Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình phái 200.000 quân Trung Quốc đánh vào biên giới Việt Nam, trong khoảng một tháng, quân đội Trung Quốc đã chết hơn 20.000 người, bị thương nhiều vô số kể, cuối cùng phải rút quân.
Tại sao Đặng Tiểu Bình lại ra quyết định mang đến cái giá phải trả cao đến vậy? Giáo sư đại học Phó Cao Nghĩa nói, khi Đặng Tiểu Bình quyết định xuất quân đã bị rất nhiều tướng lĩnh cấp cao trong quân đội phản đối, nhưng sau khi nghe Trần Vân phân tích, Đặng Tiểu Bình vẫn cho triển khai kế hoạch này.
Trong cuốn sách “Thời đại Đặng Tiểu Bình” của Phó Cao Thượng tiết lộ, lãnh đạo Khmer Đỏ của Campuchia là Pol Pot đã thảm sát rất nhiều dân Campuchia và kiều bào Việt Nam sống ở đó, nên Việt Nam đã điều quân đội sang Campuchia để đánh Khmer Đỏ. Đứng trước áp lực lớn này, Pol Pot đã cầu cứu Đặng Tiểu Bình. Mặc dù chính sách thảm sát nhân dân tàn bạo của Pol Pot đã bị phương Tây kịch liệt lên án, nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn hợp tác với Pol Pot, bởi ông cho rằng Pol Pot là lãnh đạo duy nhất của Campuchia có thể đối đầu với Việt Nam.
Nhưng ông Đặng không muốn mang quân sang Campuchia, ông cho rằng vậy sẽ khiến cho quân đội Trung Quốc bị sa lầy chiến sự lâu dài. Đặng Tiểu Bình muốn đánh một trận thật nhanh, giống như là trận chiến biên giới năm 1962 với Ấn Độ, một trận chiến thần tốc.
Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình lại vấp phải sự phản đối của các ủy viên Trung ương Trung Quốc khác, bởi họ cảm thấy quân đội vẫn chưa bị tốt cho việc tác chiến. Quân đội suy yếu từ Đại Cách mạng Văn hóa, thiếu kỷ luật, huấn luyện không đầy đủ. Đội quân này, ngoài những trận đụng độ nhỏ ở tuyến biên giới với Việt Nam vào năm 1978 ra, thì từ xung đột biên giới năm 1962 chưa từng đánh trận nào. Trong khi đó, quân đội Việt Nam đã liên tục đánh nhau với Pháp, Việt Nam Cộng hòa và Mỹ vài chục năm. Hơn nữa, sau 1975, Quân đội Việt Nam vẫn được Liên Xô viện trợ, cung cấp trang thiết bị quân đội hiện đại.
Ngoài ra, rất nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc hoài nghi tính sáng suốt của việc đánh Việt Nam. Một số người nghĩ rằng Trung Quốc vừa mới hiện đại hóa, nên tập trung vào giải quyết vấn đề tìm kiếm nguồn tài nguyên để thúc đẩy công nghiệp hóa, có người lo lắng quân đội chưa có sự chuẩn bị tốt; còn có người cho rằng công kích quân sự sẽ làm cho Việt Nam coi Trung Quốc là kẻ thù trường kỳ của mình.
Điều mà một số lãnh đạo lo lắng nhất chính là, việc đánh Việt Nam có thể sẽ khiến Liên bang Xô Viết mang quân vào đánh Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình trưng cầu các ý kiến của một cán bộ kỳ cựu về khả năng can thiệp của Liên Xô. Sau phân tích đáng giá kỹ lưỡng, Trần Vân cho rằng đội quân Liên Xô có khả năng tấn công vào biên giới của Trung Quốc nhất đang thiếu quân số nghiêm trọng. Nếu Liên Xô tấn công vào biên giới Trung Quốc thì phải điều quân từ Châu Âu về, điều này phải mất khoảng 1 tháng. Vì vậy, Trần Vân kết luận, nếu thời gian tác chiến ngắn, thì khả năng can thiệp của Liên Xô là cực nhỏ.
Cuốn “Thời đại Đặng Tiểu Bình” có đoạn viết rằng, sau khi nghe Trần Vân phân tích xong, Đặng Tiểu Bình hạ quyết tâm xuất quân sang đánh Việt Nam. Tuy nhiên, ông tuyên bố rằng thời gian đánh sẽ không kéo dài như trận đánh ở biên giới năm 1962 với Ấn Độ (33 ngày), chỉ đánh bộ không dùng không quân. Đặng Tiểu Bình biết rằng lúc đó không quân Việt Nam sau khi được huấn luyện đã mạnh hơn Trung Quốc rất nhiều, vả lại Trung Quốc cũng không có sân bay nào ở gần Việt Nam, ngoài ra việc không sử dụng máy bay chiến đấu còn làm giảm khả năng Liên Xô sẽ can thiệp.
Sau khi bắt đầu đánh Việt Nam, khả năng chống đỡ của quân đội Việt Nam vượt qua khả năng dự đoán của Đặng Tiểu Bình, tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc hoảng loạn đối phó không kịp. Theo tính toán ban đầu của Đặng Tiểu Bình, trong tuần đầu tiên sẽ chiếm được 5 tỉnh của Việt Nam, nhưng thực tế sau 3 tuần quân đội Trung Quốc mới chiếm được tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam. Do số thương vong qua lớn nên Trung Quốc đã phải rút quân, chỉ để quân lại hai điểm chiếm giữ được là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Theo thống kê, số quân thương vong cao hơn so với Việt Nam rất nhiều, số quân lính Trung Quốc thiệt mạng lên tới 25.000 người, số quân bị thương lên tới 37.000 người.
Bình luận chính trị gia đang sống tại Mỹ ông Trần Phá Không chỉ ra rằng, Đặng Tiểu Bình, phát động tấn công Việt Nam, ngoài việc giúp đỡ chính quyền Khmer Đỏ của Campuchia, còn có một mục đích khác là: Thông qua việc điều binh khiển tướng để cướp lấy quyền kiểm soát quân đội của Hoa Quốc Phong, rồi sau đó lật đổ Hoa Quốc Phong để nắm hết quyền hành trong quân đội, đây là thủ đoạn mượn gió bẻ măng của Đặng Tiểu Bình.
Sau những năm 90, Trung quốc và Việt Nam mới hòa giải nối lại quan hệ với nhau, Trung Quốc đã giao trả lại Lão Sơn và Giả Âm Sơn (hai nơi mà họ chiếm được) cho Việt Nam.
Lê Hiếu dịch từ NTDTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét