Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

MỘT CÕI ĐI VỀ

Tản mạn "Một cõi đi về" - Trịnh Công Sơn

SUNDAY, NOVEMBER 02, 2014


Chúng ta lại nhắc đến Trịnh Công Sơn với những ca từ bài hát ẩn chứa nhiều hình ảnh đầy bí ẩn. Những hình ảnh mang đậm chất thơ gợi nhớ cho chúng ta nhiều về triết lý nhân sinh và cuộc sống. Và có lẽ không ai lại không biết đến ca khúc "Một cõi đi về" - được ca sĩ Khánh Ly thu âm lần đầu tiên vào năm 1977. Thêm một bài hát khó hiểu về kiếp người và cuộc sống làm tôi chú ý. Nhiều người bảo rằng "Một cõi đi về" là một triết lý Phật Giáo sâu sắc về kiếp nhân sinh và sự sống, cái chết. Theo tôi, không hẳn là như thế, nó đơn giản là cái nhìn và trăn trở của một người bình thường về sự sống và cái chết! Nhưng có nhiều bài phân tích cho rằng, sau 1963, âm nhạc Trịnh Công Sơn ảnh hưởng bởi Công Giáo nhiều hơn Phật Giáo, và theo tôi, "một cõi đi về" cũng không nằm ngoài điều đó.

Trịnh Công Sơn được sống và làm việc với nhiều người Công Giáo (trong đó có ca sĩ Khánh Ly). Vào một ngày cuối năm 1974 (khoảng tháng 11 - tháng cầu cho những người đã qua đời), ông đi theo một người bạn Công Giáo ra thăm viếng nghĩa trang. Trước những làn khói nghi ngút nơi này, ông lại nhìn thấy một vài tia nắng yếu ớt còn sót lại của ngày nơi cuối nghĩa trang. Điều này khiến ông suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống và cái chết, và sau đó ông đã dành thời gian để viết bài hát này. Trong một cuộc phỏng vấn, Trịnh Công Sơn đã nói: "Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có những câu trong bài hát nầy bản thân tôi cũng thấy khó giải thích". Bài hát là một chuỗi cảm xúc liên tục và không có phần lập lại nên khá dài, nên mình chỉ xin phép được nêu cảm nhận ở từng đoạn.

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về


Phải chăng đó là một vòng lẩn quẩn, loanh quanh của một kiếp người. Cuộc sống mưu sinh, cơm áo, gạo tiền, bệnh tật, đau khổ,... tất cả đều trở thành gánh nặng cho ta phải vác đi ngày đêm. Đi cả đời nhưng ta không biết mình đi đâu, về đâu, cuộc sống không định hướng khiến con người ta nặng nhọc, buồn khổ, lo lắng và sầu não mỗi ngày. Và trước những điều ông chứng kiến, những mộ bia người đã khuất và những tia nắng yếu ớt cuối ngày, ông như muốn gợi nhắc chúng ta: "Kìa! Nhìn đi, ngày đêm rồi sẽ qua, sống được trăm năm thôi rồi sẽ về với cõi vĩnh hằng đó". Điều này có lẽ ai trong chúng ta đều biết đó là: Tất cả chúng ta đều phải chết.

Con người sở dĩ chạy theo tiền tài danh vọng đến độ chà đạp lên nhau là bởi vì con người không nghĩ đến cái chết đang rình rập sau lưng. Khi tử thần xuất hiện, thì con người không thể mang theo bất cứ một tài sản nào. Cái chết chỉ trở thành đáng sợ khi con người còn quá nhiều dính bén đối với trần thế này. Trái lại, được ôm ấp suy gẫm mỗi ngày, cái chết sẽ trở thành một người bạn đồng hành giúp con người vượt qua được mọi chán chường, bận tâm thái quá... Trong tất cả mọi sự, người khôn ngoan đích thực luôn nghĩ đến cùng đích là cái chết để sống thanh thoát hơn với cuộc sống hiện tại.

Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa


"Lời" chính là những lời mời gọi của thế gian, mà có thể nói đó là lời mời gọi trong thinh lặng. Có biết bao nhiêu lời mời gọi trong thế gian, từ lớn đến bé, từ quen thuộc đến xa lạ và tốt đến xấu. Và một hình ảnh ẩn dụ tương tự như thế là lời của "cây" và "cỏ lạ". Lời mời gọi đó, bạn có thể không nghe, nhưng bạn cứ thế mà đi theo nó, mà lao vào nó. Có thể kể đến như lời mời gọi của tình yêu, lời mời gọi của tiền tài danh vọng, lời mời gọi của ham muốn xác thịt, lời mời gọi của dối trá điêu hoa,... Ngày qua ngày, hết "lời" này sang "lời" khác và cứ thế nó làm con người ta mệt mỏi, nhiều lần khiến ta phải "mượn rượu giải sầu" để thấy đời thanh thoát nhẹ nhàng hơn. Và cứ như thế, thời gian giống như một chú ngựa phóng nhanh, một đời người ngắn ngủi lắm, mùa xuân mới vừa qua, thì chớp mắt đó mùa hạ cũng sắp tàn, và hình ảnh của một ngày mùa thu hoang tàn khiến ta lại nhớ về "chốn xa". 


Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người

"Mây" và "nắng" luôn ở phía trên ta, Trời cao và chân lý luôn bảo vệ chúng ta, vì vậy hãy biết nhìn về cõi vĩnh hằng ấy mà sống tốt. Ta cứ đi, cứ sống, nhưng vẫn còn đó "sông" - một dòng chảy của thời gian, của những việc ta làm. Vì vậy, hãy sống tỉnh thức và gắn bó với mọi người xung quanh, để dòng chảy ấy không còn là vô nghĩa... Và rồi trên bước đường đi ấy, ta vô tình nghe tiếng gọi của "con tinh". Nhiều người thường cho rằng từ "con tinh" là sai, phải là "con tim", nhưng hầu hết các tập sách đều ghi rõ chữ là "con tinh". Điều này được chính nhạc sĩ giải thích với một số người như sau: từ "con tinh" ý chỉ một cô gái nhỏ, xinh đẹp, nghịch ngợm, hay bị gia đình mắng là "con yêu tinh". Và chúng ta thấy thấp thoáng đâu đây là hình ảnh của tình yêu. Khi mệt mỏi chán trường, thì những yêu thương lại ùa về trong ta, chỉ một chút yêu thương thôi cũng đủ làm ta ấm lòng. Sống thì hãy cứ yêu thương đi, rồi anh sẽ tìm lại được chính mình.

Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà



Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì


Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét