Nằm về phía Đông và cách trung tâm thành phố Huế 2 km, Vỹ Dạ là vùng đất có nhiều nhà vườn đẹp và phủ đệ xưa. Vỹ Dạ càng được nhiều người biết đến hơn với bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
Từ ngày bài thơ này ra đời đến nay, đã có nhiều người viết về mối tình đầu của Hàn Mặc Tử với người con gái Vỹ Dạ, Hoàng Thị Kim Cúc. Có một số nhận định mang tính chủ quan và không đúng với sự thật của nhiều người viết đã làm cho bà Hoàng Thị Kim Cúc khi còn sống phiền lòng. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bà, gia đình vừa cho xuất bản cuốn “Lá trúc che ngang- chuyện tình của cô tôi” với ý nghĩa chỉnh lại những điều nhầm lẫn, chấm dứt những hiểu lầm không cần thiết khi cả nhà thơ và nàng thơ đều đã không còn.
Từ ngày bài thơ này ra đời đến nay, đã có nhiều người viết về mối tình đầu của Hàn Mặc Tử với người con gái Vỹ Dạ, Hoàng Thị Kim Cúc. Có một số nhận định mang tính chủ quan và không đúng với sự thật của nhiều người viết đã làm cho bà Hoàng Thị Kim Cúc khi còn sống phiền lòng. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bà, gia đình vừa cho xuất bản cuốn “Lá trúc che ngang- chuyện tình của cô tôi” với ý nghĩa chỉnh lại những điều nhầm lẫn, chấm dứt những hiểu lầm không cần thiết khi cả nhà thơ và nàng thơ đều đã không còn.
Tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa, cháu gọi bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng cô ruột, đã giải mã câu chuyện tình thôn Vỹ bằng ấn phẩm dày gần 200 trang với khá nhiều tư liệu, hình ảnh, bút tích của một số người cùng thời có mối quan hệ thân tình với Hàn Mặc Tử và bà Hoàng Thị Kim Cúc. Tác giả Quỳnh Hoa không phải là một người viết chuyên nghiệp, chị viết theo ước muốn của người cô ruột, đó là “vì ngày nay nhiều người biết câu chuyện tình của Hàn Mặc Tử mà biết sai, những tài liệu này sẽ giúp họ khỏi phỏng đoán này nọ, rồi xuyên tạc mãi đi xa sự thật”.
Trong lời tựa cho tập sách này, nhà văn Trần Kiêm Đoàn đã viết “Chuyện thị phi qua rồi sẽ khuất nhưng những mối tình đầy thi vị vẫn còn mãi với nhân gian. “Sao Anh không về chơi Thôn Vỹ”, dẫu cho đấy chỉ là một lời mời, một câu hỏi hay một lời trách móc đầy tự tình thầm lặng của người con gái Huế, thì thơ Hàn Mạc Tử và bóng dáng Hoàng Cúc đã làm cho Vỹ Dạ trở thành chốn không quên và Huế thành nơi để nhớ đời, như Lầu Hoàng Hạc, chùa Hàn Sơn, hồ Leman, cầu Mirabaeu…gắn liền với địa danh và tên tuổi của Thôi Hiệu, Trương Kế, Lamartine, Appolinaire.”.
Theo sự thường, khi nói đến người con gái đã làm cho tâm hồn Hàn Mặc Tử xao động, nhớ thương, cảm tác bài thơ tình tuyệt vời “Đây thôn Vĩ Dạ”, thì ai cũng muốn biết cô ấy là người như thế nào. Bức hình cô Kim Cúc lúc 16 tuổi cho chúng ta câu trả lời về vẻ đẹp của cô Hoàng Thị Kim Cúc. Đó là một vẻ đẹp như lời Hàn Mặc Tử: nết na, thùy mị, đoan trang, cặp mắt đen nháy đầy thi vị.
Trong lời tựa cho tập sách này, nhà văn Trần Kiêm Đoàn đã viết “Chuyện thị phi qua rồi sẽ khuất nhưng những mối tình đầy thi vị vẫn còn mãi với nhân gian. “Sao Anh không về chơi Thôn Vỹ”, dẫu cho đấy chỉ là một lời mời, một câu hỏi hay một lời trách móc đầy tự tình thầm lặng của người con gái Huế, thì thơ Hàn Mạc Tử và bóng dáng Hoàng Cúc đã làm cho Vỹ Dạ trở thành chốn không quên và Huế thành nơi để nhớ đời, như Lầu Hoàng Hạc, chùa Hàn Sơn, hồ Leman, cầu Mirabaeu…gắn liền với địa danh và tên tuổi của Thôi Hiệu, Trương Kế, Lamartine, Appolinaire.”.
Theo sự thường, khi nói đến người con gái đã làm cho tâm hồn Hàn Mặc Tử xao động, nhớ thương, cảm tác bài thơ tình tuyệt vời “Đây thôn Vĩ Dạ”, thì ai cũng muốn biết cô ấy là người như thế nào. Bức hình cô Kim Cúc lúc 16 tuổi cho chúng ta câu trả lời về vẻ đẹp của cô Hoàng Thị Kim Cúc. Đó là một vẻ đẹp như lời Hàn Mặc Tử: nết na, thùy mị, đoan trang, cặp mắt đen nháy đầy thi vị.
Hàn Mặc Tử gặp cô Kim Cúc tại Quy Nhơn năm 1932 tại buổi chợ phiên do Tòa sứ thành phố Qui Nhơn tổ chức. Lúc ấy gia đình cô Kim Cúc vào Qui Nhơn theo cha làm việc tại sở Địa Chánh. Hàn Mặc Tử làm ở sở Đạc Điền. Nhà nàng và nhà chàng đều cùng ở đường Khải Định. Cô gái Huế 19 tuổi ấy đã làm chàng trai 20 tuổi Hàn Mặc Tử xao động. Anh làm thơ để thổ lộ lòng mình gửi đăng báo Phụ nữ Tân văn. Tương tư gần 5 năm trời, Hàn Mặc Tử chỉ gặp Cô Kim Cúc hai lần theo như lời kể của cô Kim Cúc, “Vào đầu năm 1936, sau khi ông trợ Cát là cậu tôi, ghé nhà chơi, lúc ra về bỏ quên bức thư của Tử gởi cho cậu mà nội dung chỉ nói về chuyện tâm tình của Tử. Tử có tới gặp tôi hai lần. Lần đầu chỉ nói bâng quơ vài câu rồi chào về. Lần thứ hai, Tử mạnh dạn trong dáng điệu rụt rè, lắp bắp nói mấy lời tỏ tình, rồi đưa tặng tôi tập thơ “Bâng khuâng” với mảnh giấy nho nhỏ có hàng chữ. Tôi bàng hoàng rồi cũng rụt rè từ chối, không nhận sách, không nhận thơ”.
Cuối năm 1936, Cô Kim Cúc theo cha về Huế. Cũng cuối năm ấy, Hàn Mặc Tử về Huế và tình cờ gặp cô ở Hội chợ, “Tử đưa tặng anh em tôi mỗi người một tập Gái quê có đề tặng, không tặng tôi mà chỉ yên lặng nhìn”. Lúc ở Huế, Hàn Mặc Tử cũng có tìm đến nhà cô nhưng chỉ đứng ngoài ngõ nhìn vào. Năm 1937, Hàn Mặc Tử gửi tặng cô tập “Nắng xuân” qua người bạn thân và cũng là em thúc bá của cô đó là Hoàng Tùng Ngâm. Tình cảm của cô Kim Cúc với Hàn Mặc Tử lúc ấy đúng như mẫu người con gái Huế trong thơ Hà Huyền Chi:
“ Trái tim bọc vải quấn trăm vòng
Đã như biển động còn e lệ
Tình nấp đằng sau những chấn song”.
Năm 1939, Hàn Mặc Tử phát bệnh nặng, người em thúc bá Hoàng Tùng Ngâm đã yêu cầu chị mình viết thư thăm. Cô Kim Cúc đã gửi một tấm card phong cảnh và đôi dòng hỏi thăm sức khỏe. Nhận được tấm thiếp, Hàn Mặc Tử đã gửi tặng lại Kim Cúc bài thơ “Ở đây thôn Vỹ Giạ”, mà bây giờ là “Đây thôn Vỹ Dạ”. Tháng 11/1940, Hàn Mặc Tử qua đời. Theo lời kể của người em Hoàng Tùng Ngâm, cô Kim Cúc mới biết tường tận tình cảm Hàn Mặc Tử dành cho mình những năm qua tha thiết đến nhường nào. Cô “hết sức cảm kích và vô cùng ngậm ngùi”, cô cũng ân hận vì đã quá lạnh lùng với Hàn. Tình cảm của cô Hoàng Thị Kim Cúc chỉ được hé lộ sau khi Hàn Mặc Tử đã qua đời:
“Bao năm Hoa sống nơi thôn Vỹ
Thầm giữ trong lòng một ý thơ
Vẫn biết cách xa ngoài vạn dặm
Tình anh lưu luyến cảnh quê mơ”
Trước khi quen biết Hàn Mặc Tử, Hoàng Thị Kim Cúc đã làm thơ với bút danh Hoàng Hoa. Và mối tình của cô với Hàn Mặc Tử là mối tình xưa như lời thơ của cô:
“ Mười năm hờ hững nhẹ trôi qua,
Câu chuyện năm xưa chẳng nói ra
Để dạ bâng khuâng niềm cảm xúc
Tình thơ lặng lẽ một mình ta”…
Chuyện tình đầu tiên của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc là vậy, không có chuyện không môn đăng hộ đối, cũng không có chuyện Kim Cúc là cô gái lãng mạn, nồng nàn và năng động đáp lại tình yêu của Hàn Mặc Tử như một số tác giả đã viết.
Năm 1948, cô Hoàng Thị Kim Cúc gia nhập gia đình Phật tử, pháp danh Tâm Chánh. Cô cũng từng là Trưởng Ban hướng dẫn gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế. Năm 1963, nhân mùa pháp nạn Phật giáo tại Huế, cô phát nguyện ăn chay trường. Trong trí nhớ của nhiều học sinh Đồng Khánh cũ, cô Kim Cúc- cô giáo đầu đàn của bộ môn nữ công gia chánh trường nữ Đồng Khánh hồi ấy- là người có “hình ảnh dịu dàng, vóc dáng nhỏ nhắn, vui vẻ ân cần nhưng cũng rất nghiêm khắc. Hồi ấy chúng tôi rất yêu cô, tình yêu thơ dại khó giải thích bằng lời, nghĩ đến cô với tình cảm cao đẹp. Cô rất gần mà rất xa, vừa dễ thương vừa rất kiêu kỳ” ( Võ Thị Tiểu Kiều).
Thiên tình sử của Hàn Mặc Tử và Hoàng Thị Kim Cúc chỉ ở mức độ cảm nhận nhẹ nhàng như khói như sương. Đó là thông điệp mà gia đình của cô chuyển đến bạn đọc qua tập sách này cũng như mong mỏi của cô Hoàng Thị Kim Cúc lúc còn sống là để đính chính những điều được viết không đúng với sự thật.
Cuối năm 1936, Cô Kim Cúc theo cha về Huế. Cũng cuối năm ấy, Hàn Mặc Tử về Huế và tình cờ gặp cô ở Hội chợ, “Tử đưa tặng anh em tôi mỗi người một tập Gái quê có đề tặng, không tặng tôi mà chỉ yên lặng nhìn”. Lúc ở Huế, Hàn Mặc Tử cũng có tìm đến nhà cô nhưng chỉ đứng ngoài ngõ nhìn vào. Năm 1937, Hàn Mặc Tử gửi tặng cô tập “Nắng xuân” qua người bạn thân và cũng là em thúc bá của cô đó là Hoàng Tùng Ngâm. Tình cảm của cô Kim Cúc với Hàn Mặc Tử lúc ấy đúng như mẫu người con gái Huế trong thơ Hà Huyền Chi:
“ Trái tim bọc vải quấn trăm vòng
Đã như biển động còn e lệ
Tình nấp đằng sau những chấn song”.
Năm 1939, Hàn Mặc Tử phát bệnh nặng, người em thúc bá Hoàng Tùng Ngâm đã yêu cầu chị mình viết thư thăm. Cô Kim Cúc đã gửi một tấm card phong cảnh và đôi dòng hỏi thăm sức khỏe. Nhận được tấm thiếp, Hàn Mặc Tử đã gửi tặng lại Kim Cúc bài thơ “Ở đây thôn Vỹ Giạ”, mà bây giờ là “Đây thôn Vỹ Dạ”. Tháng 11/1940, Hàn Mặc Tử qua đời. Theo lời kể của người em Hoàng Tùng Ngâm, cô Kim Cúc mới biết tường tận tình cảm Hàn Mặc Tử dành cho mình những năm qua tha thiết đến nhường nào. Cô “hết sức cảm kích và vô cùng ngậm ngùi”, cô cũng ân hận vì đã quá lạnh lùng với Hàn. Tình cảm của cô Hoàng Thị Kim Cúc chỉ được hé lộ sau khi Hàn Mặc Tử đã qua đời:
“Bao năm Hoa sống nơi thôn Vỹ
Thầm giữ trong lòng một ý thơ
Vẫn biết cách xa ngoài vạn dặm
Tình anh lưu luyến cảnh quê mơ”
Trước khi quen biết Hàn Mặc Tử, Hoàng Thị Kim Cúc đã làm thơ với bút danh Hoàng Hoa. Và mối tình của cô với Hàn Mặc Tử là mối tình xưa như lời thơ của cô:
“ Mười năm hờ hững nhẹ trôi qua,
Câu chuyện năm xưa chẳng nói ra
Để dạ bâng khuâng niềm cảm xúc
Tình thơ lặng lẽ một mình ta”…
Chuyện tình đầu tiên của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc là vậy, không có chuyện không môn đăng hộ đối, cũng không có chuyện Kim Cúc là cô gái lãng mạn, nồng nàn và năng động đáp lại tình yêu của Hàn Mặc Tử như một số tác giả đã viết.
Năm 1948, cô Hoàng Thị Kim Cúc gia nhập gia đình Phật tử, pháp danh Tâm Chánh. Cô cũng từng là Trưởng Ban hướng dẫn gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế. Năm 1963, nhân mùa pháp nạn Phật giáo tại Huế, cô phát nguyện ăn chay trường. Trong trí nhớ của nhiều học sinh Đồng Khánh cũ, cô Kim Cúc- cô giáo đầu đàn của bộ môn nữ công gia chánh trường nữ Đồng Khánh hồi ấy- là người có “hình ảnh dịu dàng, vóc dáng nhỏ nhắn, vui vẻ ân cần nhưng cũng rất nghiêm khắc. Hồi ấy chúng tôi rất yêu cô, tình yêu thơ dại khó giải thích bằng lời, nghĩ đến cô với tình cảm cao đẹp. Cô rất gần mà rất xa, vừa dễ thương vừa rất kiêu kỳ” ( Võ Thị Tiểu Kiều).
Thiên tình sử của Hàn Mặc Tử và Hoàng Thị Kim Cúc chỉ ở mức độ cảm nhận nhẹ nhàng như khói như sương. Đó là thông điệp mà gia đình của cô chuyển đến bạn đọc qua tập sách này cũng như mong mỏi của cô Hoàng Thị Kim Cúc lúc còn sống là để đính chính những điều được viết không đúng với sự thật.
Theo Nguyên Khoa (TRT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét