên theo tỷ lệ một vụ mỗi tuần. Tổng số tiền bồi thường đòi được đã lớn tới mức làm các quỹ đầu tư phải chú ý: các đơn kiện chính phủ của các công ty hiện nay được xem là một tích sản có thể được đầu tư vào hoặc dùng làm đòn bẩy để bảo đảm các khoản vay hàng triệu đô-la. Các công ty đang ngày càng dựa vào việc dọa kiện tại ICSID để tạo sức ép lên các chính phủ để họ không dám thách thức các nhà đầu tư.
    “Tôi đã không hề có khái niệm là nó sẽ trở nên như thế”, Parada nói. Ngồi trong một phòng họp có tường bằng kính trong cơ quan của ông, văn phòng công ty luật Foley Hoag, ông ngừng lại, cố tìm cho đúng từ diễn tả được tình trạng của ngành ông đang làm. “Lưu manh (“rogue”)”, cuối cùng ông cũng nói. “Tôi nghĩ là hệ thống trọng tài phân xử giữa nhà đầu tư và quốc gia được tạo ra với những ý định tốt, nhưng trong thực tế nó đã hoàn toàn trở nên lưu manh”.
    **
    Ngôi làng tĩnh lặng Moorburg ở Đức nằm phía bên kia một con sông từ thành phố Hamburg. Đi qua một nhà thờ thuộc thế kỷ thứ 16 và những đồng cỏ nở đầy hoa dại, người ta sẽ thấy hai ống khói lớn nhả liên tục những làn khói xám đậm vào bầu trời. Đây là Kraftwerk Moorburg, nhà máy than nhiệt điện mới vốn là vị hàng xóm gây tranh cãi của ngôi làng Moorburg. Năm 2009, nhà máy này là lý do cho đơn kiện trị giá 1.4 tỷ Euro của Vattenfall, công ty năng lượng đến từ Thụy Điển chống lại nước Đức. Đây là một ví dụ điển hình cho quyền lực của hệ thống pháp lý quốc tế này, được tạo lập để bảo vệ các nhà đầu tư tại các nước đang phát triển, bây giờ nó được dùng để thách thức phương sách của cả các chính phủ châu Âu.
    Từ những năm 1980, các nhà đầu tư từ Đức đã kiện hàng tá các quốc gia bao gồm Ghana, Ukraine và Philippine lên Trung tâm Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Washington D.C. Nhưng với vụ Vattenfall thì chính phủ Đức lần đầu tiên phải ra tòa. Sự trớ trêu dễ được nhận ra đối với những ai cho rằng Đức chính là ‘ông nội’ của định chế trọng tài phân xử giữa nhà đầu tư và quốc gia: một nhóm các doanh nhân người Đức vào cuối những năm 1950 đã tư duy ra một cách để bảo vệ các khoản đầu tư nước ngoài của họ khi làn sóng giành độc lập từ các đế chế thuộc địa châu Âu đang lan rộng. Được dẫn dắt bởi Hermann Abs, Chủ tịch Ngân Hàng Đức (Deutsche Bank), họ gọi phương án của họ là một “đại hiến chương quốc tế” (“international magna carta”) của giới đầu tư tư nhân.
    Trong những năm 1960, ý tưởng của họ được Ngân hàng Thế giới tiếp thu. Ngân hàng nói một hệ thống như thế sẽ giúp các quốc gia đang phát triển thu hút vốn quốc tế. “Tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục”, chủ tịch Ngân hàng Thế giới thời đó George Woods nói, “những quốc gia… cho các nhà đầu tư quốc tế một cơ hội công bằng để kiếm được những khoản lợi nhuận đáng thèm khát – sẽ đạt được các mục tiêu phát triển của mình nhanh chóng hơn những quốc gia không áp dụng chính sách đó”.
    Trong cuộc họp thường niên của Ngân hàng Thế giới vào năm 1964 tại Tokyo, Ngân Hàng chấp thuận một nghị quyết tiến hành tạo dựng một cơ chế cho việc xử lý các vụ mâu thuẫn giữa nhà đầu tư và quốc gia. Dòng đầu tiên trong phần giới thiệu của Công ước ICSID xác định mục tiêu của nó là “sự hợp tác quốc tế vì phát triển kinh tế”. Ngay từ những ngày sơ khai của nó đã có sự chống đối mãnh liệt từ một khối các quốc gia đang phát triển vốn cho là nó sẽ xâm hại chủ quyền của họ. Một nhóm 21 quốc gia – bao gồm gần như toàn bộ các nước châu Mỹ Latinh cộng thêm Iraq và Philippine – bỏ phiếu chống lại phương án được đưa ra tại Tokyo, nhưng Ngân hàng Thế giới vẫn xúc tiến phương án đó bất kể bất đồng. Andreas Lowenfield, một luật gia người Mỹ có tham gia các thảo luận diễn ra ngay từ những buổi ban đầu đó, sau này bình luận: “Tôi tin rằng đây là lần đầu tiên một nghị quyết lớn của Ngân hàng Thế giới đã phải được ép tiến lên bất kể sự phản đối”.
    Phát triển toàn cầu vẫn được tuyên bố là mục tiêu của ICSID. “Ý tưởng”, theo vị tổng thư ký đương quyền của định chế này Meg Kinnear “là nếu một nhà đầu tư cảm thấy rằng có một cơ chế công bằng bất vị lợi mà họ có thể sử dụng khi gặp mâu thuẫn thì họ sẽ tự tin hơn và sẽ giúp thu hút đầu tư… và khi họ đầu tư vào một quốc gia, họ sẽ mang đến đó công việc, thu nhập, kỹ thuật và những thứ tương tự”.
    69b7929b-e82f-4820-a422-fcc0340a8e33-2060x1236
    Tranh minh họa của Giacomo Gambineri/The Guardian
    Nhưng hiện nay chính phủ các nước đang nhận ra một cách quá muộn cái giá phải trả cho sự tự tin đó của các nhà đầu tư. Nhà máy điện Kraftwerk Moorburg đã là một chủ đề gây tranh cãi từ rất lâu trước khi có vụ kiện về nó. Trong suốt nhiều năm, người dân địa phương và các nhóm bảo vệ môi trường phản đối việc xây dựng nhà máy này giữa những lo ngại ngày càng lớn về thay đổi khí hậu và ảnh hưởng có thể có của dự án này lên con sông Elbe. Vào năm 2008, Vattenfall xin được giấy phép sử dụng nước cho dự án Moorburg, nhưng đáp ứng sức ép từ địa phương, nhà chức trách đã bắt Vattenfall phải tuân thủ những quy định nghiêm khắc về môi trường giới hạn sử dụng nước của nhà máy và ảnh hưởng của nó lên cá trên sông.
    Vattenfall kiện chính quyền Hamburg ra tòa án địa phương. Đồng thời cũng là nhà đầu tư ngoại quốc, công ty này có thể kiện lên ICSID. Công ty này nói rằng các chính sách sách về môi trường khắt khe đến mức vi phạm các quyền của họ được bảo đảm dưới hiệp ước hiến chương Năng Lượng (“the Energy Charter Treaty”), một thỏa thuận đầu tư đa phương được ký kết bởi hơn 50 quốc gia bao gồm Thụy Điển và Đức. Công ty này cáo buộc là các điều kiện môi trường kèm theo giấy phép sử dụng nước của họ quá nặng nề dẫn đến việc làm nhà máy này không thể hoạt động, và theo đó cấu thành hành vi truất hữu gián tiếp.
    “Chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên”, Lãnh đạo đảng Xanh địa phương Jens Kerstan cười và nói trong phòng làm việc ngập nắng của ông tại Hamburg năm ngoái. “Theo như tôi biết, có một số hiệp ước bảo vệ cho các công ty Đức tại các nước đang phát triển hay các nước độc tài, nhưng một công ty châu Âu có thể kiện Đức hoàn toàn là một bất ngờ đối với tôi”.
    Vụ Vattenfall kiện Đức cuối cùng được giải quyết thông qua dàn xếp vào năm 2011 sau khi công ty Vattenfall thắng kiện tại tòa án địa phương và nhận lại giấy phép sử dụng nước cho nhà máy Moorburg với những chuẩn mực môi trường thấp hơn được quy định ban đầu mà theo các chuyên gia pháp lý thì cho phép nhà máy dùng nhiều nước sông hơn và giảm thiểu các biện pháp bảo vệ cá sông. Bây giờ đến phiên Ủy ban Châu Âu (“European Commission”) vào cuộc, kiện nước Đức ra Tòa án Công lý Châu Âu (“EU Court of Justice”) với lý do việc nước này cho phép nhà máy than nhiệt điện hoạt động đã vi phạm luật môi trường Châu Âu khi không làm nhiều hơn để giảm rủi ro cho các loài cá cần được bảo vệ, bao gồm cá hồi, vốn thường bơi qua sông gần nhà máy để ra biển Bắc.
    Một năm sau vụ Moorburg, Vattenfall lại kiện Đức. Lần này thì là vì quyết định của chính phủ Liên bang Đức tiến hành giải trừ năng lượng hạt nhân. Vụ kiện thứ hai này vẫn đang tiếp diễn – hiện nay còn có ít thông tin về nó trên dữ liệu công cộng, mặc dù đã có các báo cáo cho thấy Vattenfall đang đòi đến 4.7 tỷ Euro từ tiền thuế của người dân Đức. Xấp xỉ một phần ba các vụ việc đã được quyết định tại ICSID được xác nhận là kết thúc bằng “dàn xếp”, có nghĩa là – như vụ Moorburg đã cho thấy – nội dung những dàn xếp này rất có thể đã tạo lợi nhuận cho các nhà đầu tư, dù điều khoản của những dàn xếp đó hiếm khi được tiết lộ.
    Hiện nay có hàng ngàn các thỏa thuận đầu tư quốc tế và hiệp định thương mại tự do được các quốc gia ký kết cho phép những công ty ngoại quốc sử dụng hệ thống xử lý tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ nếu các công ty này quyết định thách thức các quyết sách của chính phủ. Các vụ tranh chấp thường được phân xử bởi một ban gồm ba vị trọng tài thương mại; mỗi bên tranh chấp được chọn bổ nhiệm một vị trọng tài và vị thứ ba phải được cả hai bên đồng ý bổ nhiệm. Quyết định vụ việc được đưa ra qua đa số phiếu và các quyết định thường là chung thẩm và có tính ràng buộc. Không có hệ thống kháng cáo – chỉ có phương án xin bác bỏ quyết định vốn chỉ được dùng dựa trên một nhóm các lý do rất giới hạn. Nếu các chính phủ không chịu chi trả bồi thường sau khi có quyết định, tài sản của các chính phủ đó phải bị cưỡng chế tại hầu như toàn bộ các nước trên thế giới (các công ty có thể nộp đơn xin tòa án các nước ra lệnh thi hành quyết định). Trong khi định chế ủy ban trọng tài (“tribunal”) không có khả năng cưỡng ép bắt buộc một đất nước phải thay đổi luật lệ của nó, hoặc cho một công ty một giấy phép nhất định nào đó, rủi ro phải chịu những khoản bồi thường khổng lồ có thể trong một số trường hợp tạo đủ sức thuyết phục một chính quyền phải xem xét lại các chính sách của họ. Khả năng tránh phải tiến hành các thủ tục tranh tụng trọng tài có thể dùng để khuyến khích các chính quyền phải chấp nhận tham gia thương lượng dàn xếp một cách có ý nghĩa.
    Tại Guatemala, tài liệu nội bộ của chính phủ thu thập được thông qua Đạo luật tự do thông tin (“Freedom of Information Act”) của nước này cho thấy rủi ro kiện tụng là một phần lý do khiến cho chính phủ không dám đụng đến một mỏ vàng đang gây tranh cãi của nước này, mặc cho hàng loạt các cuộc biểu tình từ dân chúng và một lời đề nghị từ Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ (“Inter-American Commission on Human Rights”) là mỏ vàng này phải bị đóng. Hành vi thách thức mỏ vàng này, các tài liệu chính phủ cảnh báo, có thể khiêu khích công ty khai thác mỏ Goldcorp của Canada khởi động cơ chế ICSID và viện dẫn các điều khoản trong Hiệp định tự do thương mại Trung Mỹ (“Central American Free Trade Agreement (Cafta)”) cho phép “tận dụng cơ chế trọng tài quốc tế và các yêu cầu đòi bồi thường từ chính phủ kèm theo cơ chế đó”. Mỏ vàng vẫn được cho phép hoạt động.
    Các yêu cầu đòi bồi thường của các công ty càng lớn thì có vẻ là rủi ro tài chính khổng lồ từ xử lý tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ thông qua trọng tài, trên thực tế, sẽ cho các nhà đầu tư ngoại quốc quyền phủ quyết chống lại các chính sách chính phủ.
    * * *
    Việc các công ty không thành công trong các đơn kiện chính phủ của họ có thể có một số lợi ích nhất định. Năm 2004, chính quyền mới, hậu-apartheid của Nam Phi ban hành Đạo luật về phát triển các nguồn khoáng sản và dầu khí (“Mineral and Petroleum Resources Development Act (MPRDA)”). Bên cạnh một số quy định mới về khai thác mỏ, đạo luật này muốn giải quyết sự bất bình đẳng do lịch sử để lại trong khu vực kinh tế khai thác mỏ bằng cách yêu cầu các công ty hợp tác với những người dân đã từng chịu cảnh khốn cùng dưới chế độ apartheid. Cơ chế mới này chấm dứt tất cả các quyền khai thác mỏ đã có trước đó và yêu cầu các công ty phải xin lại giấy phép để tiếp tục hoạt động. Nó cũng yêu cầu bắt buộc là người Nam Phi da màu phải được dành riêng một mức sở hữu ít nhất là 26% cổ phần công ty khai thác mỏ.
    Hai năm sau đó một nhóm các nhà đầu tư người Ý, vốn đang cùng nhau kiểm soát ngành công nghiệp khai thác đá granite của Nam Phi, tiến hành một vụ kiện mang tính bước ngoặt chống lại chính phủ Nam Phi. Các nhà đầu tư này cáo buộc là cơ chế khai thác mỏ mới của Nam Phi đã truất hữu các khoản đầu tư của họ một cách phi pháp và đối xử một cách không công bằng với họ. Họ đòi 350 triệu đô-la bồi thường.
    Vụ kiện được tiến hành bởi một nhóm thành viên của các gia đình Foresti và Conti, những gia đình nổi tiếng trong giới công nghiệp xứ Tuscan, và Finstone – một công ty tổng ngạch phiếu khoán (“holding company”) đóng tại Luxembourg. Bên khởi kiện viện dẫn hai hiệp ước đầu tư song phương được chính phủ Nelson Mandela ký vào những năm 1990. Jason Brickhill, một luật sư của Tổ chức trung tâm các nguồn lực pháp lý (“Legal Resources Centre”) đóng tại Johannesburg nói rằng chính quyền mới hậu-apartheid của Nam Phi có vẻ đã xem các hiệp ước đầu tư này “như những hành động ngoại giao thiện chí hơn là những thỏa thuận pháp lý nghiêm chỉnh có những hệ quả kinh tế sâu rộng tiềm tàng”.
    Brickhill nói rằng, vào thời đó, các quan chức được mời đến dự các buổi họp ở Châu Âu nơi diễn ra “đủ loại thảo luận về phương hướng kinh tế và thương mại của Nam Phi, và một phần trong đó là mong đợi rằng Nam Phi sẽ tiến hành ký kết hiệp ước đầu tư – nhưng các quan chức không thật sự hiểu nội dung những cam kết pháp lý mà họ đang tiến đến”. Peter Draper, một cựu viên chức Bộ Thương Mại và Công Nghiệp Nam Phi nói một cách thẳng thừng hơn: “Chúng tôi về bản chất đã cho không cả cửa tiệm mà không hỏi những câu hỏi quan trọng hay tìm cách bảo vệ các không gian chính sách (“policy space”) quan trọng”.
    5b1d2784-1a2b-4fb1-bfa5-a24046a1848a-2060x1236
    Tranh minh họa của Giacomo Gambineri/The Guardian
    Vụ kiện giữa các công ty khai thác granite và chính quyền Nam Phi kéo dài suốt bốn năm trước khi kết thúc một cách đột ngột khi nhóm các nhà đầu tư Ý quyết định rút đơn kiện và ủy ban trọng tài theo đó buộc nhóm này bồi hoàn cho chính quyền Nam Phi 400,000 Euro (290,000 Bảng Anh) chi phí vụ việc. Lúc đó, một thông cáo của chính quyền Nam Phi ca tụng rằng đó là một “kết quả thành công” – mặc dù chính quyền Nam Phi vẫn còn kẹt khoản phí luật sư 5 triệu Euro chưa ai trả. Đồng thời các nhà đầu tư Ý cũng giành được một chiến thắng rõ rệt: sức ép từ vụ kiện theo như họ nói đã giúp họ đạt một thỏa thuận chưa từng có tiền lệ với chính quyền Nam Phi cho phép các nhà đầu tư này chỉ phải sang nhượng 5% sở hữu cổ phần của họ cho người Nam Phi da màu – thay vì mức tối thiểu 26% mà nhà chức trách ngành khai thác mỏ đặt ra. “Chưa có một công ty khai thác mỏ nào ở Nam Phi được chính quyền đối xử hào phóng như thế kể từ khi có cơ chế khai thác mỏ mới”, một luật sư của các nhà đầu tư Ý là Peter Leon đã khoác lác như thế vào thời điểm đó.
    Chính quyền Nam Phi có vẻ đã đồng ý với thỏa thuận này, trong khi đi ngược lại tinh thần khắc phục, bù đắp các di sản thời hậu-apartheid tại Nam Phi, nhằm ngăn chặn một làn sóng các vụ kiện tương tự chống lại họ. “Nếu các vụ kiện được quyết định bất lợi cho chính quyền, họ nghĩ ‘Thôi rồi, chúng ta tiêu.’ Và tôi nghĩ đó là lý do tại sao họ vui vẻ đồng ý dàn xếp”, Jonathan Veeran, một luật sư khác của các công ty khai thác mỏ, nói trong một buổi phỏng vấn tại văn phòng của ông tại Johannesburg. Các thân chủ của ông “rất hài lòng với kết quả đạt được”, ông ta nói vậy.
    Một số ít các nước đang tìm cách tự giải thoát khỏi các ràng buộc của hệ thống xử lý tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ. Một trong số các nước này là Bolivia, nơi vào năm 2000 hàng ngàn người tại thành phố lớn thứ ba của quốc gia này là Cochabamba đã đổ ra đường biểu tình chống việc tăng giá nước của một công ty tư nhân được sở hữu bởi Bechtel, một công ty kỹ thuật công chánh của Hoa Kỳ. Giữa những cuộc biểu tình, chính phủ Boliva can thiệp và chấm dứt các nhượng quyền của công ty này. Công ty này sau đó đâm đơn kiện chính phủ Bolivia ra ICSID đòi 50 triệu đô-la bồi thường. Năm 2006, sau một chiến dịch kêu gọi công ty này từ bỏ vụ kiện, họ mới đồng ý chấp nhận khoản bồi thường tượng trưng ít hơn 1 đô-la.
    Sau vụ kiện đắt đỏ này, Bolivia quyết định chấm dứt các thỏa thuận quốc tế mà họ đã ký với các nước khác vốn cho phép nhà đầu tư các nước này được sử dụng các ủy ban trọng tài quốc tế. Nhưng ra khỏi hệ thống này không phải là việc đơn giản. Phần lớn các thỏa thuận quốc tế có các “điều khoản mặt trời lặn” (“sunset clauses”) cho phép thỏa thuận quốc tế vẫn có hiệu lực trong vòng 10 năm, thậm chí 20 năm sau khi thỏa thuận bị chấm dứt.
    Năm 2010, Tổng thống Bolivia Evo Morales quốc hữu hóa nhà cung ứng năng lượng lớn nhất của nước này là Empresa Eléctrica Guaracachi. Nhà đầu tư năng lượng Rurelec của Anh lúc đó gián tiếp nắm một khoản 50.001% cổ phần công ty Bolivia này. Rurelec quyết định kiện Boliva ra tòa trọng tài thường trực tại La Hay đòi bồi thường 100 triệu đô-la. Năm ngoái, Bolivia bị buộc phải trả Rurelec 35 triệu đô-la; sau nhiều tháng thương lượng, khoản tiền này được hai bên dàn xếp kéo xuống 31 triệu đô-la vào tháng 5 năm 2014. Quỹ đầu tư Rurelec từ chối bình luận cho bài báo này nhưng tán dương kết quả vụ việc trong một loạt các thông cáo báo chí trên trang web của họ. “Điều phiền muộn duy nhất của tôi là đã tốn quá nhiều thời gian để dàn xếp vụ này”, giám đốc điều hành quỹ đầu tư này nói trong một văn bản. “Tất cả những gì chúng ta muốn là một cuộc thương lượng thân thiện và một cái bắt tay từ Tổng thống Morales”.
    Ngay cả những quốc gia vốn phản đối việc ban hành hệ thống xử lý tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ ngay từ đầu sau buổi họp thường niên năm 1964 của Ngân hàng Thế giới tới nay cũng đã ký hàng tá các thỏa thuận mở rộng phạm vi của hệ thống này. Với sự phát triển nhanh chóng của các hiệp ước giống như vậy – hiện nay có khoảng 3,000 hiệp ước đang có hiệu lực – một ngành dịch vụ chuyên sâu đang được phát triển để giúp các công ty tìm cách lợi dụng các hiệp ước cho phép việc sử dụng hệ thống xử lý tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ, và giúp các công ty này tự cấu trúc doanh nghiệp của họ để được hưởng lợi từ những hình thức bảo vệ có thể có. Đây là một ngành lắm tiền: chi phí pháp lý thôi trung bình đã là 8 triệu đô-la một vụ, nhưng đã có những vụ chi phí pháp lý vượt 30 triệu đô-la; chi phí của trọng tài thương mại có mức khởi điểm là 3,000 đô một ngày cộng thêm các tiêu phí khác.
    Trong khi không có cơ chế tương trợ pháp lý cho các chính phủ quốc gia để họ tự bảo vệ trước các đơn kiện trong các tranh chấp như vậy, các công ty lại có sự trợ giúp của một nhóm ngày càng đông các nhà đầu tư tài chính không liên quan nhưng sẵn sàng góp tiền cho các vụ kiện chống chính phủ, đổi lại các nhà đầu tư tài chính này được hưởng một miếng từ khoản bồi thường cuối cùng đòi được.
    Các đơn kiện đang ngày càng trở nên đáng giá ngay cả trước khi chúng được dàn xếp. Sau khi khởi kiện chính phủ Bolivia, quỹ đầu tư Rurelec dùng hồ sơ kiện Bolivia làm đòn bẩy để vay mượn thành công một khoản nhiều triệu đô-la giúp họ mở rộng kinh doanh. Trong vòng hơn 10 năm qua, và đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một nhóm ngày càng đông các quỹ đầu tư chuyên sâu đã chuyển sang tìm kiếm lợi nhuận thông qua các vụ kiện như thế này, họ xem các hồ sơ kiện tụng nhiều triệu đô-la của các công ty như một dạng tài sản mới (new asset class).
    Một trong những quỹ đầu tư chuyên trợ giúp các đơn công ty kiện chính phủ là Burford Capital nằm chỉ cách ga tàu East Croydon vài dãy phố trong một tòa nhà gạch nâu không có gì đặc biệt. Các công ty hiếm khi tiết lộ việc các đơn kiện của họ được các nhà đầu tư biệt lập chung chi nhưng trong vụ Rurelec kiện Bolivia bản thân Burford trong một thông cáo báo chí đắc thắng đã tán tụng sự tham dự “chưa từng có” của họ vào vụ kiện. Thường là các quỹ đầu tư như thế này sẽ thỏa thuận chung chi cho các đơn kiện chính phủ của các công ty này đổi lấy quyền được chia chác các khoản bồi thường đòi được. Trong vụ này Burford cho Rurelec vay 15 triệu đô-la dùng đơn kiện Bolivia làm tài sản cầm cố.
    “Rurelec không cần vốn để thuê luật sư. Họ cần vốn để tiếp tục mở rộng việc kinh doanh”, Burford nói trong một văn bản. “Vụ việc này cho thấy rõ ràng các lợi ích của tài chính tranh tụng (“litigation finance”) có thể có nhiều hơn chỉ đơn thuần việc chi trả chi phí pháp lý”, giám đốc điều hành của Burford nói thêm, “và trong nhiều vụ có thể cung cấp một biện pháp tài chính thay thế hiệu quả giúp các công ty đạt được mục tiêu chiến lược của họ”. Vụ việc đã rất có lợi cho bản thân Burford: họ thông báo một khoản lợi nhuận sau thuế từ vụ kiện này là 11 triệu đô-la.
    Một người phát ngôn của Burford giải thích thêm: “Burford không chi trả cho đơn kiện của Rurelec vốn đã diễn ra được hai năm trước khi chúng tôi tham gia. Chúng tôi đã tạo một cơ chế cho vay công ty để tạo điều kiện cho Rurelec mở rộng các hoạt động của họ tại Nam Mỹ, và chúng tôi xem đơn kiện đó như một tài sản may rủi (a contingent asset) có tác dụng giúp cho việc chi trả khoản vay này”.
    Ngay từ ban đầu, một phần lý do tạo dựng hệ thống xử lý tranh chấp quốc tế giữa nhà đầu tư và chính phủ là để tạo một diễn dàn trung lập (“neutral forum”) cho việc giải quyết các mâu thuẫn mà theo đó các nhà đầu tư từ bỏ quyền yêu cầu trợ giúp ngoại giao từ quốc gia của họ trong các vụ mâu thuẫn tại nước ngoài. Nhưng tài liệu thu thập được từ một yêu cầu Tự do Thông tin (“Freedom of Information request”) đã giúp phát hiện rằng Rurelec đã dựa vào chính quyền Anh quốc và chính quyền này đã can thiệp một cách tích cực vào vụ việc để ủng hộ Rurelec.
    Trong một hồ sơ 44 trang được tiết lộ có hàng tá các email và tài liệu nội bộ từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 6 năm 2014 có nhắc một cách rõ ràng đến những nỗ lực lobby của chính quyền Anh cho công ty Rurelec. Một email từ đại sứ Anh ở Bolivia Ross Denny gửi đến một bên giấu tên có dòng này: “Lobby cho Rurelec, có chứ”. Một email khác cũng từ Denny nói rằng “các nỗ lực lobby ở cấp cao cho Rurelec của chúng tôi đã cho thấy sự cương quyết bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp của chúng tôi”. Và một email khác nói đơn giản: “Rurelec cần chúng ta giúp”.
    Có vẻ là sứ quán Anh biết rõ là hệ thống trọng tài phân xử phải là một hệ thống bất thiên vị. Trong một email, có vẻ là thảo luận tìm cách trả lời một thắc mắc từ công chúng, nói rằng: “Với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, vị trí của chúng tôi là chính phủ Anh không can thiệp vào các vụ việc pháp lý đưa ra dựa trên các hiệp ước đầu tư chúng tôi đã ký”. Cả tên người gửi và người nhận email này đều bị tô đen bảo mật. Email này nói tiếp: “Nếu Bộ Ngoại giao Anh vẫn còn có những đối thoại tiếp diễn với công ty trong vấn đề này, có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu quý vị trả lời thắc mắc kia bằng vài dòng chung chung từ chúng tôi về lợi ích của các hiệp ước đầu tư”.
    * * *
    Tranh minh họa của Giacomo Gambineri/The Guardian
    Tranh minh họa của Giacomo Gambineri/The Guardian
    El Salvador đã chi trả hơn 12 triệu đô cho luật sư chống lại đơn kiện của Pacific Rim, nhưng ngay cả khi họ thành công trong việc đánh bại đơn kiện giá 284 triệu đô-la này họ cũng có thể không bao giờ đòi lại được chi phí cho vụ việc. Đã rất nhiều năm qua các nhóm phản đối của El Salvador kêu gọi Ngân hàng Thế giới tiến hành một cuộc thẩm duyệt lại một cách cởi mở trong công luận về ICSID. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành. Trong những năm gần đây, một số ý tưởng đã được đưa ra cho việc cải thiện hệ thống xử lý tranh chấp quốc tế giữa nhà đầu tư và chính phủ – áp dụng nguyên tắc “bên thua trả” đối với chi phí vụ việc là một ví dụ, hay là nâng cao sự minh bạch. Giải pháp có lẽ là thiết lập một hệ thống kháng án để các quyết định gây tranh cãi có thể được xem xét lại.
    Năm ngoái David Morales lãnh đạo cơ quan kiểm tra nhân quyền của El Salvador (một vị trí được tạo dựng từ các thương lượng hòa bình sau nội chiến diễn ra tại quốc gia này từ năm 1979 đến 1992) thuê hẳn một trang trên tờ báo quốc gia La Prensa Gráfica để viết lời kêu gọi chính quyền El Salvador xem xét lại tất cả các hiệp ước đầu tư quốc tế mà quốc gia này đã ký kết nhằm mục tiêu thương lượng lại hay chấm dứt các hiệp ước này. Luis Parada, người đại diện chính phủ El Salvador trong vụ kiện với Pacific Rim, đồng ý rằng đây là một quyết sách khôn ngoan: “Cá nhân tôi không nghĩ là các quốc gia có nhiều lợi ích từ những hiệp ước này bằng những rủi ro mà chúng gây ra trong phân xử trọng tài quốc tế”.
    Một số quốc gia đã quyết định giảm thiểu thiệt hại và cố gắng thoát ra khỏi các hiệp ước thương mại như thế. Sau khi dàn xếp vụ kiện của các công ty khai thác mỏ nước ngoài chống lại các luật lệ ngành khai thác mỏ hậu-apartheid của họ, chính phủ Nam Phi quyết định chấm dứt nhiều thỏa thuận đầu tư khác.
    “Điều làm chúng tôi lo ngại là người ta có thể có quy trình phân xử trọng tài quốc tế mà trong đó ba cá nhân quyết định một thứ mà trên thực tế được xem là một chương trình lập pháp ở Nam Phi vốn đã được đưa ra một cách dân chủ, và bằng một cách nào đó ủy ban trọng tài này có thể thách thức chương trình lập pháp đó”. Xavier Carim, cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Nam Phi, nói. “Rất rất rõ ràng là các hiệp ước này có thể được diễn giải một cách rất rộng bởi cả các ban trọng tài và các nhà đầu tư tìm cách thách thức các chính sách của chính phủ, với cơ hội được hưởng những khoản bồi thường lớn”. Carim, người hiện nay là đại diện của Nam Phi tại Tổ chức Thương mại Thế giới (“World Trade Organisation”) tại Geneva, nói rằng “Một sự thật đơn giản là các hiệp ước này cho bạn rất ít lợi ích trong khi chúng chỉ mang đến các rủi ro”.
    Trước khi xúc tiến việc chấm dứt các thỏa thuận đầu tư, chính phủ Nam Phi tiến hành làm một nghiên cứu nội bộ để xác định xem các hiệp ước nói trên có thật sự giúp thu hút đầu tư nước ngoài hay không. “Không có một mối liên quan rõ ràng giữa việc ký kết hiệp ước và việc nhận được đầu tư”, Carim giải thích. “Chúng tôi có những nguồn đầu tư to lớn từ Mỹ, Nhật hay Ấn Độ và một số nước khác vốn là những nước mà chúng tôi không hề ký hiệp ước đầu tư nào. Các công ty không tới một nước và đầu tư chỉ vì nước đó có hay không có hiệp ước đầu tư song phương nào đấy. Họ đầu tư nếu họ thấy sẽ có lời”.
    Brazil chưa bao giờ tham gia hệ thống này – nước này chưa hề ký kết một hiệp ước đầu tư nào có các điều khoản cho phép sử dụng hệ thống xử lý tranh chấp quốc tế giữa nhà đầu tư và chính phủ – và họ chưa bao giờ gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư quốc tế.
    Parada nói rằng sẽ cần có “một sự đồng thuận rộng rãi của các quốc gia quyết tâm” để có thể kìm hãm hệ thống này. “Chỉ những nước đã thiết lập hệ thống này mới có thể sửa chữa nó”, ông ta nói. “Tôi chưa thấy một cộng đồng có sức mạnh với các quốc gia có ý chí chính trị [để làm việc này]… chưa nói đến một sự đồng thuận rộng rãi. Nhưng tôi hy vọng nó sẽ đến”.
    Các tác giả Claire Provost và Matt Kennard là các thành viên nhận học bổng Bertha của Viện Báo chí điều tra (Centre for Investigative Journalism) của Anh. Bài báo này được thực hiện với sự trợ giúp của Quỹ điều tra của tổ chức truyền thông ủng hộ báo chí độc lập Nation Institute. Quyển sách The Racket của tác giả Matt Kennard vừa được nhà xuất bản Zed Books xuất bản.
    (Tạp chí Luật Khoa)

    Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

    NGÔ THỤY MIÊN , BẬC THẦY CỦA ÂM NHẠC TRỮ TÌNH





    Âm nhạc Việt Nam chúng ta tự hào có rất nhiều nhạc sĩ tài ba mà những cống hiến của họ đã góp phần làm cho nền âm nhạc chúng ta từ trong nước ra đến hải ngoại thật là tuyệt vời đáng ngợi khen . Trong số họ Ngô Thụy Miên có thể nói mà không sợ bị cho là quá đáng khi ta tôn vinh ông là bậc thầy của âm nhạc trữ tình . Nhạc của NTM dìu dặt, réo rắt, róc rách, vi vu, líu lo và vô cùng kỳ diệu . Còn ca từ thì mượt mà, trau chuốt và siêu đẳng ít ai sánh , cứ như là thi ca, như là hội họa . Đẹp đẽ và tuyệt vời , con hơn cả tuyệt vời nữa .
    Hãy nghe bài Bài Tình Ca Cho Em mà ông viết năm 1980
    http://www.youtube.com/watch?v=wcL5ZwMhCO4&noredirect=1
    BẢN TÌNH CA CHO EM (1980)


    Anh hát cho em bài tình ca thiết tha 
    Anh hát cho em vì tình ta xót xa 
    Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ 
    Thương dáng em cười nhớ nụ mắt bờ môi

    Anh nhớ năm xưa mùa xuân em đến thăm 
    Em nói yêu anh rồi tình qua rất nhanh 
    Một ngày chợt đến bỗng tình như đã lỡ 
    Một ngày chợt đến bỗng đời như tan vỡ

    Ai đã yêu em những đêm buồn giá lạnh 
    Và ai âu yếm hát những lời thiết tha trìu mến 
    Ai đã nâng niu đón đưa ngày tháng dài 
    Giờ đâu còn nữa ngày vui đã hết tình ta đã chết

    Anh chúc cho em đời yên vui đắm say 
    Anh chúc cho em dù lòng nghe đắng cay 
    Một ngày nào đó dẫu tình ta đã lỡ 
    Một ngày nào đó ta vẫn yêu mãi người thôi..

    Bài hát này có thể nói là 1 trong những bài hay nhất của tân nhạc Việt Nam , nhạc sĩ nói về nỗi buồn về nỗi đau mà không cay cú, không độc địa, thâm độc , ông chỉ trách móc nhẹ nhàng , sâu sắc và rất chân thành . Sự thành thật đã thể hiện tính cách của nghệ sĩ .




    Bài Mùa Thu Cho Em
    http://www.youtube.com/watch?v=UVCQoGZw91k&feature=related
    MÙA THU CHO EM (1967)

    Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
    Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
    Và em có nghe khi mùa thu tới
    mang ái ân mang tình yêu tới
    Em có nghe, nghe hồn thu nói
    mình yêu nhau nhé
    Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
    Em có hay thu về hết dấu cô liêu
    Và em có hay khi mùa thu tới
    bao trái tim vương màu xanh mới
    Em có hay, hay mùa thu tới
    hồn anh ngất ngây
    Nắng úa dệt mi em, và mây xanh thay tóc rối
    Nhạt môi, môi em thơm nồng
    Tình yêu vương vương má hồng
    Sẽ hát bài cho em, và ru em yên giấc tối
    Ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
    Chờ em anh nghe mùa thu trôi
    Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
    Em có mơ, mơ mùa mắt ướt hoen mi
    Và em có mơ khi mùa thu tới
    hai chúng ta sẽ cùng chung lối
    Em với anh mơ mùa thu ấy
    tình ta ngát hương

    Biết bao nhiêu nhà thơ , nhà văn , họa sĩ và nhạc sĩ miêu tả tuyệt vời về mùa thu nhưng NTM viết về mùa thu 1 cách đặc biệt , 1 cách rất riêng , không như Lưu Trọng Lư hay nhiều người khác , ông đem đến cho khán thính giả 1 bài nhạc ngọt ngào , quyến rũ .
    Và bài Giáng Ngọc, 1 bài độc đáo vô cùng, vì ca từ xuất sắc và nhạc tuyệt hảo .
    GIÁNG NGỌC (1970)

    http://www.youtube.com/watch?v=8uXtDK2TTcQ


    Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa
    Vẫn tóc mây bay má môi hồng thắm
    Gót bước nhẹ vương ý thơ
    Tình yêu nào vương mắt ngọc
    Mơ ước vẫn chưa phai nhòa


    Và một lần thôi xin mắt em cay
    Xin hết đi hoang những chiều buồn say
    Và xin rằng mưa vẫn bay
    Tình yêu này dâng mắt ngọc
    Son phấn xin đừng ướt mi...


    Chiều buồn mưa bay, gió lay
    Một mình cô đơn bước chân âm thầm
    Và tình yêu dâng nhớ nhung trong lòng
    Mộng mơ giăng kín nét môi thiên thần...


    Nhạc chiều lang thang rũ say
    Từng hạt mưa rơi khóc trên cung đàn
    Rượu nồng ai say ngất ngây vì nhớ
    Và tình yêu đó xin dừng bước chân...


    Lặng nghe xa vắng nghe tiếng cô liêu
    Tôi vẫn đi hoang những chiều buồn say
    Tình yêu đành thôi ước mơ
    Tìm quên bằng men ý nhạc
    Duyên ước xin đành kiếp sau...


    Tôi nghe đi nghe lại và mỗi lần dường như khám phá ra 1 điều gì đó mới lạ, khác lạ trong ca khúc này . Ẩn dụ, ẩn chứa bao nhiêu đam mê về người con gái ông yêu và về tình yêu nói chung . Ca từ hay đến nỗi mà có lẽ không có nhà thơ nào viết hay hơn nữa . Nhạc réo rắt như dòng suối róc rách của cõi vô cùng thiên đàng nơi địa đàng . Một tình yêu đơn phương dường như tuyệt vọng nhưng vẫn ánh lên 1 nét gì đó hy vọng mong manh .
    Và hãy nghe bài Riêng Một Góc Trời 1996, 1 sắc thái khác, 1 góc trời khác và 1 kỷ niệm khác nhưng vẫn hòa chung 1 dòng nhạc đẹp tuyệt của NTM, 1 nhạc sĩ vĩ đại , 1 thiên thần giữa cõi nhân gian chúng ta . Cám ơn nhạc sĩ tài ba .
    Hãy nghe ca sĩ hát http://www.youtube.com/watch?v=gLzUVIah0T0
    hãy nghe saxophone http://www.youtube.com/watch?v=TvqnidxR-Wg
    SCE Concert 2009
    http://www.youtube.com/watch?v=ECs30bCejoU&feature=related
    và guitare http://www.youtube.com/watch?v=yEQPwd--5l4&feature=related
    RIÊNG MỘT GÓC TRỜI (1996)


    Tình yêu như nắng, nắng đưa em về, bên giòng suối mơ 
    Nhẹ vương theo gió, gió mang câu thề, xa dời chốn xưa 
    Tình như lá úa, rơi buồn, trong nỗi nhớ 
    Mưa vẫn mưa rơi, mây vẫn mây trôi, hắt hiu tình tôi

    Người vui bên ấy, xót xa nơi này, thương hình dáng ai 
    Vòng tay tiếc nuối, bước chân âm thầm, nghe giọt nắng phai 
    Ðời như sương khói, mơ hồ, trong bóng tối 
    Em đã xa xôi, tôi vẫn chơi vơi, riêng một góc trời

    Người yêu dấu, người yêu dấu hỡi 
    Khi mùa xuân vội qua chốn nơi đây 
    Nụ hôn đã mơ say, bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu 
    Tìm đâu thấy, tìm đâu thấy nữa 
    Khi mùa đông về theo cánh chim bay 
    Là chia cách đôi nơi, là hạnh phúc rã rời, người ơi

    Một mai em nhé, có nghe Thu về, trên hàng lá khô 
    Ngàn sao lấp lánh, hát câu mong chờ, em về lối xưa 
    Hạ còn nắng ấm, thấy lòng sao buốt giá 
    Gọi tên em mãi, trong cơn mê này, mình nhớ thương nhau

    Và còn nhiều, nhiều nữa tôi xin mời quý vị hãy thưởng thức và trân quý nhạc NTM, 1 viên ngọc quý của âm nhạc Việt Nam
    Ngô Thụy Miên (1948 - ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Là tác giả của những ca khúc lãng mạn Áo lụa Hà Đông, Riêng một góc trời, Niệm khúc cuối... Ngô Thụy Miên được xem như một trong những nhạc sĩ lớn của miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại về sau.
    Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 9 tại Hải Phòng. Ông là con thứ nhì trong một gia đình bảy người con. Ngô Thụy Miên lớn lên với sách vở, thơ văn, gia đình anh điều hành nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau đó ở Sài Gòn (trên đường Phan Đình Phùng). Thời học sinh, ông có học nhạc với nhạc sĩ Chung Quân và Hùng Lân tại trường trung học Nguyễn Trãi. Sau đó ông học ở Đại học Khoa học Sài Gòn. Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo hoc vĩ cầm với giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp với giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian học ở đây, Ngô Thụy Miên quen biết với Đoàn Thanh Vân, con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu và hai người có một mối tình.
    Từ năm 1970 đến 1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng khoảng thời gian đó, ông là trưởng ban nhạc Luân Phiên tại đài phát thanh Quân đội.
    Bắt đầu sáng tác từ năm 1963, tác phẩm đầu tiên của ông Chiều nay không có em đến với công chúng năm 1965, sau đó là Mùa thu cho em và những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như Paris có gì lạ không em, Tuổi 13... Trong thời gian theo học đại học, ông đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 - 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang... cuốn băng tạo được thành công rực rỡ.
    Sự kiện 30 tháng 4, 1975, Đoàn Thanh Vân cùng với toàn gia đình di tản sang Mỹ trong ngày đầu tiên. Tháng 10 năm 1978, Ngô Thụy Miên rời Việt Nam, vượt biên đến Mã Lai, sau đó qua Montréal (Canada) và gặp lại Đoàn Thanh Vân. Cuối 1979, hai người thành hôn, và năm 1980 sang định cư tại San Diego, California. Năm 1981 ông tốt nghiệp BS về khoa học máy tính và hiện nay Ngô Thụy Miên làm việc tại Olympia, Washington.
    Trong thập niên 1990, Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng... và nhất là Riêng một góc trời (1997), được coi là một trong vài tình khúc tiêu biểu của thập niên. Năm 2000, nhạc phẩm Mưa trên cuộc tình tôi của ông cũng được thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng cho đến nay, Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài sáng tác ở trong nước.
    Là con rể của tài tử Ðoàn Châu Mậu, có một cuộc sống khép kín ít khi giao thiệp bên ngoài, được lớn lên trong sự gần gũi với sách vở thơ văn, do đó tâm hồn ông sớm có cơ hội phát triển về lãnh vực nghệ thuật, âm nhạc của ông không những được biểu đạt sâu sắc qua cái tư duy cảm xúc của chính mình mà lại còn chất chứa đầy những ngôn từ màu sắc của hồn thơ nữa.


    Tác giả đã từng nói, ông chỉ viết nhạc cho chính mình và đối tượng của mình mà thôi, nhưng dòng nhạc của ông còn nói lên được những tâm sự chung của những ai đã từng có rung động trong tình yêu; cho dù môi trường sống có khác biệt, dù cho thời gian có trôi qua đi nhưng những tình khúc của ông vẫn là một hiện diện, thích hợp với tâm trạng của những kẻ yêu nhau.


    Tác phẩm đầu đời của NTM mang tựa đề "Chiều Nay Không Có Em" (1965), đặc biệt thơ Nguyên Sa luôn là nguồn gợi hứng đã ảnh hưởng bàng bạc qua dòng nhạc của ông, là một kết hợp sâu xa về tình cảm được thể hiện trình bày qua các tình khúc: Áo Lụa Hà Đông (1970), Paris Có Gì Lạ Không Em, Tuổi 13, và những bản trữ tình khác: Tình Khúc Tháng Sáu, Từ Giọng Hát Em (1970), Mắt Biếc, Giáng Ngọc (1970), Niệm Khúc Cuối (1971), Bản Tình Cuối (1971), Tình Khúc Buồn (1972)......


    Nơi xứ lạ quê người ông vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình, bài nhạc đầu tiên mang tên Bản Tình Ca Cho Em, và tiếp đến là Tình Cuối Chân Mây (1992), Giọt nước Mắt Ngà, Dấu Tình Sầu, Nắng Paris Nắng Sài Gòn, Riêng Một Góc Trời, Dốc Mơ, Mưa Trên Cuộc Tình Tôi, Nỗi Đau Muộn Màng (2001), Một Cõi Tình Phai (2002).......


    Theo tác giả, nhạc cũng là đời sống do đó nó cũng thay đổi biến chuyển theo dòng đời, âm hưởng nhạc Ngô Thụy Miên ngày một lan rộng và vững mạnh hơn bao giờ hết, từ hải ngoại muôn trùng nhạc ông đang lên đường tìm về quê hương để an ủi những tâm hồn đang yêu, muốn yêu và sống chết cho tình yêu.


    Tác phẩm

    Ái xuân
    Áo lụa Hà Đông
    Bản tình cuối
    Bài tình ca cho em
    Biết bao giờ trở lại
    Biển và em
    Bốn mùa quạnh hiu
    Cần thiết
    Chiều nay không có em
    Chiều qua công viên
    Chiều xuống Paris
    Dấu tình sầu
    Dấu vết tình yêu
    Dốc mơ
    Em còn nhớ mùa xuân
    Em về mùa thu
    Giáng ngọc
    Giã từ em Cali
    Giọt buồn mùa đông
    Giọt nắng hồng
    Giọt nước mắt ngà
    Gọi tên anh
    Mắt biếc
    Mắt thu
    Mây bốn phương trời
    Miên khúc
    Một cõi tình phai
    Một đời quên lãng
    Mùa thu cho em
    Mùa thu xa em
    Nắng Paris, nắng Sài Gòn
    Niệm khúc cuối
    Nỗi đau muộn màng
    Nỗi đau từ đấy
    Ở nơi nào em còn nhớ
    Paris có gì lạ không em
    Riêng một góc trời
    Tháng giêng và anh
    Thu khóc trên ngàn
    Thu trong mắt em
    Tình cuối chân mây
    Tình khúc buồn
    Tình khúc mùa xuân
    Tình khúc tháng sáu
    Trong nỗi nhớ muộn màng
    Từ giọng hát em
    Tuổi mười ba


    orlando, trần minh hiền ngày 24 tháng 2 năm 2012

    Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

    NHẠC PHẨM QUÊ NGHÈO - PHẠM DUY

       
    Hoàng Lan Chi

    Tôi yêu dân ca và tinh ca của Phạm Duy. Với tôi, không ai viêt dân ca hay hơn Phạm Duy. Nhưng xin đuợc mở dấu ngoặc, tôi không muốn đưa con nguời vào tác phẩm. Tôi xin đuợc tách rời đời sống bình thuờng của một tác giả -- nhất là một nhạc sỹ hay thi sỹ -- ra ngoài tác phẩm của họ ! Tôi có thể không thích một thi sỹ nào đó về tư cách hay đạo đức nhưng không vì thế mà tôi chối bỏ thơ của họ nếu đó là thơ hay.

    Môt trong những bản nhạc vê quê hưong hay nhất là Quê Nghèo Có lẽ quê của chúng ta đa số là nghèo. Nhất là vào những thửa xa xưa. Khi chiến tranh còn đang tiếp diễn. Khi nô lệ còn đang ngự trị . Nếu tả quê nghèo thì hẳn là môt em bé nào đó chỉ viết đuợc : quê tôi nghèo lắm toàn nhà gianh vách đất, quanh năm thiếu ăn. v.v…

    Quê Nghèo
    Nhạc và lời: Phạm Duy
    Trình bày: Thái Thanh


      00:00             00:00         


    Nhưng với tác giả, qua nhạc thì đã lột tả đuợc quê nghèo bằng những ngôn ngữ thần kỳ, những ca từ bình dị mà thấm đẫm vào lòng nguời nghe.

    Đoạn mở đầu là những giòng nhạc trầm buồn, tha thiết

    Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
    Có nhưng cánh đồng cát dài
    Có luỹ tre còm tả tơi
    Ruộng khô có nhưng ông già rách vai
    Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
    Có nguời bừa thay trâu cày

    Từ lời giới thiệu, làng tôi không xa kinh kỳ lắm. Đến đặc tả hình ảnh tuơng trưng nhất cho vùng quê: cánh đồng, luỹ tre, trâu… Thế nhưng để là quê nghèo thì luỹ tre đã còm tả tơi ! Rồi những ông già, thay vì chống gậy trên đường làng quanh co thì là áo rách vai đang cuốc đất. Cuốc đất bên ai ? bên đàn trẻ gầy ! Không một ai có thể vẽ lên hinh ảnh môt quê nghèo tuyệt vời đến vậy. và câu cuối của đoạn môt là môt tiếng kêu thống thiết. Có nguời bừa thay trâu cày ! Còn gì nghèo hơn khi con nguời đã thay trâu để cày ?

    Đoạn Hai

    Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
    Thấp thoáng bóng người bên ngòi
    Tát nước với giọt mồ hôi
    Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
    Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
    Vui vì nồi cơm ngô đầy...

    Sau lời giới thiệu tổng quát về quê nghèo, nhạc sỹ đã đưa nguời nghe vào hình ảnh một ngày ở quê nghèo. Khi bình minh lên, sương rơi mờ trên rẫy ? Tôi dám cá khi tả cảnh quê vào buổi sáng thì ai đó chỉ viết : khi bình minh vừa ló dạng trên cánh đồng hay… gì gì đó. Chứ không thể nào tìm ra từ suơng rơi mờ trên rẫy đuợc cả ? Rồi tát nuớc với giọt mồ hôi ?

    Tát nuớc dưới đêm trăng là môt hình ảnh đẹp đã đi vào thi ca.

    Hỡi cô tát nuớc bên đàng
    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

    Nhưng ở đây, chúng ta đã đuợc ”xem” hình ảnh tát nuớc mà mồ hôi nhỏ giọt !

    Rồi sao ? Buổi chiều, thuờng chúng ta được “nghe" nào chiều tà, hoàng hôn buông rủ, năng quái chiều hôm... Nhưng ở đây, đến nắng chiều ở quê nghèo cũng... thoi thóp !

    Thoi thóp trên vài luống khoai !...không phải thoi thóp trên giàn hoa thiên lý ! Mà là luống khoai. Để rồi, hình ảnh đau thuơng, bi thảm mà nhói buốt trong lòng nguời nghe là vui vì nồi cơm ngô đầy ! Không phải vui vì lúa trĩu đầy đồng. Mà mẹ cuời chỉ vì nồi cơm độn ngô đuợc đầy cho con cháu ! Quả là nghèo quá ?! Vui chỉ với nồi cơm độn ngô !

    Vào điệp khúc 1 :

    Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
    Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
    Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em (lúa ơi)
    Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.

    Từ những âm thanh buồn vì quê nghèo, ta vào điệp khúc rộn rã vui tươi với những uớc mơ thật bình dị của nguời quê : xin cho lúa đuợc mùa luôn. Và ở đây, nhạc sỹ đã bắt đầu cho vào tác phẩm chút tình lứa đôi : xin cho lúa đuợc mùa để anh trai tráng đuợc gần nguời gái quê. Không phải đuợc mùa để hội hè, để “ tháng giêng là tháng ăn chơi “ mà chỉ rất tầm thuờng nhưng đầy nhân bản : cho em gái không buồn vì gió đông !

    Đoạn Ba

    Làng tôi luôn luôn vương vài đám khói
    Những mái tranh buồn nhớ người
    Xơ xác điêu tàn vì ai
    Nửa đêm thanh vắng không một bóng trai
    Có tiếng o nghèo thở dài
    Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi.

    Lại trở lai với âm thanh cũ. Bây giờ là nỗi buồn nhè nhẹ. Nhưng mái tranh buồn nhớ nguời và xơ xác điêu tàn vì ai ? Nhạc sỹ lại đưa môt từ rất chân quê vào đây là từ o nghèo = tiếng o nghèo vỗ về con trẻ.

    Đoạn Hai là tả buổi chiều. Đến Đoạn Ba là vào đêm. Đêm không nghe tiếng tre xào xạc, không nghe chó sủa trăng, không có bóng thôn nữ tát nuớc mà... không một bóng trai (những nguời trai đã ra đi vì chinh chiến !), để rồi giữa đêm khuya khoắt chỉ là tiếng o nghèo vỗ về trẻ thơ !

    Đoạn Bốn

    Từ khi đau thương lan tràn sông núi
    Quê cũ đã nghèo lắm rồi
    Thêm đói thêm sầu mà thôi
    Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi
    Mơ thấy bên lề cuộc đời
    Áo dài đùa trong nắng (tiếng) cười...

    Đến đây nhạc sỹ mới đưa nguời nghe vào thăm quê hơn nữa. Kể lể khúc nhôi. Từ khi chinh chiến, quê nghèo chỉ thêm đói thêm sầu ! Nhưng... với khát vọng sống của con nguời chân quê, nhưng uớc mơ đơn giản, nguời quê trong lúc đói khổ chỉ biết mơ ! Mơ gì ? Nhạc sỹ vẽ lên những hình ảnh thưc tế -- trăm họ tốt tươi -- rồi bỗng vút thành mơ mộng, quá đỗi mơ mộng –- mơ thấy áo dài đùa trong tiếng cười !

    Ở vùng quê chỉ mặc áo dài khi sung túc, hội hè. Áo dài đùa trong tiếng cuời phải chăng lại là môt hình ảnh mơ trai tráng đuợc gần gái quê ? Tôi rất thích câu cuối xuống dịu dàng “áo dài đùa trong tiếng cười “ vâng, nếu cho tôi ao uớc điều gì cho quê nghèo thì cũng chỉ xin áo dài đùa trong tiếng cười ! Áo dài không chỉ đùa trong nắng vàng mà phải đùa trong tiếng cười. Môt câu có đây đủ cả hình ảnh và âm thanh để diễn tả niềm mơ bình dị.

    Tôi chỉ không hiểu lắm ở danh từ tốt tươi ? Trăm họ tốt tươi ? Tốt tươi là ám chỉ cây trái, vuờn tược. Trăm họ tốt tươi là gì ? vào Điệp khúc 2

    Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em
    Để cho anh bắc gỗ, xây nhịp cầu (anh) bước sang
    Bao giờ cho nối lại tình thương, hỡi ai
    Để em ra bến vắng, đón người người (chàng chàng) chiến binh.

    Nhạc sỹ lai để cho nhạc reo với tình tự trai gái. Chỉ đơn giản thôi. Bao giờ em trở lại cho anh bắc gỗ xây nhịp cầu ? Rồi bao giờ chiến binh lại trở về cho em ra đón ?

    Chỉ là môt bản nhạc nói về quê nghèo. Nhưng nhạc dịu dàng, ca từ đẫm lệ (còm tả tơi, rách vai, o nghèo, hiu hắt, thoi thóp) đến thơ mộng (không buồn vì gió đông, áo dài đùa trong tiếng cười, xây nhịp cầu bước sang...) đã làm cho nguời nghe phải bồi hồi, rung cảm đến tận tâm can.

    Qua bản Quê Nghèo, chúng ta lại thấy môt lần nữa, ngôn ngữ tiếng nuớc ta (tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi !) quả là phong phú. Vẫn đủ để diễn cảm. Không cần đến những gì cao siêu bí hiểm. Không cần đến những cỏ bồng, phiêu lãng, non cao, thác đổ... Chỉ là o nghèo bùi ngùi, chỉ là áo dài đùa trong tiếng cười mà đã vẽ lên đây đủ một quê nghèo. Qua Quê Nghèo, một tác phẩm viết từ thời tiền chiến, tôi chỉ múôn đuợc xin phép nói với các nhạc sỹ thời nay : ngôn ngữ Viêt không thiếu. Xin các vị hãy xem nhiều hơn, đọc nhiều hơn, đi nhiều hơn, sống thực hơn để cống hiến cho đời, những bản nhạc sống mãi hay ít ra cũng sống đuợc muời năm !

    Xin đừng tra tấn chúng tôi bằng những ca từ không thật như Chảy đi sông ơi ? (Sông thì phải chảy ? không chảy thì làm sao là sông ?) Rồi sau đó lại rống lên ‘‘Ơi con sông ngàn năm vẫn chảy ?!!!

    hay thô thiển vụng về như:

    Đuờng phố ơi hãy im lặng cho hai nguời hôn nhau ?!!!!!


    Hoàng Lan Chi