Chiến tranh qua bài hát Quê Nghèo của Phạm Duy và Bà mẹ Việt Nam của Lê Thương
Từ hồi nhỏ xíu tôi đã thường được nghe bài hát Quê Nghèo qua băng cassette má mở nghe mỗi ngày. Giai điệu bài hát trở nên quen thuộc với tôi nhưng tôi chẳng hiểu mấy, nghe cũng như hàng trăm bài hát khác má thường mở nghe.
Hai mươi mấy năm trôi qua, đến khi nhạc sĩ Phạm Duy bạo bệnh lìa khỏi trần thế tôi mới giật mình ngỡ ngàng trước gia tài âm nhạc đồ sộ của ông. Và tôi tìm đọc những dòng hồi ký ghi chép của ông... lúc đó tôi mới hiểu ông là một người có trái tim yêu quê hương Việt Nam tha thiết, ông yêu từng cánh đồng lúa, từng bờ ruộng, từng mảnh đất quê hương vì ông đã đặt chân đến tất cả những vùng đất Việt Nam, trải qua mấy mươi năm lịch sử loạn lạc, nhìn thấy bao nhiêu chuyện vui buồn hỉ nộ ái ố.
Từng dòng nhạc của ông tuôn ra thấm đẫm trái tim người con yêu nước vô bờ ko màng đến thế lực chính trị đang quản lý đất nước...
Đọc những dòng hồi ký của ông, mở nghe bài QUÊ NGHÈO, ngay từ câu đầu tiên nước mắt tôi đã rơi, và tôi cảm nhiều hơn nỗi đau ở những làng quê xơ xác của Việt Nam giờ họ vẫn cực khổ ko khá hơn thời chiến tranh là bao... từng lời từng chữ trong bài Quê Nghèo vẽ ra bức tranh sống động nỗi khổ của người dân
[....] Được đại đội phòng vệ dẫn đi đúng đường, sau gần một tuần lễ leo núi, chúng tôi tới được trụ sở của œy Ban Kháng Chiến Tỉnh Quảng Bình. Trụ sở là một cái nhà làm bằng nứa được dựng lên tại một bìa rừng cách thị xã và làng mạc ở dưới đồng bằng cũng không xa lắm. Được nghỉ ngơi vài ngày rồi được dẫn xuống một làng phụ cận, và dù rằng đồn canh của Pháp chỉ cách đây có vài cây số, chúng tôi cũng tổ chức một đêm trình diễn văn nghệ tuy đơn sơ nhưng rất hào hứng. Sau 3 năm chiến tranh và chịu đựng rất nhiều sự khủng bố của lính Pháp, đây là lần đầu tiên mà dân chúng Quảng Bình được gặp những văn nghệ sĩ nổi tiếng do Bộ Tư Lệnh Quân Khu gửi vào. Sự có mặt của chúng tôi cần thiết hơn là những vở kịch hay những bài hát của chúng tôi. Làm xong công tác có tính chất ủy lạo rồi, chúng tôi sống với đồng bào vài ngày để lấy chất liệu sáng tác. Chúng tôi được nghe nhiều chuyện rất thương tâm của người dân ở trong vùng này và tôi soạn ngay tại đây một bài hát nhan đề Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây :
Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân.
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng :
Quân thù về đây đốt làng...
Tuy đã đi kháng chiến từ 1945, đây là lần đầu tiên tôi thấy được sự thống khổ của người dân trong vùng bị Pháp chiếm. Tôi biết được rằng phụ nữ ở đây bị hãm hiếp 200 phần trăm, nghĩa là gia đình nào cũng có mẹ, có chị, có em gái bị làm nhục, mỗi người tối thiểu cũng bị hiếp hai lần. Do đó, người dân ở đây ai cũng mong chờ Vệ Quốc Quân về đánh đồn :
Bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh ?
Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh.
Sau này, khi tôi trở về Thanh Hoá và lên Việt Bắc, qua bài hát này, có nhiều người có nhiệm vụ lãnh đạo văn nghệ phê bình tôi là tiêu cực. Họ nói : Dân chúng phải tự động đứng lên đánh đồn, đừng chờ Vệ Quốc Quân...Tôi buồn và nghĩ rằng có lẽ những người này chưa bao giờ nhìn thấy cảnh quê nghèo ở miền Trung trong chiến tranh, chưa có dịp nhìn thấy những ruộng khô có những ông già rách vai, cuốc đất bên đàn trẻ gầy và chỉ có người bừa thay trâu cầy... như tôi nhìn thấy vào năm 1948 này. Hay là đã chưa có dịp nghe được tiếng o nghèo, miệng thì thở dài, đôi bàn tay khẳng khiu thì vỗ về trẻ thơ bùi ngùi trong những nửa đêm thanh vắng không một bóng trai... Không một bóng trai, bởi vì bao nhiêu người trai ở trong làng đều đã bị giết chết cả rồi. Lấy đâu ra trai làng để đi đánh đồn Tây ? Hở những người sẽ trở thành nhất tướng công thành vạn cốt khô ? Nhờ ở chuyến đi công tác tại đây mà tôi thấy được bộ mặt khác của kháng chiến. Trong vinh quang của chiến đấu có thống khổ của chiến tranh. Con người không phải lúc nào cũng chỉ ở trong hoàn cảnh hùng dũng mà nhiều khi còn bị đẩy vào những cảnh bi thương.
http://www.phamduy2010.com/phamduy_viethtml/hoiky/hoiky2/
Huy chương nào chẳng có mặt trái? Có cái hùng của toàn quốc kháng chiến thì cũng có có bi của người dân phải sống trong chiến tranh. Với những thanh niên ca, quân ca, dân ca kháng chiến, tôi đã nói tới vinh quang của chiến đấu. Bắt đầu từ chuyến đi Bình-Trị-Thiên vào năm 1948, tôi dùng dân ca để nói lên khổ đau của nhân dân.
Trong chuyến đi vào mấy tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, tôi nhìn rõ hơn bộ mặt thật của chiến tranh. Tôi thấm được cái gọi là grandeurs et servitudes (hay misères) của cuộc đời. Tôi soạn những bài hát rất bi như bài BAO GIỜ ANH LẤY ÐƯỢC ÐỒN TÂY. Nguyên văn là :
Chiều qua tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng
Quân thù về đây đốt làng.
. . . . . .
Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh
v.v...
Về sau, khi vào sinh sống ở Saigon, vì muốn phổ biến nó nên tôi phải đổi thành:
Bao Giờ Anh Lấy Ðược Ðồn Tây
(Quảng Bình 1948)
Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre già tả tơi
Ruộng khô có những ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có người bừa thay trâu cầy
Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy...
Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
Ðể cho cô con gái không buồn vì gió Ðông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
Ðể cho anh trai tráng được gần người gái quê.
Làng tôi luôn luôn vươn vài đám khói
Những mái tranh buồn nhớ người
Xơ xác điêu tàn vì ai
Nửa đêm thanh vắng không một bóng trai
Có tiếng o nghèo thở dài
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi
Từ khi đau thương lan tràn sông núi
Quê cũ đã nghèo lắm rồi
Thêm đói thêm sầu mà thôi
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi
Mơ thấy bên lề cuộc đời
Áo dài đùa trong nắng cười...
Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em
Ðể cho anh bắc gỗ, xây nhịp cầu (anh) bước sang
Bao giờ cho nối lại tình thương, hỡi ai
Ðể em ra bến vắng, đón người người chiến binh.
http://www.phamduy2010.com/03tongquat/04danca2.php [....]
Bài QUÊ NGHÈO qua giọng hát của ca sĩ miền Trung - anh Quang Linh hát vào ngày kỷ niệm 1 năm ngày mất nhạc sĩ Phạm Duy
Trong hồi ký (hay trong một quyển sách nào đó của nhạc sĩ Phạm Duy) có nhắc đến bài hát của nhạc sĩ Lê Thương, bài LÒNG MẸ VIỆT NAM, tôi lên mạng tìm và lần đầu tiên nghe, lần thứ hai, thứ ba, cho đến giờ đến lần thứ mấy mươi nước mắt tôi vẫn chảy khi giọng hát bất hủ của ca sĩ Duy Khánh cất lên "Bà Tư bán hàng có bốn người con..."
Chiến tranh đã cướp đi của mẹ những đứa con yêu thương, còn gì đau khổ hơn. Bài hát chẳng những khiến tôi xúc động mà hơn nữa tôi cảm thấy sợ hãi chiến tranh hơn bao giờ hết. Đừng bao giờ xảy ra chiến tranh trên quê hương của tôi nữa, và tôi cũng cầu mong những nơi khác trên thế giới mau chóng chấm dứt chiến tranh tàn phá... hàng triệu bà mẹ luôn đau khổ ngóng trông khi con ra ngoài mặt trận... chiến tranh là điều vô nghĩa nhất và chỉ đem lại nỗi đau vĩnh viễn ko thể xóa nhòa
Hai mươi mấy năm trôi qua, đến khi nhạc sĩ Phạm Duy bạo bệnh lìa khỏi trần thế tôi mới giật mình ngỡ ngàng trước gia tài âm nhạc đồ sộ của ông. Và tôi tìm đọc những dòng hồi ký ghi chép của ông... lúc đó tôi mới hiểu ông là một người có trái tim yêu quê hương Việt Nam tha thiết, ông yêu từng cánh đồng lúa, từng bờ ruộng, từng mảnh đất quê hương vì ông đã đặt chân đến tất cả những vùng đất Việt Nam, trải qua mấy mươi năm lịch sử loạn lạc, nhìn thấy bao nhiêu chuyện vui buồn hỉ nộ ái ố.
Từng dòng nhạc của ông tuôn ra thấm đẫm trái tim người con yêu nước vô bờ ko màng đến thế lực chính trị đang quản lý đất nước...
Đọc những dòng hồi ký của ông, mở nghe bài QUÊ NGHÈO, ngay từ câu đầu tiên nước mắt tôi đã rơi, và tôi cảm nhiều hơn nỗi đau ở những làng quê xơ xác của Việt Nam giờ họ vẫn cực khổ ko khá hơn thời chiến tranh là bao... từng lời từng chữ trong bài Quê Nghèo vẽ ra bức tranh sống động nỗi khổ của người dân
[....] Được đại đội phòng vệ dẫn đi đúng đường, sau gần một tuần lễ leo núi, chúng tôi tới được trụ sở của œy Ban Kháng Chiến Tỉnh Quảng Bình. Trụ sở là một cái nhà làm bằng nứa được dựng lên tại một bìa rừng cách thị xã và làng mạc ở dưới đồng bằng cũng không xa lắm. Được nghỉ ngơi vài ngày rồi được dẫn xuống một làng phụ cận, và dù rằng đồn canh của Pháp chỉ cách đây có vài cây số, chúng tôi cũng tổ chức một đêm trình diễn văn nghệ tuy đơn sơ nhưng rất hào hứng. Sau 3 năm chiến tranh và chịu đựng rất nhiều sự khủng bố của lính Pháp, đây là lần đầu tiên mà dân chúng Quảng Bình được gặp những văn nghệ sĩ nổi tiếng do Bộ Tư Lệnh Quân Khu gửi vào. Sự có mặt của chúng tôi cần thiết hơn là những vở kịch hay những bài hát của chúng tôi. Làm xong công tác có tính chất ủy lạo rồi, chúng tôi sống với đồng bào vài ngày để lấy chất liệu sáng tác. Chúng tôi được nghe nhiều chuyện rất thương tâm của người dân ở trong vùng này và tôi soạn ngay tại đây một bài hát nhan đề Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây :
Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân.
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng :
Quân thù về đây đốt làng...
Tuy đã đi kháng chiến từ 1945, đây là lần đầu tiên tôi thấy được sự thống khổ của người dân trong vùng bị Pháp chiếm. Tôi biết được rằng phụ nữ ở đây bị hãm hiếp 200 phần trăm, nghĩa là gia đình nào cũng có mẹ, có chị, có em gái bị làm nhục, mỗi người tối thiểu cũng bị hiếp hai lần. Do đó, người dân ở đây ai cũng mong chờ Vệ Quốc Quân về đánh đồn :
Bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh ?
Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh.
Sau này, khi tôi trở về Thanh Hoá và lên Việt Bắc, qua bài hát này, có nhiều người có nhiệm vụ lãnh đạo văn nghệ phê bình tôi là tiêu cực. Họ nói : Dân chúng phải tự động đứng lên đánh đồn, đừng chờ Vệ Quốc Quân...Tôi buồn và nghĩ rằng có lẽ những người này chưa bao giờ nhìn thấy cảnh quê nghèo ở miền Trung trong chiến tranh, chưa có dịp nhìn thấy những ruộng khô có những ông già rách vai, cuốc đất bên đàn trẻ gầy và chỉ có người bừa thay trâu cầy... như tôi nhìn thấy vào năm 1948 này. Hay là đã chưa có dịp nghe được tiếng o nghèo, miệng thì thở dài, đôi bàn tay khẳng khiu thì vỗ về trẻ thơ bùi ngùi trong những nửa đêm thanh vắng không một bóng trai... Không một bóng trai, bởi vì bao nhiêu người trai ở trong làng đều đã bị giết chết cả rồi. Lấy đâu ra trai làng để đi đánh đồn Tây ? Hở những người sẽ trở thành nhất tướng công thành vạn cốt khô ? Nhờ ở chuyến đi công tác tại đây mà tôi thấy được bộ mặt khác của kháng chiến. Trong vinh quang của chiến đấu có thống khổ của chiến tranh. Con người không phải lúc nào cũng chỉ ở trong hoàn cảnh hùng dũng mà nhiều khi còn bị đẩy vào những cảnh bi thương.
http://www.phamduy2010.com/phamduy_viethtml/hoiky/hoiky2/
Huy chương nào chẳng có mặt trái? Có cái hùng của toàn quốc kháng chiến thì cũng có có bi của người dân phải sống trong chiến tranh. Với những thanh niên ca, quân ca, dân ca kháng chiến, tôi đã nói tới vinh quang của chiến đấu. Bắt đầu từ chuyến đi Bình-Trị-Thiên vào năm 1948, tôi dùng dân ca để nói lên khổ đau của nhân dân.
Trong chuyến đi vào mấy tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, tôi nhìn rõ hơn bộ mặt thật của chiến tranh. Tôi thấm được cái gọi là grandeurs et servitudes (hay misères) của cuộc đời. Tôi soạn những bài hát rất bi như bài BAO GIỜ ANH LẤY ÐƯỢC ÐỒN TÂY. Nguyên văn là :
Chiều qua tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng
Quân thù về đây đốt làng.
. . . . . .
Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh
v.v...
Về sau, khi vào sinh sống ở Saigon, vì muốn phổ biến nó nên tôi phải đổi thành:
QUÊ NGHÈO
nguyên làBao Giờ Anh Lấy Ðược Ðồn Tây
(Quảng Bình 1948)
Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre già tả tơi
Ruộng khô có những ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có người bừa thay trâu cầy
Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy...
Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
Ðể cho cô con gái không buồn vì gió Ðông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
Ðể cho anh trai tráng được gần người gái quê.
Làng tôi luôn luôn vươn vài đám khói
Những mái tranh buồn nhớ người
Xơ xác điêu tàn vì ai
Nửa đêm thanh vắng không một bóng trai
Có tiếng o nghèo thở dài
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi
Từ khi đau thương lan tràn sông núi
Quê cũ đã nghèo lắm rồi
Thêm đói thêm sầu mà thôi
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi
Mơ thấy bên lề cuộc đời
Áo dài đùa trong nắng cười...
Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em
Ðể cho anh bắc gỗ, xây nhịp cầu (anh) bước sang
Bao giờ cho nối lại tình thương, hỡi ai
Ðể em ra bến vắng, đón người người chiến binh.
http://www.phamduy2010.com/03tongquat/04danca2.php [....]
Bài QUÊ NGHÈO qua giọng hát của ca sĩ miền Trung - anh Quang Linh hát vào ngày kỷ niệm 1 năm ngày mất nhạc sĩ Phạm Duy
Chiến tranh đã cướp đi của mẹ những đứa con yêu thương, còn gì đau khổ hơn. Bài hát chẳng những khiến tôi xúc động mà hơn nữa tôi cảm thấy sợ hãi chiến tranh hơn bao giờ hết. Đừng bao giờ xảy ra chiến tranh trên quê hương của tôi nữa, và tôi cũng cầu mong những nơi khác trên thế giới mau chóng chấm dứt chiến tranh tàn phá... hàng triệu bà mẹ luôn đau khổ ngóng trông khi con ra ngoài mặt trận... chiến tranh là điều vô nghĩa nhất và chỉ đem lại nỗi đau vĩnh viễn ko thể xóa nhòa
Lòng Mẹ Việt Nam
Tác giả: nhạc sĩ Lê Thương
Bà tư bán hàng có bốn người con
Thằng hai đã lớn ba em hãy còn
Học theo các trường nay đã thành khôn
Năm loạn lạc kia trong nước Việt Nam
Mấy con của bà đều lên lối đường
Đầu quân chiến trường theo chí người dân
Đem thân lên đường xông pha chiến trường
Đành lòng bỏ xa gia đình từ đó
Kiếp sống tung hoành quên thân xác mình
Hằng mong ước thành công lớn về sau
Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên
Suốt ba năm liền bà tư mẫu hiền
Ngày đêm khấn nguyện cho mấy người con
Bà tư nóng lòng đêm nhớ đàn con
Gần đây vài tháng có nghe tiếng đồn
Người con lớn bà đang sống ngoài xa
Nhân cuộc hành binh tháng chín thời kia
Đứa con của bà chẳng may mắc nạn
Ngày nay đã nằm trên chiến địa xa
Đem hung tin về người kia lỗi thề
Vì người con trai ước rằng khi chết
Chớ nói cho bà tin anh vĩnh biệt
Kẻo đem nói thiệt thân mẫu tủi thương
Anh để một thư nhờ người gửi đưa
Chiếc thư mong chờ ngày sau nước độc lập
Con sẽ gặp mẹ đứng chờ con
Bà tư thắp đèn cầu khấn người con
Bà xin cho mấy đứa em hãy còn
Ở trong núi rừng anh dẫn về cho
Song một ngày kia ba lá tình thư
Nói con bây giờ đường xa cách trở
Vậy xin kính thờ đôi chữ bình an
Thương con bao tình đêm ba tấm hình
Bà thề nguyện dâng con mình cho nước
Thân con lưu lạc mẹ xin phó mặc
Đời con muốn đặt tổ quốc ở trên
Thư rằng mẹ xin thành mẹ Việt Nam
Có con sa trường chỉ mong ước rằng
Ngày sau nước còn công ấy nhờ con
(Nguồn: http://chuotnhatbexiu.blogspot.com/2014/01/chien-tranh-qua-bai-hat-que-ngheo-cua.html)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét