“Trung Quốc là một gã khổng lồ đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi vì khi nó tỉnh dậy, nó lẽ làm đảo lộn thế giới” (Napoleon Bonaparte)
Mỗi khi đề cập đến tình hình kinh tế hay chính trị của Việt Nam (như dịp Đại hội Đảng vừa qua), yếu tố Trung Quốc lại nổi cộm lên ám ảnh như một đám mây đen (hay nghiệp chướng của địa lý và lịch sử). Đã nhiều lần trong lich sử, người Việt dũng cảm đấu tranh để “thoát Trung”. Nhưng từ sau thỏa thuận Thành Đô (1990), Việt Nam lại bị đám mây đen Trung Quốc bao phủ như cái vòng kim cô (hay cái bẫy ý thức hệ). Vì vậy, muốn “thoát Trung”, chúng ta cần lý giải gót chân Asin của Trung Quốc, xem Trung Quốc thực sự mạnh hay yếu, để Việt Nam tìm cơ hội “thoát Trung”.
Có những cách lý giải khác nhau, nhưng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần 3 điều kiện cơ bản để “thoát Trung”. Thứ nhất, cần nội lực mạnh: Trên dưới một lòng, trong ngoài hợp tác, quyết tâm đổi mới thể chế và ý thức hệ, để cường thịnh kinh tế và độc lập chính trị (không lệ thuộc vào Trung Quốc). Thứ hai, cần ngoại lực mạnh: Việt Nam và Mỹ cùng xoay trục, trở thành đối tác chiến lược, trên cơ sở hợp tác TPP để tái cân bằng (chứ không phải để chống Trung Quốc). Thứ ba, mỗi khi Trung Quốc khủng hoảng nội bộ, họ thường gây ra khủng hoảng bên ngoài (như tại Biển Đông) để làm giảm sức ép trong nước. Có thể đây là cơ hội cho Việt Nam “thoát Trung” (như một hệ quả không định trước).
Trung Quốc mạnh hay yếu?
Nhiều người cho rằng Trung Quốc đang ở đỉnh cao quyền lực. Đúng là Trung Quốc đã trỗi dậy với kỳ tích phát triển kinh tế, có tốc độ tăng trưởng hai con số trong gần ba thập kỷ. Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới, xuất khẩu hàng hóa khắp toàn cầu. Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ), và đang cạnh tranh với Mỹ về kinh tế và quân sự, với tham vọng sẽ vượt Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2015 là 144 tỷ USD (chỉ đứng sau Mỹ). Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với 1.300 tỷ USD tài sản (chủ yếu là trái phiếu). Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng đầu thế giới, với 3.300 tỷ USD (năm 2015). Hai trăm triệu người Trung Quốc đã trở thành trung lưu. Đồng Nhân dân Tệ đã trở thành ngoại tệ mạnh (trong giỏ SDR).
Nhưng đó là quyền lực cứng, còn quyền lực mềm thì sao? Trung Quốc đã ý thức được tầm quan trọng của quyền lực mềm và đã đầu tư gần 10 tỷ USD cho chương trình tuyên truyền “quyến rũ thế giới” (Charm Offensive). Nhưng Trung Quốc không thành công vì ngộ nhận quyền lực mềm giống như công tác tuyên huấn, hoặc “giống như làm đường sắt cao tốc” (David Shambaugh). Đây là một điểm yếu cơ bản của Trung Quốc không thể nào khắc phục được, chừng nào Trung Quốc không chịu cải cách chính trị và dân chủ hóa để phát triển xã hội dân sự (là tiền đề cho quyền lực mềm). Dù Trung Quốc có bỏ ra kinh phí khổng lồ cho “Charm Offensive” để tuyên truyền về “Giấc mộng Trung Hoa” (China Dream), hay tính ưu việt của CNXH “mang Màu sắc Trung Quốc”, thì cũng không thể nào thuyết phục được thế giới (hay người dân Trung Quốc) tin vào chế độ hiện nay, nếu họ tiếp tục chính sách cực đoan đầy tham vọng, nhằm duy trì nguyên trạng (trong nước), hay thay đổi nguyên trạng (ngoài nước).
Trong quá trình phát triển nóng, Trung Quốc đã bộc lộ nhiều điểm yếu cơ bản mang tính quy luật và hệ thống, không thể khắc phục được. Đó là môi trường ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng, mỗi năm làm 1,6 triệu người chết vì ô nhiễm không khí (trung bình mỗi ngày có hơn 4000 người chết). Vì vậy, khi 3 chiến hạm của Hải quân Trung quốc (PLAN) ghé thăm hữu nghị cảng Brisbane gần đây (2/1/2016), người dân Úc thấy hầu hết thủy thủ tàu 152 đã đổ xô đi mua gom loại sữa bột trẻ em “Aptamil 3”, là loại sữa bột được người dân Trung Quốc ưa chuộng. Đó là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn (đứng đầu thế giới) với hệ số Gini là 0,61% (mức báo động có thể dẫn đến bất ổn xã hội). Ví dụ, 70 người giàu nhất Quốc Hội Trung Quốc có tài sản trung bình 1 tỷ USD (cao hơn cả Mỹ). Đó là quy mô đô thị hóa khổng lồ để gia tăng thị trường trong nước (đối phó với giảm xuất khẩu). Nhưng làn sóng di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị đã bắt đầu đảo ngược, giảm 5,68 triệu người (năm 2015). Tết 2016 là bước ngoặt với hàng chục triệu người dân trở về quê mà không quay lại thành phố (nơi cuộc sống đắt đỏ, môi trường ô nhiễm, đe dọa thất nghiệp). Kế hoạch di dân khổng lồ ra thành phố để thực hiện chương trình cải cách 10 năm đầy tham vọng của thủ tướng Lý Khắc Cường có thể thất bại.
Trong khi người nghèo Trung Quốc đang bỏ thành phố trở về quê (di dân ngược), thì người giàu Trung Quốc bỏ đất nước di cư ồ ạt ra nước ngoài. Theo Hurun Report (August 2014), 64% người giàu (có trên 1,6 triệu USD) đã hoặc định di cư khỏi Trung Quốc. (Andrew Browne, The Great Chinese exodus, the Wall Street Journal, August 15, 2014). Việc di cư ồ ạt đồng nghĩa với chuyển tiền ổ ạt ra nước ngoài. Theo Bloomberg intelligence, 1.000 tỷ USD đã tháo chạy khỏi Trung Quốc năm 2015, tăng gấp 7 lần so với 2014. Đây là hệ quả của khủng hoảng lòng tin không thể kiểm soát được, dù có xây vạn lý trường thành xung quanh Trung Quốc cũng không ngăn cản được. Theo luật thì mỗi người dân Trung Quốc được phép chuyển ra nước ngoài 50.000 USD (mỗi năm). Chỉ cần 5% dân số Trung Quốc (1,3 tỷ người) chuyển tiền ra nước ngoài (hợp lệ) thì dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện nay sẽ biến mất.
Bức tranh kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đáng lo ngại. Trong khi GDP tăng ở mức khoảng 7%, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch thương mại đã giảm 7,3% (xuất khẩu giảm 8,8% và nhập khẩu giảm 8,6%). Chỉ số PPI đã giảm 42 tháng liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục là -5,4% trong tháng 7/2015. Đồng Nhân dân Tệ bị phá giá liên tiếp và thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc (thậm chí phải đóng cửa) gây hoang mang và hỗn loạn trên thị trường. Dự trữ ngoại hối giảm xuống mức 3.650 tỷ USD vào tháng 7/2015, từ mức đỉnh cao là 3.990 tỷ USD (cách đây một năm). Tính đến cuối năm 2015 dự trữ ngoại hối đã giảm 513 tỷ, còn 3.300 tỷ USD; Riêng trong 1/2016 dự trữ ngoại hối giảm 99,5 tỷ USD, còn 3.230 tỷ USD. Dự kiến 2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể giảm 300 tỷ, chỉ còn 3.000 tỷ USD.
Các chuyên gia nói gì?
Sau ba thập kỷ phát triển kinh tế với tốc độ hai con số, được cả thế giới ngưỡng mộ như một hiện tượng thần kỳ, “mô hình Trung Quốc” đã bộc lộ những điểm yếu cơ bản có tính hệ thống, trong đó cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị là một tử huyệt trong chương trình “Bốn Hiện đại Hóa” (nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, khoa học công nghệ) để biến Trung Quốc thành một cường quốc hiện đại. “Bốn Hiện đại Hóa” mà không dân chủ hóa (đàn áp dã man “Pháp Luân công”), tôn vinh làm giàu và sức mạnh cứng mà không biết cách xây dựng “sức mạnh mềm” (vô cảm), phát triển nóng bất chấp cái giá phải trả về hủy hoại môi trường sống (gây ô nhiễm nặng nề), thì phát triển không thể bền vững. Trước khi nghỉ hưu, thủ tướng Ôn Gia Bảo và các nhà cải cách khác đã kêu gọi cải cách chính trị để cứu vãn thành quả cải cách kinh tế, nhưng lãnh đạo Đảng CSTQ vẫn duy trì chế độ độc tài, độc đảng.
Ngày càng nhiều chuyên gia về Trung Quốc (và các nhà đầu tư) mất lòng tin vào “Mô hình trung Quốc” và cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn. Không phải họ ghét hay chống Trung Quốc nên “độc mồm độc miệng”, mà nhiều người trong số họ đã từng ủng hộ các chương trình cải cách của Trung Quốc. Hãy điểm lại một số ví dụ điển hình xem các chuyên gia đó nói gì.
Trước hết là luật sư Gordon Chang (một học giả về Trung Quốc) ngay từ năm 2001 đã cảnh báo Trung Quốc sẽ sụp đổ “trong vòng năm đến mười năm tới” (Gordon Chang, “the Coming Collapse of China”, Random House, 2001). Theo Gordon Chang, dưới cái vỏ hiện đại, Trung Quốc là “con hổ giấy” với nhiều dấu hiệu đồi bại vì cải cách nửa vời đã làm cho quốc gia này “mắc kẹt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản”. Nhiều người chỉ trích quan điểm quá bi quan của Gordon Chang vì sau 10 năm Trung Quốc vẫn tồn tại và phát triển. Năm 2011 Gordon Chang thừa nhận mình đã dự báo “sai mất một năm”, nhưng vẫn giữ quan điểm cũ, và còn cược là Trung Quốc sẽ sụp đổ vào năm 2012. (Gordon Chang, “the Coming Collapse of China: 2012 Edition”, Foreign Policy, December 29, 2011).
Tại sao Trung Quốc không sụp đổ (như các nước Đông Âu)? Andrew Nathan (một học giả về Trung Quốc tại Đại học Columbia) giải thích bằng thuyết “sức bật của chuyên quyền” (Andrew Nathan, “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy, January 2003). Theo Nathan, sự trỗi dậy của nền độc tài (Trung Quốc) phản ánh sự suy yếu của nền dân chủ (Mỹ). Muốn đối phó với thách thức hiện nay (Trung Quốc nổi lên và lấn sân Mỹ), các nước dân chủ phải quản trị tốt hơn (Andrew Nathan, “China’s Challenge”, Journal of Democracy”, January 2015). Francis Fukuama (Đại học Johns Hopkins) cũng chia sẻ quan điểm tương tụ trong cuốn sách phân tích thực trạng suy thoái của nền dân chủ Mỹ và Châu Âu (Francis Fukuama, “Political Order and Political Decay”, Farrar Straus Giroux, 2014).
Giáo sư Minxin Pei (một học giả về Trung quốc, giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Đại học Claremont McKenna) đã nghiên cứu về chiến lược cải cách của Trung Quốc trong bối cảnh đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, và đi đến kết luận là thay vì tiến đến một nền kinh tế thị trường thực sự thì Trung Quốc “bị mắc kẹt trong quá trình chuyển đổi do những cải cách kinh tế và chính trị nửa vời”. (Minxin Pei, “China’s Trapped Transition: The Limits of Development Autocracy”, Harvard University Press, 2006). Theo Minxin Pei, quá trình chuyển đổi kinh tế tiệm tiến có thể thành công trong giai đoạn đầu, nhưng “Chủ nghĩa Tiệm tiến” (Gradualism) cuối cùng sẽ thất bại.
Dưới thời Tập Cận Bình, xã hội Trung Quốc lại một lần nữa chìm trong nỗi lo sợ vì chiến dịch “Đả hổ Diệt ruồi” đang tiếp diễn, với 146 con hổ to đã bị sa bẫy chống tham nhũng. (Minxin Pei, “China’s Rule of fear”, Project Syndicate, February 8, 2016). Theo Minxin Pei, chính sách cai trị bằng sợ hãi (rule of fear) đang làm cho không những bộ máy chính quyền và xã hội Trung Quốc hầu như bị tê liệt vì lo sợ, mà cộng đồng kinh doanh, cộng đồng trí thức, giới truyền thông, và cả người nước ngoài, cũng đang “sống trong sợ hãi” như bị khủng bố tinh thần (giống như thời Cách mạng Văn hóa).
Hiện nay, Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy do chính họ tạo ra, trong đó “bẫy thu nhập trung bình” là rất khó thoát. Theo World Bank, trong tổng số 35 nền kinh tế trên thế giới bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, chỉ có 13 nền kinh tế đã vượt qua được. Mô hình Trung Quốc là một nền kinh tế bong bóng lớn nhất thế giới (và cũng cực đoan nhất thế giới), đặc biệt là bong bóng bất động sản, không thể nào chỉnh sửa được, và cũng không thể nào “hạ cánh nhẹ nhàng” (soft landing) được. Sớm muộn thì cái bong bóng khổng lồ đó sẽ phải nổ như một vụ nổ lớn trong vũ trụ, tạo ra khủng hoảng tài chính (như một cái “hố đen”) hay bị vỡ nợ (như một trận lở tuyết). Không phải ngẫu nhiên mà tỷ phú Lý Gia Thành (giàu nhất Trung Quốc với tài sản gần 40 tỷ USD) đã nhanh chân bán tài sản tại lục địa (trị giá 3 tỷ USD) để chạy khỏi thị trường Trung Quốc. Cũng không phải vô cớ mà 64% người giàu Trung Quốc đã và đang di cư ra nước ngoài, đồng thời tìm mọi cách chuyển tiền ra nước ngoài để tránh rủi ro trong nước.
Sau Gordon Chang và Minxin Pei (hai học giả người Mỹ gốc Hoa) là Paul Krugman (một nhà kinh tế học Mỹ tại Đại học Princeton) đã được giải thưởng Nobel về Kinh tế năm 2008. Năm 2013, trong một bài báo, Paul Krugman đã đưa ra những cảnh báo về Trung Quốc làm chấn động dư luận, “Trung Quốc đang gặp rắc rối to. Không phải là những thất bại nhỏ dọc đường, mà là những vấn đề cơ bản. Toàn bộ cách thức kinh doanh và hệ thống kinh tế đã từng thúc đẩy ba thập kỷ phát triển không thể tưởng tượng được, thì nay đã đến điểm dừng. Có thể nói Mô hình Trung Quốc sắp đụng phải Vạn lý Trường thành, và câu hỏi duy nhất lúc này là sự sụp đổ sẽ tồi tệ đến mức nào… Các biện pháp trì hoãn ngày phán quyết chỉ làm cho ngày đó càng thêm tồi tệ hơn khi cuối cùng nó phải xảy ra. Và ngày đó đang tới. Ngày hôm trước chúng ta còn sợ người Trung Quốc, thì bây giờ chúng ta lo ngại cho họ”… (Paul Krugman, “Hitting China’s Wall”, the New York Times, July 18, 2013). Chắc Paul Krugman không nói đùa!
Chưa đầy hai năm sau, David Shambaugh (một chuyên gia về Trung Quốc có uy tín tại Đại học George Washington) có những nhận xét tương tự, nhưng còn mạnh hơn nữa (như một “quả bom tấn”). Năm 2008, David shambaugh xuất bản một cuốn sách về Trung Quốc, đánh giá cao năng lực của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc để thích ứng với các thách thức mới trong thập niên đầu của thế kỷ 21 (được Bắc Kinh đánh giá cao). Vì vậy, phát ngôn mới của Shambaugh về Trung Quốc đã gây sốc, “Màn chót của chế độ cộng sản ở Trung Quốc đã bắt đầu, và những biện pháp mạnh tay của Tập Cận Bình đang đưa đất nước đến gần hơn sự sụp đổ… Chúng ta không thể đoán được khi nào thì Trung Cộng sụp đổ, nhưng không thể không kết luận rằng chúng ta đang chứng kiến giai đoạn chót của nó”. (David Shambaugh, “The Coming Chinese Crackup”, the Wall Street Journal, March 6, 2015).
Không biết động cơ thực sự của David Shambaugh là gì (qua bài báo nói trên), nhưng rõ ràng Shambaugh tỏ ra rất thất vọng trước thái độ bảo thủ và ngoan cố của lãnh đạo Trung Quốc không chịu triển khai những cải cách cơ bản để đối phó với những thách thức to lớn mà Trung Quốc đang đối mặt. Shambaugh lập luận rằng Tập Cận Bình càng cố gắng làm ngược lại với những gì Gorbachev đã làm, hòng duy trì chế độ cộng sản ở Trung Quốc, thì hệ quả của nó lại càng giống như Liên Xô. Nói cách khác, ngày càng nhiều người coi Trung Quốc như một gã khổng lồ tuy khỏe và giàu, nhưng đã mắc căn bệnh ung thư (di căn giai đoạn cuối), nên hóa xạ trị cũng không thể cứu được, nhưng lại từ chối giải phẫu.
Gần đây, tỷ phú George Soros (nhà đầu cơ gây nhiều tranh cãi) đã dự đoán (tại Diễn đàn Kinh tế Davos tháng 1/2015) rằng, do biến động tỷ giá của đồng Nhân dân Tệ, kinh tế trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” (hard landing) và có khả năng Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính (như Nga năm 2014). Trong khi cả thế giới vẫn còn bán tín bán nghi trước nhận định gây sốc này của George Soros thì Chính phủ Trung Quốc lại tự biến nó thành một câu chuyện đáng tin. Mặc dù Trung Quốc phản ứng rất gay gắt đối với George Soros (“đừng bao giờ quay lại Trung Quốc nữa!”), nhưng dự đoán bi quan của George Soros về tương lai kinh tế Trung Quốc đang ngày càng có vẻ chính xác.
Còn nhớ năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt rút vốn khỏi thị trường Nga để chuyển về nước. Trong một thời gian ngắn, họ đã đẩy nước Nga rơi vào cảnh lạm phát phi mã, nền kinh tế đình đốn do quan hệ kinh tế với Mỹ và EU bị đứt đoạn, tiêu dùng giảm sút và tăng trưởng đình trệ. Hiện nay, Trung Quốc cũng đang trải qua một tình trạng tương tự. Theo thống kê, hơn 1000 tỷ USD đã được các nhà đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc trong năm 2015. Việc một lượng quá lớn USD biến khỏi thị trường Trung Quốc chỉ trong vòng một năm đang đẩy nền kinh tế số hai thế giới lâm vào tình cảnh tương tự như Nga hồi cuối năm 2014. Áp lực tỷ giá đối với đồng Nhân dân Tệ tại thời điểm hiện nay lớn hơn bao giờ hết, khi nó liên tục bị mất giá kể từ khi được IMF cho vào giỏ tiền tệ SDR (12/2015).
Một số chuyên gia về Trung Quốc cho rằng Tập Cận Bình đang theo đuổi một chính sách đối ngoại và an ninh đầy tham vọng (nhưng cũng đầy rủi ro), thách thức trật tự an ninh của Mỹ tại Châu Á-TBD, bất chấp lời khuyên của Đặng Tiểu Bình (và có thể chôn vùi di sản cải cách của Đặng Tiểu Bình). Tại Châu Á, Trung Quốc đã cam kết hơn 100 tỷ USD góp vốn cho Ngân hàng Hạ tầng Châu Á (AIIB). Tại Châu Mỹ La tinh, Trung Quốc đã cho vay gần 120 tỷ USD (từ năm 2005). Tại Châu Phi, Trung Quốc cũng đã đầu tư và cho vay hơn 100 tỷ USD. Trong khi đầu tư khổng lồ vào các dự án lớn đầy phiêu lưu về kinh tế và quân sự, lãnh đạo Trung quốc đã trở nên kiêu ngạo và quá tự tin vào quyền lực cứng, mà không biết cách xây dựng quyền lực mềm (một tiêu chí cơ bản của siêu cường), trong khi thể chế kinh tế và chính trị của Trung quốc đang tiềm ẩn và bộc lộ những tử huyệt đe dọa sự sống còn của chế độ.
Biển Đông sẽ ra sao?
Mỗi khi trong nước khủng hoảng nội bộ (sức ép lên cao) thì lãnh đạo Trung Quốc lại gây ra khủng hoảng với bên ngoài để “tháo ngòi nổ bên trong” (như một quy luật). Nhưng lần này có khác là lãnh đạo Trung Quốc tin rằng thời cơ đã tới và quân đội Trung Quốc (PLA) đã đủ sức mạnh để thách thức Nhật và Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc đã chủ động gây ra khủng hoảng với Nhật, tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku) và áp đặt khu nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Đông, nhằm: (1) kích động tinh thần dân tộc (cực đoan) của người Trung Quốc, (2) phô diễn sức mạnh mới để đòi thay đổi nguyên trạng (với Nhật) tại Đông Bắc Á, (3) nhân đó “rửa vết nhục lịch sử” (muốn người Nhật phải xin lỗi). Làn sóng chống Nhật tại Trung Quốc chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc hầu như đã đạt được mục tiêu nói trên.
Nhưng cái giá phải trả (và hệ quả không định trước) cũng rất lớn. Không những nhiều nhà đầu tư Nhật rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc, mà Chính phủ Nhật còn có “cơ hội vàng” thay đổi Hiến pháp (điều 9) để tái vũ trang, một điều mà chưa chính phủ Nhật nào dám làm (sau chiến tranh).
Trong khi chưa ai có thể lường hết được hệ quả của việc “Nhật tái vũ trang” sẽ làm thay đổi cán cân chiến lược tại Đông Á như thế nào, thì Trung Quốc gây ra khủng hoảng tại Biển Đông, nhằm: (1) kích động tinh thần dân tộc (cực đoan) của người Trung Quốc, (2) phô diễn sức mạnh mới để đòi thay đổi nguyên trạng (với Mỹ) tại Đông Nam Á, (3) áp đặt chủ quyền tiến tới độc chiếm Biển Đông nơi giàu tài nguyên biển (dầu hỏa và hải sản), có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng (hơn cả Biển Hoa Đông), trong khi ASEAN còn yếu, dễ phân hóa, và cam kết của Mỹ tại đây còn lỏng lẻo (so với Nhật Bản và Hàn Quốc). Nhưng cái giá phải trả (và hệ quả không định trước) của việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981 vào Biển Đông (5/2014), ráo riết san lấp các đảo nửa chìm nửa nổi và xây dựng sân bay và hạ tầng quân sự trên 7 đảo tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, cũng rất lớn, chưa thể lường hết được.
Sự kiện dàn khoan HD981 đã tạo ra một bước ngoặt lớn (và khủng hoảng) trong quan hệ Trung-Việt, làm thay đổi cán cân tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Việt tại Đông Á. Muốn hay không, lãnh đạo Hà Nội (nhất là phái bảo thủ) đã bị sốc, buộc phải xem xét lại những cam kết với Trung Quốc (tại Thành Đô), phải “xoay trục” xích lại gần Mỹ hơn. Chuyến thăm Mỹ chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một dẫn chứng. Muốn hay không, Chính quyền Obama cũng buộc phải xem xét lại chính sách Trung Quốc, phải “xoay trục” mạnh hơn để “tái cân bằng” quyền lực với Trung Quốc tại Đông Á, thúc đẩy tiến trình ký kết thỏa thuận TPP, tăng cường cam kết an ninh và hợp tác quốc phòng với ASEAN (đặc biệt là với Philippines và Việt Nam) để “ngăn chặn” Trung Quốc. Washington đã quyết định điều tàu chiến tuần tra đảm bảo tự do hàng hải (FONOP) tại Biển Đông (2 lần với “innocent passage”) trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo đang tranh chấp tại Trường Sa và Hoàng Sa, để thách thức Trung Quốc.
Tuy nhiên, những tuyên bố và hành động để triển khai chính sách “tái cân bằng” của Chính quyền Obama (từ năm 2011) chưa phải là một chiến lược tổng thể rõ ràng, chặt chẽ và nhất quán cho khu vực Châu Á-TBD, đặc biệt là để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc đang hành xử một cách quyết đoán, cưỡng ép các nước khác tại Biển Đông. Điều này đòi hỏi Mỹ phải đánh giá lại chính sách đối với Trung Quốc, việc phối hợp với đồng minh và đối tác để duy trì trật tự và ổn định tại đây, nếu không Trung Quốc sẽ biến Biển Đông “thành cái ao nhà của họ vào năm 2030, giống như biển Caribbean hoặc vịnh Mexico đối với Mỹ”. (Asia-Pacific Rebalance 2025, CSIS Report, January 2016).
Việt Nam đang ở đâu?
Trong 124 nền kinh tế trên thế giới được World Bank đánh giá, có 52 nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình, trong đó có 35 nước đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nhưng chỉ có 13 nước đã vượt qua được cái bẫy này để trở thành những nước có thu nhập cao. Ở khu vực Đông Á chỉ có 5 nền kinh tế là Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore nằm trong số đó.
Thường các nước bị sa vào bẫy thu nhập trung bình khi tốc độ tăng trưởng bị trì trệ kéo dài nhiều năm mà không vượt qua được mức thu nhập trung bình (khoảng từ 2000 đến 4000 USD/năm). Việt Nam thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp, có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2015 là 6,68% thì thu nhập bình quân đầu người là 2.300 USD/năm. Theo con số của Tổng cục Thống kê (tại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoan 2015-2035”) bình quân đầu người của Việt Nam đã bị tụt hậu sau Hàn Quốc 35 năm, sau Malaysia 25 năm, sau Thailand 20 năm, sau Indonesia và Philippines 5-7 năm. Năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam rất thấp (so với các nước khu vực Châu Á).
Nhưng điều còn đáng lo ngại hơn là chính phủ Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào chính phủ Trung Quốc cả về kinh tế lẫn chính trị (trong khi phong trào nhân quyền và dân chủ hóa tại hai nước chẳng liên kết gì với nhau). Chưa biết TPP có giúp tháo gỡ được vấn nạn này hay không, nhưng hiện nay tỷ trọng nguyên liệu đầu vào phải nhập của Trung Quốc là 60%. Cơ cấu này đang gây khó khăn rất lớn cho Việt Nam khi tham gia TPP, vì một điều kiện tiên quyết để tham gia TPP là Việt Nam phải chuyển đổi vùng nguyên liệu nhập từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc) sang các nước thành viên TPP. Một vấn nạn khác là các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu EPC của 77/106 dự án lớn tại Việt Nam, trong các lĩnh vực quan trọng như hóa chất, khai thác chế biến bauxite, xi măng và nhiệt điện.
Về thương mại, Việt Nam tiếp tục nhập siêu khổng lồ từ Trung Quốc: năm 2015 là 32,3 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014 và được coi là con số cao nhất từ trước đến nay. Nếu tính cả con số nhập lậu (theo “tiểu ngạch”) khoảng 20 tỷ USD thì tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc năm 2015 là gần 52 tỷ USD. Về tài chính, Việt nam thâm hụt ngân sách quá lớn vì bội chi, dự trữ ngân sách chỉ đủ để trả nợ nước ngoài đến hạn. Trong khi nguồn vay ưu đãi ODA đang cạn dần, thì 33 tỷ USD đã chạy khỏi Việt Nam (năm 2015) bằng nhiều con đường bất hợp pháp (rất khó kiểm soát) như buôn lậu, hoán đổi, mua tài sản để rửa tiền, dùng đồng tiền ảo. (Theo chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt).
Nợ công của Việt Nam đã lên tới 93 tỷ USD (tính đến cuối 2015). Theo Bộ Tài chính, nợ công chiếm 61,3% GDP, riêng nợ nước ngoài là 65,46 tỷ USD (bằng 41,5% GDP). Các doanh ghiệp nhà nước vay đến 1,6 triệu tỷ VND, nhưng sử dụng vốn không hiệu quả, và mất khả năng thanh toán. Năm 2015, số doanh nghiệp phá sản tăng vọt, trong 7 tháng đầu năm cả nước có 32.373 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Không thể hy vọng các nhà tài trợ xóa nợ cho Việt Nam (một đất nước “không chịu phát triển”). Việt Nam đang chịu sức ép rất lớn phải cải cách thể chế, nhưng vẫn tìm cách trì hoãn cải tổ, duy trì “định hướng XHCN”. Đã đến lúc Việt Nam không thể trì hoãn đổi mới thể chế, không thể coi thường sự hợp tác và sức ép của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nhà tài trợ. Giám đốc World Bank tại Việt Nam (Victoria Kwakwa) đã thẳng thắn hỏi thủ tướng, “Chính phủ Việt Nam lấy tiền đâu để phát triển nhanh và bền vững?”
Thay lời kết
Sau Đại hội Đảng, dàn lãnh đạo mới tại Hà Nội phải tiếp tục trả lời câu hỏi trớ trêu này, trong khi họ tiếp thu một di sản kinh tế và xã hội đầy bất ổn. Trong khi đó, vấn đề cải cách thể chế cấp bách mà Bộ trưởng KH & ĐT) Bùi Quang Vinh đặt ra tại Đại hội Đảng có thể bị bỏ qua. Nếu Việt Nam không chịu đổi mới thể chế chính trị thì khó thoát khỏi cái bóng đen của Trung Quốc đang đè nặng lên số phận của dân tộc này, và lối thoát tại cuối đường hầm ý thức hệ vẫn chưa tìm thấy.
Dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN sắp tới tại Sunnylands (15-16/2/2016) có bàn về Biển Đông thì vai trò của Việt Nam có thể mờ nhạt, vì thủ tướng (lameduck) sẽ không tham dự mà chỉ có một phó thủ tướng đi thay, trong bối cảnh “hậu Đại hội Đảng”. Nếu Việt Nam không thay đổi thể chế, thì chuyến thăm cuối cùng của Tổng thống Obama (dự kiến vào 5/2016) có thể trở thành một chuyến thăm xã giao, và tầm nhìn chiến lược có thể trở thành nửa vời (vì hai nước vẫn chưa trở thành đối tác chiến lược). Việt Nam có thể nhỡ chuyến tàu một lần nữa, trong khi Trung Quốc mỉm cười đắc ý…
Tham khảo
1. Andrew Browne, “the Great Chinese exodus”, the Wall Street Journal, August 15, 2014
2. Gordon Chang, “the Coming Collapse of China”, Random House, 2001; Gordon Chang, “the Coming Collapse of China: 2012 Edition”, Foreign Policy, December 29, 2011
3. Andrew Nathan, “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy, January 2003; Andrew Nathan, “China’s Challenge”, Journal of Democracy”, January 2015
4. Francis Fukuama, “Political Order and Political Decay”, Farrar Straus Giroux, 2014
5. Minxin Pei, “China’s Trapped Transition: The Limits of Development Autocracy”, Harvard University Press, 2006; Minxin Pei, “China’s Rule of fear”, Project Syndicate, February 8, 2016
6. Paul Krugman, “Hitting China’s Wall”, the New York Times, July 18, 2013
7. David Shambaugh, “The Coming Chinese Crackup”, the Wall Street Journal, March 6, 2015).
8. “Asia-Pacific Rebalance 2025”, CSIS Report, January 2016.
Nguồn: Việt Nam Thời Báo
Trung Quốc mạnh hay yếu?
Nhiều người cho rằng Trung Quốc đang ở đỉnh cao quyền lực. Đúng là Trung Quốc đã trỗi dậy với kỳ tích phát triển kinh tế, có tốc độ tăng trưởng hai con số trong gần ba thập kỷ. Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới, xuất khẩu hàng hóa khắp toàn cầu. Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ), và đang cạnh tranh với Mỹ về kinh tế và quân sự, với tham vọng sẽ vượt Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2015 là 144 tỷ USD (chỉ đứng sau Mỹ). Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với 1.300 tỷ USD tài sản (chủ yếu là trái phiếu). Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng đầu thế giới, với 3.300 tỷ USD (năm 2015). Hai trăm triệu người Trung Quốc đã trở thành trung lưu. Đồng Nhân dân Tệ đã trở thành ngoại tệ mạnh (trong giỏ SDR).
Nhưng đó là quyền lực cứng, còn quyền lực mềm thì sao? Trung Quốc đã ý thức được tầm quan trọng của quyền lực mềm và đã đầu tư gần 10 tỷ USD cho chương trình tuyên truyền “quyến rũ thế giới” (Charm Offensive). Nhưng Trung Quốc không thành công vì ngộ nhận quyền lực mềm giống như công tác tuyên huấn, hoặc “giống như làm đường sắt cao tốc” (David Shambaugh). Đây là một điểm yếu cơ bản của Trung Quốc không thể nào khắc phục được, chừng nào Trung Quốc không chịu cải cách chính trị và dân chủ hóa để phát triển xã hội dân sự (là tiền đề cho quyền lực mềm). Dù Trung Quốc có bỏ ra kinh phí khổng lồ cho “Charm Offensive” để tuyên truyền về “Giấc mộng Trung Hoa” (China Dream), hay tính ưu việt của CNXH “mang Màu sắc Trung Quốc”, thì cũng không thể nào thuyết phục được thế giới (hay người dân Trung Quốc) tin vào chế độ hiện nay, nếu họ tiếp tục chính sách cực đoan đầy tham vọng, nhằm duy trì nguyên trạng (trong nước), hay thay đổi nguyên trạng (ngoài nước).
Trong quá trình phát triển nóng, Trung Quốc đã bộc lộ nhiều điểm yếu cơ bản mang tính quy luật và hệ thống, không thể khắc phục được. Đó là môi trường ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng, mỗi năm làm 1,6 triệu người chết vì ô nhiễm không khí (trung bình mỗi ngày có hơn 4000 người chết). Vì vậy, khi 3 chiến hạm của Hải quân Trung quốc (PLAN) ghé thăm hữu nghị cảng Brisbane gần đây (2/1/2016), người dân Úc thấy hầu hết thủy thủ tàu 152 đã đổ xô đi mua gom loại sữa bột trẻ em “Aptamil 3”, là loại sữa bột được người dân Trung Quốc ưa chuộng. Đó là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn (đứng đầu thế giới) với hệ số Gini là 0,61% (mức báo động có thể dẫn đến bất ổn xã hội). Ví dụ, 70 người giàu nhất Quốc Hội Trung Quốc có tài sản trung bình 1 tỷ USD (cao hơn cả Mỹ). Đó là quy mô đô thị hóa khổng lồ để gia tăng thị trường trong nước (đối phó với giảm xuất khẩu). Nhưng làn sóng di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị đã bắt đầu đảo ngược, giảm 5,68 triệu người (năm 2015). Tết 2016 là bước ngoặt với hàng chục triệu người dân trở về quê mà không quay lại thành phố (nơi cuộc sống đắt đỏ, môi trường ô nhiễm, đe dọa thất nghiệp). Kế hoạch di dân khổng lồ ra thành phố để thực hiện chương trình cải cách 10 năm đầy tham vọng của thủ tướng Lý Khắc Cường có thể thất bại.
Trong khi người nghèo Trung Quốc đang bỏ thành phố trở về quê (di dân ngược), thì người giàu Trung Quốc bỏ đất nước di cư ồ ạt ra nước ngoài. Theo Hurun Report (August 2014), 64% người giàu (có trên 1,6 triệu USD) đã hoặc định di cư khỏi Trung Quốc. (Andrew Browne, The Great Chinese exodus, the Wall Street Journal, August 15, 2014). Việc di cư ồ ạt đồng nghĩa với chuyển tiền ổ ạt ra nước ngoài. Theo Bloomberg intelligence, 1.000 tỷ USD đã tháo chạy khỏi Trung Quốc năm 2015, tăng gấp 7 lần so với 2014. Đây là hệ quả của khủng hoảng lòng tin không thể kiểm soát được, dù có xây vạn lý trường thành xung quanh Trung Quốc cũng không ngăn cản được. Theo luật thì mỗi người dân Trung Quốc được phép chuyển ra nước ngoài 50.000 USD (mỗi năm). Chỉ cần 5% dân số Trung Quốc (1,3 tỷ người) chuyển tiền ra nước ngoài (hợp lệ) thì dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện nay sẽ biến mất.
Bức tranh kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đáng lo ngại. Trong khi GDP tăng ở mức khoảng 7%, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch thương mại đã giảm 7,3% (xuất khẩu giảm 8,8% và nhập khẩu giảm 8,6%). Chỉ số PPI đã giảm 42 tháng liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục là -5,4% trong tháng 7/2015. Đồng Nhân dân Tệ bị phá giá liên tiếp và thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc (thậm chí phải đóng cửa) gây hoang mang và hỗn loạn trên thị trường. Dự trữ ngoại hối giảm xuống mức 3.650 tỷ USD vào tháng 7/2015, từ mức đỉnh cao là 3.990 tỷ USD (cách đây một năm). Tính đến cuối năm 2015 dự trữ ngoại hối đã giảm 513 tỷ, còn 3.300 tỷ USD; Riêng trong 1/2016 dự trữ ngoại hối giảm 99,5 tỷ USD, còn 3.230 tỷ USD. Dự kiến 2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể giảm 300 tỷ, chỉ còn 3.000 tỷ USD.
Các chuyên gia nói gì?
Sau ba thập kỷ phát triển kinh tế với tốc độ hai con số, được cả thế giới ngưỡng mộ như một hiện tượng thần kỳ, “mô hình Trung Quốc” đã bộc lộ những điểm yếu cơ bản có tính hệ thống, trong đó cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị là một tử huyệt trong chương trình “Bốn Hiện đại Hóa” (nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, khoa học công nghệ) để biến Trung Quốc thành một cường quốc hiện đại. “Bốn Hiện đại Hóa” mà không dân chủ hóa (đàn áp dã man “Pháp Luân công”), tôn vinh làm giàu và sức mạnh cứng mà không biết cách xây dựng “sức mạnh mềm” (vô cảm), phát triển nóng bất chấp cái giá phải trả về hủy hoại môi trường sống (gây ô nhiễm nặng nề), thì phát triển không thể bền vững. Trước khi nghỉ hưu, thủ tướng Ôn Gia Bảo và các nhà cải cách khác đã kêu gọi cải cách chính trị để cứu vãn thành quả cải cách kinh tế, nhưng lãnh đạo Đảng CSTQ vẫn duy trì chế độ độc tài, độc đảng.
Ngày càng nhiều chuyên gia về Trung Quốc (và các nhà đầu tư) mất lòng tin vào “Mô hình trung Quốc” và cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn. Không phải họ ghét hay chống Trung Quốc nên “độc mồm độc miệng”, mà nhiều người trong số họ đã từng ủng hộ các chương trình cải cách của Trung Quốc. Hãy điểm lại một số ví dụ điển hình xem các chuyên gia đó nói gì.
Trước hết là luật sư Gordon Chang (một học giả về Trung Quốc) ngay từ năm 2001 đã cảnh báo Trung Quốc sẽ sụp đổ “trong vòng năm đến mười năm tới” (Gordon Chang, “the Coming Collapse of China”, Random House, 2001). Theo Gordon Chang, dưới cái vỏ hiện đại, Trung Quốc là “con hổ giấy” với nhiều dấu hiệu đồi bại vì cải cách nửa vời đã làm cho quốc gia này “mắc kẹt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản”. Nhiều người chỉ trích quan điểm quá bi quan của Gordon Chang vì sau 10 năm Trung Quốc vẫn tồn tại và phát triển. Năm 2011 Gordon Chang thừa nhận mình đã dự báo “sai mất một năm”, nhưng vẫn giữ quan điểm cũ, và còn cược là Trung Quốc sẽ sụp đổ vào năm 2012. (Gordon Chang, “the Coming Collapse of China: 2012 Edition”, Foreign Policy, December 29, 2011).
Tại sao Trung Quốc không sụp đổ (như các nước Đông Âu)? Andrew Nathan (một học giả về Trung Quốc tại Đại học Columbia) giải thích bằng thuyết “sức bật của chuyên quyền” (Andrew Nathan, “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy, January 2003). Theo Nathan, sự trỗi dậy của nền độc tài (Trung Quốc) phản ánh sự suy yếu của nền dân chủ (Mỹ). Muốn đối phó với thách thức hiện nay (Trung Quốc nổi lên và lấn sân Mỹ), các nước dân chủ phải quản trị tốt hơn (Andrew Nathan, “China’s Challenge”, Journal of Democracy”, January 2015). Francis Fukuama (Đại học Johns Hopkins) cũng chia sẻ quan điểm tương tụ trong cuốn sách phân tích thực trạng suy thoái của nền dân chủ Mỹ và Châu Âu (Francis Fukuama, “Political Order and Political Decay”, Farrar Straus Giroux, 2014).
Giáo sư Minxin Pei (một học giả về Trung quốc, giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Đại học Claremont McKenna) đã nghiên cứu về chiến lược cải cách của Trung Quốc trong bối cảnh đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, và đi đến kết luận là thay vì tiến đến một nền kinh tế thị trường thực sự thì Trung Quốc “bị mắc kẹt trong quá trình chuyển đổi do những cải cách kinh tế và chính trị nửa vời”. (Minxin Pei, “China’s Trapped Transition: The Limits of Development Autocracy”, Harvard University Press, 2006). Theo Minxin Pei, quá trình chuyển đổi kinh tế tiệm tiến có thể thành công trong giai đoạn đầu, nhưng “Chủ nghĩa Tiệm tiến” (Gradualism) cuối cùng sẽ thất bại.
Dưới thời Tập Cận Bình, xã hội Trung Quốc lại một lần nữa chìm trong nỗi lo sợ vì chiến dịch “Đả hổ Diệt ruồi” đang tiếp diễn, với 146 con hổ to đã bị sa bẫy chống tham nhũng. (Minxin Pei, “China’s Rule of fear”, Project Syndicate, February 8, 2016). Theo Minxin Pei, chính sách cai trị bằng sợ hãi (rule of fear) đang làm cho không những bộ máy chính quyền và xã hội Trung Quốc hầu như bị tê liệt vì lo sợ, mà cộng đồng kinh doanh, cộng đồng trí thức, giới truyền thông, và cả người nước ngoài, cũng đang “sống trong sợ hãi” như bị khủng bố tinh thần (giống như thời Cách mạng Văn hóa).
Hiện nay, Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy do chính họ tạo ra, trong đó “bẫy thu nhập trung bình” là rất khó thoát. Theo World Bank, trong tổng số 35 nền kinh tế trên thế giới bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, chỉ có 13 nền kinh tế đã vượt qua được. Mô hình Trung Quốc là một nền kinh tế bong bóng lớn nhất thế giới (và cũng cực đoan nhất thế giới), đặc biệt là bong bóng bất động sản, không thể nào chỉnh sửa được, và cũng không thể nào “hạ cánh nhẹ nhàng” (soft landing) được. Sớm muộn thì cái bong bóng khổng lồ đó sẽ phải nổ như một vụ nổ lớn trong vũ trụ, tạo ra khủng hoảng tài chính (như một cái “hố đen”) hay bị vỡ nợ (như một trận lở tuyết). Không phải ngẫu nhiên mà tỷ phú Lý Gia Thành (giàu nhất Trung Quốc với tài sản gần 40 tỷ USD) đã nhanh chân bán tài sản tại lục địa (trị giá 3 tỷ USD) để chạy khỏi thị trường Trung Quốc. Cũng không phải vô cớ mà 64% người giàu Trung Quốc đã và đang di cư ra nước ngoài, đồng thời tìm mọi cách chuyển tiền ra nước ngoài để tránh rủi ro trong nước.
Sau Gordon Chang và Minxin Pei (hai học giả người Mỹ gốc Hoa) là Paul Krugman (một nhà kinh tế học Mỹ tại Đại học Princeton) đã được giải thưởng Nobel về Kinh tế năm 2008. Năm 2013, trong một bài báo, Paul Krugman đã đưa ra những cảnh báo về Trung Quốc làm chấn động dư luận, “Trung Quốc đang gặp rắc rối to. Không phải là những thất bại nhỏ dọc đường, mà là những vấn đề cơ bản. Toàn bộ cách thức kinh doanh và hệ thống kinh tế đã từng thúc đẩy ba thập kỷ phát triển không thể tưởng tượng được, thì nay đã đến điểm dừng. Có thể nói Mô hình Trung Quốc sắp đụng phải Vạn lý Trường thành, và câu hỏi duy nhất lúc này là sự sụp đổ sẽ tồi tệ đến mức nào… Các biện pháp trì hoãn ngày phán quyết chỉ làm cho ngày đó càng thêm tồi tệ hơn khi cuối cùng nó phải xảy ra. Và ngày đó đang tới. Ngày hôm trước chúng ta còn sợ người Trung Quốc, thì bây giờ chúng ta lo ngại cho họ”… (Paul Krugman, “Hitting China’s Wall”, the New York Times, July 18, 2013). Chắc Paul Krugman không nói đùa!
Chưa đầy hai năm sau, David Shambaugh (một chuyên gia về Trung Quốc có uy tín tại Đại học George Washington) có những nhận xét tương tự, nhưng còn mạnh hơn nữa (như một “quả bom tấn”). Năm 2008, David shambaugh xuất bản một cuốn sách về Trung Quốc, đánh giá cao năng lực của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc để thích ứng với các thách thức mới trong thập niên đầu của thế kỷ 21 (được Bắc Kinh đánh giá cao). Vì vậy, phát ngôn mới của Shambaugh về Trung Quốc đã gây sốc, “Màn chót của chế độ cộng sản ở Trung Quốc đã bắt đầu, và những biện pháp mạnh tay của Tập Cận Bình đang đưa đất nước đến gần hơn sự sụp đổ… Chúng ta không thể đoán được khi nào thì Trung Cộng sụp đổ, nhưng không thể không kết luận rằng chúng ta đang chứng kiến giai đoạn chót của nó”. (David Shambaugh, “The Coming Chinese Crackup”, the Wall Street Journal, March 6, 2015).
Không biết động cơ thực sự của David Shambaugh là gì (qua bài báo nói trên), nhưng rõ ràng Shambaugh tỏ ra rất thất vọng trước thái độ bảo thủ và ngoan cố của lãnh đạo Trung Quốc không chịu triển khai những cải cách cơ bản để đối phó với những thách thức to lớn mà Trung Quốc đang đối mặt. Shambaugh lập luận rằng Tập Cận Bình càng cố gắng làm ngược lại với những gì Gorbachev đã làm, hòng duy trì chế độ cộng sản ở Trung Quốc, thì hệ quả của nó lại càng giống như Liên Xô. Nói cách khác, ngày càng nhiều người coi Trung Quốc như một gã khổng lồ tuy khỏe và giàu, nhưng đã mắc căn bệnh ung thư (di căn giai đoạn cuối), nên hóa xạ trị cũng không thể cứu được, nhưng lại từ chối giải phẫu.
Gần đây, tỷ phú George Soros (nhà đầu cơ gây nhiều tranh cãi) đã dự đoán (tại Diễn đàn Kinh tế Davos tháng 1/2015) rằng, do biến động tỷ giá của đồng Nhân dân Tệ, kinh tế trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” (hard landing) và có khả năng Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính (như Nga năm 2014). Trong khi cả thế giới vẫn còn bán tín bán nghi trước nhận định gây sốc này của George Soros thì Chính phủ Trung Quốc lại tự biến nó thành một câu chuyện đáng tin. Mặc dù Trung Quốc phản ứng rất gay gắt đối với George Soros (“đừng bao giờ quay lại Trung Quốc nữa!”), nhưng dự đoán bi quan của George Soros về tương lai kinh tế Trung Quốc đang ngày càng có vẻ chính xác.
Còn nhớ năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt rút vốn khỏi thị trường Nga để chuyển về nước. Trong một thời gian ngắn, họ đã đẩy nước Nga rơi vào cảnh lạm phát phi mã, nền kinh tế đình đốn do quan hệ kinh tế với Mỹ và EU bị đứt đoạn, tiêu dùng giảm sút và tăng trưởng đình trệ. Hiện nay, Trung Quốc cũng đang trải qua một tình trạng tương tự. Theo thống kê, hơn 1000 tỷ USD đã được các nhà đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc trong năm 2015. Việc một lượng quá lớn USD biến khỏi thị trường Trung Quốc chỉ trong vòng một năm đang đẩy nền kinh tế số hai thế giới lâm vào tình cảnh tương tự như Nga hồi cuối năm 2014. Áp lực tỷ giá đối với đồng Nhân dân Tệ tại thời điểm hiện nay lớn hơn bao giờ hết, khi nó liên tục bị mất giá kể từ khi được IMF cho vào giỏ tiền tệ SDR (12/2015).
Một số chuyên gia về Trung Quốc cho rằng Tập Cận Bình đang theo đuổi một chính sách đối ngoại và an ninh đầy tham vọng (nhưng cũng đầy rủi ro), thách thức trật tự an ninh của Mỹ tại Châu Á-TBD, bất chấp lời khuyên của Đặng Tiểu Bình (và có thể chôn vùi di sản cải cách của Đặng Tiểu Bình). Tại Châu Á, Trung Quốc đã cam kết hơn 100 tỷ USD góp vốn cho Ngân hàng Hạ tầng Châu Á (AIIB). Tại Châu Mỹ La tinh, Trung Quốc đã cho vay gần 120 tỷ USD (từ năm 2005). Tại Châu Phi, Trung Quốc cũng đã đầu tư và cho vay hơn 100 tỷ USD. Trong khi đầu tư khổng lồ vào các dự án lớn đầy phiêu lưu về kinh tế và quân sự, lãnh đạo Trung quốc đã trở nên kiêu ngạo và quá tự tin vào quyền lực cứng, mà không biết cách xây dựng quyền lực mềm (một tiêu chí cơ bản của siêu cường), trong khi thể chế kinh tế và chính trị của Trung quốc đang tiềm ẩn và bộc lộ những tử huyệt đe dọa sự sống còn của chế độ.
Biển Đông sẽ ra sao?
Mỗi khi trong nước khủng hoảng nội bộ (sức ép lên cao) thì lãnh đạo Trung Quốc lại gây ra khủng hoảng với bên ngoài để “tháo ngòi nổ bên trong” (như một quy luật). Nhưng lần này có khác là lãnh đạo Trung Quốc tin rằng thời cơ đã tới và quân đội Trung Quốc (PLA) đã đủ sức mạnh để thách thức Nhật và Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc đã chủ động gây ra khủng hoảng với Nhật, tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku) và áp đặt khu nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Đông, nhằm: (1) kích động tinh thần dân tộc (cực đoan) của người Trung Quốc, (2) phô diễn sức mạnh mới để đòi thay đổi nguyên trạng (với Nhật) tại Đông Bắc Á, (3) nhân đó “rửa vết nhục lịch sử” (muốn người Nhật phải xin lỗi). Làn sóng chống Nhật tại Trung Quốc chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc hầu như đã đạt được mục tiêu nói trên.
Nhưng cái giá phải trả (và hệ quả không định trước) cũng rất lớn. Không những nhiều nhà đầu tư Nhật rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc, mà Chính phủ Nhật còn có “cơ hội vàng” thay đổi Hiến pháp (điều 9) để tái vũ trang, một điều mà chưa chính phủ Nhật nào dám làm (sau chiến tranh).
Trong khi chưa ai có thể lường hết được hệ quả của việc “Nhật tái vũ trang” sẽ làm thay đổi cán cân chiến lược tại Đông Á như thế nào, thì Trung Quốc gây ra khủng hoảng tại Biển Đông, nhằm: (1) kích động tinh thần dân tộc (cực đoan) của người Trung Quốc, (2) phô diễn sức mạnh mới để đòi thay đổi nguyên trạng (với Mỹ) tại Đông Nam Á, (3) áp đặt chủ quyền tiến tới độc chiếm Biển Đông nơi giàu tài nguyên biển (dầu hỏa và hải sản), có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng (hơn cả Biển Hoa Đông), trong khi ASEAN còn yếu, dễ phân hóa, và cam kết của Mỹ tại đây còn lỏng lẻo (so với Nhật Bản và Hàn Quốc). Nhưng cái giá phải trả (và hệ quả không định trước) của việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981 vào Biển Đông (5/2014), ráo riết san lấp các đảo nửa chìm nửa nổi và xây dựng sân bay và hạ tầng quân sự trên 7 đảo tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, cũng rất lớn, chưa thể lường hết được.
Sự kiện dàn khoan HD981 đã tạo ra một bước ngoặt lớn (và khủng hoảng) trong quan hệ Trung-Việt, làm thay đổi cán cân tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Việt tại Đông Á. Muốn hay không, lãnh đạo Hà Nội (nhất là phái bảo thủ) đã bị sốc, buộc phải xem xét lại những cam kết với Trung Quốc (tại Thành Đô), phải “xoay trục” xích lại gần Mỹ hơn. Chuyến thăm Mỹ chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một dẫn chứng. Muốn hay không, Chính quyền Obama cũng buộc phải xem xét lại chính sách Trung Quốc, phải “xoay trục” mạnh hơn để “tái cân bằng” quyền lực với Trung Quốc tại Đông Á, thúc đẩy tiến trình ký kết thỏa thuận TPP, tăng cường cam kết an ninh và hợp tác quốc phòng với ASEAN (đặc biệt là với Philippines và Việt Nam) để “ngăn chặn” Trung Quốc. Washington đã quyết định điều tàu chiến tuần tra đảm bảo tự do hàng hải (FONOP) tại Biển Đông (2 lần với “innocent passage”) trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo đang tranh chấp tại Trường Sa và Hoàng Sa, để thách thức Trung Quốc.
Tuy nhiên, những tuyên bố và hành động để triển khai chính sách “tái cân bằng” của Chính quyền Obama (từ năm 2011) chưa phải là một chiến lược tổng thể rõ ràng, chặt chẽ và nhất quán cho khu vực Châu Á-TBD, đặc biệt là để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc đang hành xử một cách quyết đoán, cưỡng ép các nước khác tại Biển Đông. Điều này đòi hỏi Mỹ phải đánh giá lại chính sách đối với Trung Quốc, việc phối hợp với đồng minh và đối tác để duy trì trật tự và ổn định tại đây, nếu không Trung Quốc sẽ biến Biển Đông “thành cái ao nhà của họ vào năm 2030, giống như biển Caribbean hoặc vịnh Mexico đối với Mỹ”. (Asia-Pacific Rebalance 2025, CSIS Report, January 2016).
Việt Nam đang ở đâu?
Trong 124 nền kinh tế trên thế giới được World Bank đánh giá, có 52 nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình, trong đó có 35 nước đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nhưng chỉ có 13 nước đã vượt qua được cái bẫy này để trở thành những nước có thu nhập cao. Ở khu vực Đông Á chỉ có 5 nền kinh tế là Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore nằm trong số đó.
Thường các nước bị sa vào bẫy thu nhập trung bình khi tốc độ tăng trưởng bị trì trệ kéo dài nhiều năm mà không vượt qua được mức thu nhập trung bình (khoảng từ 2000 đến 4000 USD/năm). Việt Nam thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp, có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2015 là 6,68% thì thu nhập bình quân đầu người là 2.300 USD/năm. Theo con số của Tổng cục Thống kê (tại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoan 2015-2035”) bình quân đầu người của Việt Nam đã bị tụt hậu sau Hàn Quốc 35 năm, sau Malaysia 25 năm, sau Thailand 20 năm, sau Indonesia và Philippines 5-7 năm. Năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam rất thấp (so với các nước khu vực Châu Á).
Nhưng điều còn đáng lo ngại hơn là chính phủ Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào chính phủ Trung Quốc cả về kinh tế lẫn chính trị (trong khi phong trào nhân quyền và dân chủ hóa tại hai nước chẳng liên kết gì với nhau). Chưa biết TPP có giúp tháo gỡ được vấn nạn này hay không, nhưng hiện nay tỷ trọng nguyên liệu đầu vào phải nhập của Trung Quốc là 60%. Cơ cấu này đang gây khó khăn rất lớn cho Việt Nam khi tham gia TPP, vì một điều kiện tiên quyết để tham gia TPP là Việt Nam phải chuyển đổi vùng nguyên liệu nhập từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc) sang các nước thành viên TPP. Một vấn nạn khác là các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu EPC của 77/106 dự án lớn tại Việt Nam, trong các lĩnh vực quan trọng như hóa chất, khai thác chế biến bauxite, xi măng và nhiệt điện.
Về thương mại, Việt Nam tiếp tục nhập siêu khổng lồ từ Trung Quốc: năm 2015 là 32,3 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014 và được coi là con số cao nhất từ trước đến nay. Nếu tính cả con số nhập lậu (theo “tiểu ngạch”) khoảng 20 tỷ USD thì tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc năm 2015 là gần 52 tỷ USD. Về tài chính, Việt nam thâm hụt ngân sách quá lớn vì bội chi, dự trữ ngân sách chỉ đủ để trả nợ nước ngoài đến hạn. Trong khi nguồn vay ưu đãi ODA đang cạn dần, thì 33 tỷ USD đã chạy khỏi Việt Nam (năm 2015) bằng nhiều con đường bất hợp pháp (rất khó kiểm soát) như buôn lậu, hoán đổi, mua tài sản để rửa tiền, dùng đồng tiền ảo. (Theo chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt).
Nợ công của Việt Nam đã lên tới 93 tỷ USD (tính đến cuối 2015). Theo Bộ Tài chính, nợ công chiếm 61,3% GDP, riêng nợ nước ngoài là 65,46 tỷ USD (bằng 41,5% GDP). Các doanh ghiệp nhà nước vay đến 1,6 triệu tỷ VND, nhưng sử dụng vốn không hiệu quả, và mất khả năng thanh toán. Năm 2015, số doanh nghiệp phá sản tăng vọt, trong 7 tháng đầu năm cả nước có 32.373 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Không thể hy vọng các nhà tài trợ xóa nợ cho Việt Nam (một đất nước “không chịu phát triển”). Việt Nam đang chịu sức ép rất lớn phải cải cách thể chế, nhưng vẫn tìm cách trì hoãn cải tổ, duy trì “định hướng XHCN”. Đã đến lúc Việt Nam không thể trì hoãn đổi mới thể chế, không thể coi thường sự hợp tác và sức ép của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nhà tài trợ. Giám đốc World Bank tại Việt Nam (Victoria Kwakwa) đã thẳng thắn hỏi thủ tướng, “Chính phủ Việt Nam lấy tiền đâu để phát triển nhanh và bền vững?”
Thay lời kết
Sau Đại hội Đảng, dàn lãnh đạo mới tại Hà Nội phải tiếp tục trả lời câu hỏi trớ trêu này, trong khi họ tiếp thu một di sản kinh tế và xã hội đầy bất ổn. Trong khi đó, vấn đề cải cách thể chế cấp bách mà Bộ trưởng KH & ĐT) Bùi Quang Vinh đặt ra tại Đại hội Đảng có thể bị bỏ qua. Nếu Việt Nam không chịu đổi mới thể chế chính trị thì khó thoát khỏi cái bóng đen của Trung Quốc đang đè nặng lên số phận của dân tộc này, và lối thoát tại cuối đường hầm ý thức hệ vẫn chưa tìm thấy.
Dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN sắp tới tại Sunnylands (15-16/2/2016) có bàn về Biển Đông thì vai trò của Việt Nam có thể mờ nhạt, vì thủ tướng (lameduck) sẽ không tham dự mà chỉ có một phó thủ tướng đi thay, trong bối cảnh “hậu Đại hội Đảng”. Nếu Việt Nam không thay đổi thể chế, thì chuyến thăm cuối cùng của Tổng thống Obama (dự kiến vào 5/2016) có thể trở thành một chuyến thăm xã giao, và tầm nhìn chiến lược có thể trở thành nửa vời (vì hai nước vẫn chưa trở thành đối tác chiến lược). Việt Nam có thể nhỡ chuyến tàu một lần nữa, trong khi Trung Quốc mỉm cười đắc ý…
Tham khảo
1. Andrew Browne, “the Great Chinese exodus”, the Wall Street Journal, August 15, 2014
2. Gordon Chang, “the Coming Collapse of China”, Random House, 2001; Gordon Chang, “the Coming Collapse of China: 2012 Edition”, Foreign Policy, December 29, 2011
3. Andrew Nathan, “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy, January 2003; Andrew Nathan, “China’s Challenge”, Journal of Democracy”, January 2015
4. Francis Fukuama, “Political Order and Political Decay”, Farrar Straus Giroux, 2014
5. Minxin Pei, “China’s Trapped Transition: The Limits of Development Autocracy”, Harvard University Press, 2006; Minxin Pei, “China’s Rule of fear”, Project Syndicate, February 8, 2016
6. Paul Krugman, “Hitting China’s Wall”, the New York Times, July 18, 2013
7. David Shambaugh, “The Coming Chinese Crackup”, the Wall Street Journal, March 6, 2015).
8. “Asia-Pacific Rebalance 2025”, CSIS Report, January 2016.
Nguồn: Việt Nam Thời Báo
Nguyễn Quang Duy (Viet-studies)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét