Thưa bạn đọi nhạc! Tôi muốn “xin vỗ tay cho đều” với bạn. Xét cho cùng TCS, giống như Nguyễn Cao Kỳ, là một dạng “thời thế tạo anh hùng” hưởng lợi bởi chiến tranh. Chiến tranh và cái tâm trạng rã rời, khắc khoải, âu lo, chán chường của đời người chóng qua trong chiến tranh đã đi vào nhạc TCS, với chiều mưa đỉnh cao là ca khúc da vàng . Để rồi âm vang não nề Khánh Ly đã thổi đưa cái hư hao, tả tơi đó trôi vào lòng người. Hãy nghe và so sánh những ca khúc viết trước và sau khi “nối vòng tay lớn”. Hãy nghe “và yêu chai cứng những bàn tay”, “nắng vàng ủng hộ cho bống căn nhà”, “tôi đi bằng nhịp điệu một hai ba bốn năm”. Thiên địa thành hoàng ơi! nếu đưa cho bà Khánh Ly mấy cái “chữ trong túi” này thì bà cũng đến phải “ừ thối quá em về” đứt đuôi con nòng nọc mà thôi.
Thời thế tạo “thiên tài”, sau khi đảng anh minh học được chiêu “mở cửa”, “đổi mới” của các ông thiên triều (nhất là từ Đặng hoàng đế). Văn nghệ được “cởi trói”. Theo đúng truyền thống đỏ, các ngành nghề đều cần có một vài “anh hùng” để to son cho chính sách. Với âm nhạc, TCS là một trong những nhân tuyển thích hợp và an toàn nhất, thế là đèn xanh như trăng như nguyệt được thắp sáng nơi nơi. Các cậu/mợ thợ sơn, thợ vẽ, thợ mạ chuyên và không chuyên, trong luồng cũng như ngoài luồng được dịp thao tác tay nghề.
Thời thế thêm một lần tả phù, hữu bật ông Sơn là khi cửa sắt mới he hé, dây thừng mới nới lỏng các tên tuổi lẫy lừng của miền Nam hầu hết đang ở đàng Ngoài (mượn chữ ông trò Tê). Nhạc đàng ngoài thì chưa được phép lưu hành, nhạc sĩ đàng trong lại chưa kịp viết tình ca thế nên ông Sơn coi như độc bá võ lâm. Úm ba la! ông ta chễm chệ nhảy xổm lên ngai thiên tài. Ngày xưa người ta cũng thích và khen nhạc TCS nhưng hình như đâu có ai tô son, trét phấn một cách quá thể cho ông ta như thế đâu. Hiện giờ là chiêu thức hòa hợp hòa giải, các ngài chú phỉnh đã dụ được ông Phạm Duy rồi. Chờ xem các ông thợ sơn, thợ mạ lôi PD ra sơn son thếp vàng từ nơi xoáy đầu qua miền phao câu tới tận vùng sâu vùng xa rất ư là kỹ lưỡng và tận tâm.
Nhạc TSC vốn đơn giản. Lúc còn là 1 cậu bé mới lớn, tụi tui (hình như phần lớn các ông nhóc tì thành thị đang mọc ria mép nào cũng thế- ít nhất là vào thời đó) vì muốn tự gom góp cho mình chút vốn liếng cua gái nên hăm hở học chơi guitar (phải chi học chữ mà cũng hăng tiết vịt như thế thì bây giờ đã thành MD rồi, chứ đâu có lâu lâu mới được làm MC đám cưới như thế này). Mười ông nhóc tự học ôm đàn hát ca thì có tới 6~7 ông bắt đầu bằng nhạc TCS. Không: như cánh vạc bay, diễm xưa, ướt mi thì cũng cát bụi, tình xa. Chẳng qua là mấy bài nhạc đó dễ nuốt, xêm xêm 1 e nhạc, lèo tèo vài hợp âm Mi Dê Em, Em La Mi Là Đồ Fá dễ như xực mì gói mama.
Tuy nhiên một điều không ai có thể phủ nhận: cái hay trong nhạc TCS là ở chỗ chữ nghĩa (có nghĩa cũng như vô nghĩa), cái này nhiều quý vị học giả/thật đã tràng giang đại hải quá xá từ lâu rồi. Tiện đây xin hỏi ý tứ mấy câu sau: “mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”; “dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”, “tìm em tôi tìm mình hạc sương mai -để rồi- có em yêu dấu lẫy lừng nói thưa” (Cha mẹ ơi! tui mà gặp một em “lẫy lừng nói thưa” như ông Sơn đã gặp thì xin đành “còn hai con mắt khóc người cả đôi”; hăng cỡ nào mà gặp phải em này thì cũng biến thành Nguyên thế tổ Hốt Tất ... liệt). Rồi nghe tới: “em đi bống về em về bống đi” mà tưởng như nghe ...Tịch Tà Kiếm Phổ. Nghe xong là muốn thành bisexual tuốt luốt, hết em rồi tới bống, xong bống rồi tới em. Em, tôi và bống sao không “hãy đi cùng nhau” một phùa cho tiện mà cứ đi về loanh quanh cho đời mỏi mệt. Mấy câu thiên tài trên, tui tình thật ở chốn nhân gian không thể hiểu. Có ai biết làm ơn mách dùm, xin đừng có “tự mình biết riêng mình”, đa tạ. Loàng xoàng cỡ tôi mà khi rượu say và bốc máu Bùi Giáng lên thì cũng mần được khối câu có tầm vóc như thế ấy chứ. Chỉ hiềm là tui không mang họ Trịnh, cũng chẳng có tên Sơn nên chúng nghe chúng chửi tui thúi đầu.
Ông HoangVan đã ví TCS như 1 kiếm sĩ. Úi chà! Ví von tượng hình quá xá quà xa, làm máu giang hồ kiếm hiệp của tui bỗng về quá thênh thang. Nếu là kiếm sĩ thì ông ta là 1 kiếm sĩ thuộc phe kiếm chiêu. Chiêu số (chữ nghĩa/”ca từ”) rất là xảo diệu, mỗi lần kiếm xuất là em về rợp bóng kiếm quang. Kiếm ảnh trùng vây làm chóng mặt quần hùng, kiếm chiêu huyền hoặc khiến hoa mắt thiên hạ nên đã có thể che lấp cái kiếm khí (nội công/nhạc thuật) vốn rất thường thường bậc trung của người kiếm sĩ. Sở trường bổ túc sở đoản nên Trịnh kiếm sĩ đã có thể tự tự tại tại ngồi chung một chiếu với Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng. Chưa thể với tới tầm cỡ của Văn Cao, Phạm Duy, Phạm Đình Chương hoặc Cung Tiến.
Mới đây tôi có được đọc 1 bài viết kỷ niệm 4 năm ngày giỗ TCS của một thằng cha bút nô, cu cậu viết rằng “có 1 viên tư lệnh thiết giáp ngụy bởi nghe nhạc TCS nên đã từ chối tham dự cuộc hành quân nam Lào” ??? Không hiểu cái này có thật hay không hay lại là một “huyền thoại ...Trịnh”. Sau đó cu cậu viết thêm đại loại: “Vào cuối thập kỷ 60, đài Sài Gòn, nghe được từ vùng giải phóng, có thống kê nhạc TCS được ưa chuộng nhất ở miền Nam”; “Có một số người, mặc dù không cùng quan điểm chính trị với ông (TCS), nhưng vẫn mê nhạc Trịnh cuồng nhiệt”. Con bà nó! thật là tội nghiệp cho cái thằng cha cu cậu bút nô này, cu cậu không hề biết hai chữ tự do thực sự nó như thế nào. Cả đời cu cậu chỉ biết yêu ghét, nghĩ suy triệt để theo kế hoạch trên giao. Mấy trự vẹt sau một thời câm nín được chủ nhân cho phép học và cho phép nói dăm ba câu tiếng người, thế là hí hửng quá đỗi vẹt ta bèn “đi đứng bên đời líu lo” rộn ràng hơn cả nhân gian đời thường.
Cũng hên cho ông TSC là ông ta được lớn lên ở đất nước VNCH. Thử tưởng tượng TCS có cái “may mắn” hơn là trưởng thành trên trên nước VNDCCH, thì ông ta đã không trốn được lính để viết ca khúc da vàng. Lại thí dụ, ông ta có trốn được lính thì cũng phải đem tim lăn trên đường mòn mà chia làm 3, 4 ngăn để viết nhạc. Không tưởng tượng được “nhạc Trịnh” lúc đó ra sao? Những cậu/mợ thợ sơn đã quá hăm hở sơn phét cho ông Sơn mà không hiểu hoặc chưa được phép hiểu để nói lên một lời công bằng cho cái môi trường đã giúp nhạc ông ta kết thành cây trái thơm tho mà quý cậu/mợ đang say mê hít hà.Và hỡi ông Sơn! có bao giờ ông có đủ một tấm lòng để “tạ ơn” cái “rừng xưa đã khép” hay là lúc nào ông và tấm lòng của ông cũng rất nhẹ chỉ đủ để gió cuốn đi? Duong Cong Tu
Phượng Quỳnh viết :
Dương Công Tử ơi
Bài của Dê làm tôi..nhớ lại bài viết của nick gì đó viết rất vui về nhạc TCS
Để đi tìm lại
Dê à
-Thuở tụi mình, đúng là...ai cũng làm dáng cho tâm hồn để 'cua đào " hay " gọi kép " bằng...vài bài văn,thơ và rống lên những ca khúc.., với điếu thuốc ' vàng tay mấy ngón " , ra cái điều -tớ đây cũng đang suy tư về chiến tranh-thân phận con người
-wow, tôi lúc ấy thì...hỏng dám đâu Tôi thích nhạc hùng, nhạc mạnh theo kiểu du ca như ta như nước sông dâng tràn có bao giờ tàn
-ờ, Dê nhớ giỏi.Ngày xưa, chả ai tô son nhiều thế Bây giờ trét phấn quá chời
-Thì tôi cũng đồng ý với Music là..không thể cùng chiếu với Văn Cao, Cung Tiến, PD,Phạm Đình Chương.Chẳng qua, Dê nói đúng,thời thế chiến tranh leo thang -đã tạo...
-còn cụ già PD hở ? ờ, chờ xem ông già sẽ được ân huệ gì từ..? tôi thích nhạc quê hương của "ông già" nhưng...tôi...quá chán cách...của ông ( haha, ông có vô tình vào đây xem thì xin cho...cái Cô - bỏ công viết bài ca tụng nhạc quê hương của ông - sozi ông. ) Hoctro à, đừng nổi nóng với tui à nha
dzọot lẹ và xin các fan của TCS đừng rượt vì bà già chạy chậm lắm !
À, câu này tuyệt lắm vì nhiều mợ thích cái để gió cuốn đi của Trịnh lắm :
hỡi ông Sơn! có bao giờ ông có đủ một tấm lòng để “tạ ơn” cái “rừng xưa đã khép” hay là lúc nào ông và tấm lòng của ông cũng rất nhẹ chỉ đủ để gió cuốn đi?
ừ, có bao giờ Trịnh có đủ một tấm lòng để tạ ơn vùng đất cho Trịnh tư do viết , tạ ơn những người đã ra đi , đã gục ngã để bảo vệ vùng đất tư do ấy ?
Dương Công Tử viết :
Chào Quỳnh tỉ tỉ! Lâu quá không có “chuyện trò cùng lá cây” với tỉ tỉ. Tỉ tỉ à! Vào cái thuở “đến lúc biết mơ mộng như những cô gái xuân nồng” mà tỉ tỉ cứ “ta như nước sông dâng tràn có bao giờ tàn” mí lị “chúng mình khi đứng lên cao bằng giời”. Úi chà! không biết có phải ông Sơn lúc đó đã gặp bà chị rồi về viết ra câu “có em yêu dấu lẫy lừng nói thưa” không hỉ? Hahaha! Đùa bà chị tí xíu nhe.
Cà huynh đệ!
Tui vốn mê kiếm hiệp lại tự nhận dân chơi. Biết luyện Kim Dung trước khi biết đọc Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, thành ra có ai gãi đúng chỗ ngứa là tui xuất chiêu bất cần thân thể. Mới đây đang luyện lại bộ Hiệp Khách Hành. Đọc tới câu “Ngũ nhạc đảo vi khinh” thấy phê quá trời. Bèn cưa vài chai Molson đặng đi kiếm “ngũ nhạc” để “đảo vi khinh”. Ngũ nhạc thật thì ở tận bên Tầu; ở gần thì chỉ có nhạc mẫu bố bảo cũng không dám khinh, chợt thấy có ông nhạc sĩ hơi bị nổi bật trong quần…chúng nên “đảo vi khinh” cho đỡ nực mề.
===================================
NgocDam viết :
Chào Dương Công Tử
Sau khi đọc bài của Bác tui thấy thấm quá chừng chừng,vì thú thực với Bác sau ngày phỏng giái,không biết người khác thế nào chứ riêng tui mổi khi bị nghe lại những ca khúc phản chiến của TCS,thì tui có cảm tưởng bị đâm sau lưng mà đâm lút cán nhe Bác. Tui cũng không cùng ý nghỉ như Bác Cà là Bác tuốt gươm trong trường hợp này thì hơi phí.Vì đã là dân chai lọ lại là dân chơi cầu ba cẳng nửa thì thì khi thấy những chuyện bất bình trong chốn giang hồ thì phải phang thui.Chúc Bác một cuối tuần An-Vui.
=================================
Phuợng Quỳnh viết :
Dương tiểu đệ
Tỷ tỷ có cảm tưởng giống bác NgocDam lắm Lẽ ra phải giống bên kia -như trong cuốn Chân Dung và đối thoại -của Trần Đăng Khoa -viết về Tố Hữu như sau :
Tố Hữu chưa từng ra trận bao giờ nhưng viết thơ - ra trận...vui như đi trẩy hội Tố Hữu đã làm thơ đẩy biết bao thanh niên miền Bắc xung phong, xung kích, xung..
Còn trong miền nam? khi bao chiến sĩ vô danh, bao người ra chiến trường, xả thân vì Tổ Quốc thì
rên rỉ da vàng
phản chiến cùng cực
tạo nên một lớp thanh niên...khoái chui vào quán cà phê đèn mờ than vãn " 1000 năm đô hộ giặc tàu, 100 năm đô hộ giặc tay, 30 năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ để lại cho con , là nước Việt buồn !"
Khỉ, trong khi các du ca viên đi làm công tác xã hội, hát những bài ca lành mạnh , kích thích thanh niên sống hào hùng, dấn thân làm cái gì đó cho quê hương để Nước Việt lừng danh ( lê sau bàn chân gông cùm của thời xa xăm-Đôi mắt ta rực sáng - ) thì người ta than vãn, gia tài..là nước Việt buồn
Ảnh hưởng của Âm nhạc rất lớn, lớn hơn thơ /văn.Tầng lớp trẻ dễ bị âm nhạc định hướng vô cùng.Chính vì lý do đó , miền Bắc đã ra lịnh cho văn/nhạc/thi sĩ phải sáng tác sao cho hàng hàng lớp lớp lao đầu ra đi.
Nhưng , khi cần -thì rống lên " văn học là phi chính trị " Đúng là cái lưỡi không xương
thôi stop, hong nói nữa kẻo vi phạm nội quy !
============================
MH viết
MH không nói về lý do chính trị vì đề tài này đã được nói tới nhiều rồi. Nhưng cháu đồng ý đây là một lý do quan trọng vì nó đã tạo nên một số vấn đề...
1/ Chính quyền CSVN đã đánh bóng TCS một cách quá mức. Như MH đã nói... TCS có khả năng, nhưng ông đã được ca ngợi hơn mức độ thực tài.
2/ Bao nhiêu nhạc sĩ tài năng khác đã bị dìm và nhạc của họ bị cấm. Người dân chỉ có thể nghe nhạc của họ một cách không chính thức. Các phương tiện truyền thông không được nhắc đến họ, không được ca ngợi họ. Nhạc phẩm của họ không được tìm hiểu, phân tích, giảng dạy. Công lao của họ không được công nhận, v.v. Đáng buồn là, như chú nói, nhiều thanh niên VN có lẽ không biết điều đó và họ chỉ loay hoay với một số nhạc sĩ/loại nhạc được chính quyền cho phép sáng tác/trình diễn.
==================
Kinh Kha viết:
Người ta lấy cái cái giản dị để diễn tả cái cao siêu, TCS thì lấy cái cao siêu để diễn tả cái khó hiểu hoặc cái muốn hiểu sao cũng được!!!
Tôi vẫn thích thứ Ngôn ngữ...bà ngoại hơn: hãy nói những điều phức tạp bằng ngôn ngữ mà bà ngoại quê mùa chân chất của chúng ta cũng hiểu được.
------------------------------------------------------------------------------------------
Hoacomay
quote:
bài của anh chàng MusicHunger viết công phu và tỉ mỉ thiệt... dễ dàng là bài hay nhất trong mục "Biên Khảo" này của Phố Rùm! cách viết khá cân bằng và công bằng, đúng nghĩa là một bài phê bình chứ không phải để tâng bốc hay dèm pha
những nhận định trong bài này cũng rất chân thật và chính xác, tất nhiên chỉ là ý kiến riêng của một người
chỉ có khoảng chục bài của ông Sơn đáng nói tới, và chừng hai hay ba bài thuộc loại hay nhất trong những ca khúc VN (tương đương với những Lê Uyên Phương, Vũ Thành An), người ta ưa hàng hiệu nên thành ra cái mốt
riêng về nhận định của bác HLN là ông Sơn chẳng bao giờ tự biện hộ cho mình, có lẽ cũng vì ông Sơn chưa bao giờ ở tình huống phải tự biện hộ, người ta quý mến cái tài hoa của ông Sơn nên ít khi có dịp hỏi đến những đề tài nhạy cảm... hơn nữa họ thấy ông Sơn cũng hiền lành...
bò kho
Cám ơn chị Hoàng Lan đã mở thread mới cho bài viết của Music Hunger nói về nhạc Trịnh Công Sơn.
Đúng như anh bò kho viết trên đây : bài của Music Hunger nói về nhạc Trịnh Công Sơn ... dễ dàng là bài hay nhất trong mục "Biên Khảo" của Phố Rùm. Xin cám ơn anh bò kho.
Bò Kho
hi, Hoa Cỏ May, có quen với Cỏ May kia hong?
ông Sơn có cả mấy trăm bài nhưng mỗi lần nghe cái tên Trịnh Công Sơn tự nhiên chỉ còn nhớ cái bài ổng hát hôm 30 tháng 4 năm nào... một chế độ vừa trút hơi thở cuối cùng đã có người vội vã xách cây đàn đi nối vòng tay lớn,
cứ tự hỏi, một tâm hồn lớn có thể nào lại hành động vô ý thức đến mức đó??? một người luôn luôn hát về nỗi đau chinh chiến của dân tộc có thể nào lại trở thành hoan hỉ vào hôm đó???
ông Sơn có cả mấy trăm bài nhưng mỗi lần nghe cái tên Trịnh Công Sơn tự nhiên chỉ còn nhớ cái bài ổng hát hôm 30 tháng 4 năm nào... một chế độ vừa trút hơi thở cuối cùng đã có người vội vã xách cây đàn đi nối vòng tay lớn,
cứ tự hỏi, một tâm hồn lớn có thể nào lại hành động vô ý thức đến mức đó??? một người luôn luôn hát về nỗi đau chinh chiến của dân tộc có thể nào lại trở thành hoan hỉ vào hôm đó???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét