Trung Quốc lại đau đầu vì một quốc gia khác là Indonesia tăng cường binh lực ra biển Đông nhằm đối phó với mối đe dọa từ phía Bắc Kinh. Jakartar lo ngại rằng, quần đảo Natuna của họ sẽ bị Trung Quốc "dòm ngó" trong một tương lai không xa.
Indonesia cho rằng đã đến lúc phải cảnh giác với những mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông
Mới đây, Bộ trưởng quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryakudu đã có cuộc trả lời phỏng vấn tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản về vấn đề thể chế phòng ngự của nước này tại quần đảo Natuna trước những mối đe dọa về quân sự của Trung Quốc trên biển Đông. Ông Ryamizard Ryakudu nhấn mạnh sẽ tăng binh lực đồn trú tại quần đảo này lên gấp đôi – tức đạt khoảng 4.000 binh sĩ để đề phòng “mối đe dọa trực tiếp từ phương Bắc”.
Indonenesia đặc biệt cảnh giác trước âm mưu bành trướng biển Đông của Trung Quốc
Yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc có một phần bao trùm ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giáp quần đảo Natuna của Indonesia ở phía Nam biển Đông, mặc dù Trung Quốc thừa nhận quần đảo này thuộc Indonesia, nhưng do xung quanh quần đảo có trữ lượng dầu mỏ dưới đáy biển phong phú và nguồn tài nguyên cá dồi dào, Indonesia hết sức cảnh giác đối với hoạt động của các thế lực nước ngoài – đặc biệt là Trung Quốc.
Quần đảo Natuna là một chuỗi gồm 270 đảo nằm ở phía Nam biển Đông, ở giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. Đảo lớn nhất là Natunar Besar. Hiện chủ quyền quần đảo thuộc về Indonesia. Đảo có dân số khoảng 100.000 người.
Hiện tại, hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông ngày trắng trợn hơn, để đảm bảo cho an ninh của quần đảo Natuna, Indonesia đang thúc đẩy xây dựng căn cứ hải quân và nâng cấp sân bay ở quần đảo này, đồng thời bố trí 3 tàu hộ vệ và rất nhiều máy bay chiến đấu cũng như hệ thống radar trực chiến nghiêm ngặt.
Indonesia tăng cường lực lượng hải quân đồn trú tại biển Đông.
Năm 2015, sau khi Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, Bộ trưởng an ninh Indonesia từng công khai bày tỏ, nếu không thể giải quyết “vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ” trên biển Đông thông qua đối thoại, có thể Indonesia sẽ kiện Trung Quốc lên tòa án hình sự quốc tế, Indonesia cho rằng quan điểm Trung Quốc sở hữu một phần chủ quyền quần đảo Natuna là “không có căn cứ pháp luật”.
Trên thực tế là chủ quyền quần đảo Natuna chỉ thuộc về Indonesia, Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ yêu cầu gì về chủ quyền hoặc thắc mắc nào, tuy nhiên dường như Jakarta không tin tưởng Bắc Kinh, cho rằng tốc độ bành trướng nhanh chóng của Trung Quốc ở biển Đông và việc tàu thuyền Trung Quốc tăng cường hoạt động ở vùng biển gần vùng đặc quyền kinh tế ở quần đảo Natuna đã tạo thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với quần đảo này. Nếu Indonesia không sớm có biện pháp ngăn ngừa, sau này khó có thể đảm bảo cho sự kiểm soát có hiệu quả đối với vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo này.
Năm 2015, khi Việt Nam và Philippines tăng cường lên tiếng nhấn mạnh quyền sở hữu chủ quyền đối với các hòn đảo trên biển Đông, Indonesia – quốc gia trước đó luôn giữ vai trò trung lập và bên hòa giải cũng dần dần thể hiện thái độ cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Không những quốc gia này mở rộng sự tồn tại quân sự ở vùng biển này, mà còn chĩa mũi nhọn về phía Trung Quốc, cho rằng nước này có quyết tâm đánh bại âm mưu đe dọa an ninh lãnh thổ Indonesia của Trung Quốc.
Ngoài ra, đối với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang ráo riết xây dựng phi pháp, Indonesia cũng thể hiện rõ thái độ chỉ trích, nhấn mạnh hành động của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của khu vực, thậm chí công khai ủng hộ Mỹ can thiệp vào vấn đề biển Đông.
Trung Quốc xây dựng tháp radar trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trong vấn đề khai thác nguồn dầu mỏ và khí thiên nhiên trên quần đảo Natuna, chủ yếu Indonesia hợp tác với các nước lớn ở phương Tây, mục đích của việc làm này là để có nhiều quốc gia liên quan đến lợi ích ở biển Đông hơn, đưa vấn đề biển Đông ra cộng đồng quốc tế nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, bảo vệ lợi ích cho Indonesia tại vùng biển này.
Trước đó, hành động Trung Quốc triển khai tên lửa và radar của tại biển Đông bị phanh phui, dẫn đến những lời chỉ trích và lên án gay gắt của Mỹ và các nước thuộc khu vực biển Đông. Nếu nói việc bố trí hệ thống tên lửa HQ-9 tại biển Đông chủ yếu nhằm mục đích phòng ngự thì hành động đưa máy bay tiêm kích J-11 và máy bay oanh tạc JH-7 ra vùng biển này nhằm ý đồ khiêu khích rõ rệt.
Vì bán kính tách chiến hiệu quả của máy bay tiêm kích J-11 và máy bay oanh tạc JH-7 đều đạt trên 1.500 km, máy bay chiến đấu của Trung Quốc cất cánh từ đảo Phú Lâm có thể bay đến bất cứ góc nào trên biển Đông, giải quyết một cách hiệu quả bài toán đưa quân ra quần đảo Trường Sa do vùng đất liền của Trung Quốc cách quần đảo này quá xa, thậm chí quần đảo Natuna của Indonesia cũng nằm trong phạm vi tấn công của chiến cơ Trung Quốc. Việc Bắc Kinh triển khai trái phép tên lửa và chiến cơ tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam càng khiến cuộc chạy đua vũ trang trên vùng biển này diễn ra quyết liệt hơn.
Trung Quốc đưa máy bay tiêm kích ra quần đảo khiến xung đột trên biển Đông leo thang.
Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh không có bất kỳ thắc mắc gì về chủ quyền quần đảo Natuna, nhưng Indonesia luôn không tin Trung Quốc không có tham vọng về quần đảo này, thậm chí đã nhiều lần lấy quần đảo này ra để “dằn mặt” Trung Quốc.
Bắc Kinh chỉ trích Jakarka làm như vậy là muốn cố tình thổi phồng cái gọi là “mối đe dọa Trung Quốc”, lấy việc Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông, tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với quần đảo Natuna của Indonesia làm cái cớ, công khai tăng cường triển khai vũ khí tiên tiến và lực lượng quân sự ra vùng biển này, như thế cũng “dễ ăn dễ nói” với người dân trong nước.
Đ.Q
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét