Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Vớ Vẩn (tiếp)



Honhaiau
ông Sơn có cả mấy trăm bài nhưng mỗi lần nghe cái tên Trịnh Công Sơn tự nhiên chỉ còn nhớ cái bài ổng hát hôm 30 tháng 4 năm nào... một chế độ vừa trút hơi thở cuối cùng đã có người vội vã xách cây đàn đi nối vòng tay lớn,


Chú Bò kho hong thấy đám ma của nhiều nơi sao !!?? Cũng kèn trống linh đình đó... (Có khi Âu còn thấy chú coi ké rồi nhịp nhịp giò theo nữa à ) hờhờ... 
Chế độ nào chết cũng mặc (tới số fải chết thoai). Nhưng Âu nghĩ ông Trịnh nếu có mừng (như chú nói) thì cũng là mừng cho toàn dân lành thoát khỏi đạn bay, pháo nổ.. là chuyện hong có chi để xách mé người ta cả. 

quote:

cứ tự hỏi, một tâm hồn lớn có thể nào lại hành động vô ý thức đến mức đó??? một người luôn luôn hát về nỗi đau chinh chiến của dân tộc có thể nào lại trở thành hoan hỉ vào hôm đó???


Tâm hồn ai lớn, ai bé... thì từ từ dòm lịch sử chú ạ..!! 
Chỉ có tâm hồn lớn hơn mới đủ tư cách nói một tâm hồn nhỏ hơn.. (Vậy người ta mới nghe..) 
  
Cũng như ở đây nà... Chú Bò kho chỉ trích hay mắng Âu thì dc... vô cùng được (cái này hum ni 1/4 mới nói nha... ) 
  
Chứ chổ khác... thì phải coi lại một chút chẹo. 


Bòkho
quote:

Nhưng Âu nghĩ ông Trịnh nếu có mừng (như chú nói) thì cũng là mừng cho toàn dân lành thoát khỏi đạn bay, pháo nổ.. là chuyện hong có chi để xách mé người ta cả.
cũng có thể là mừng phe ổng thắng á  


Bòkho
quote:

Tâm hồn ai lớn, ai bé... thì từ từ dòm lịch sử chú ạ..!!
Âu đọc bài mới phổ biến từ ông bạn chí cốt của ông Sơn đi kià: 
Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (cám ơn ÔngBaMươi 

vậy rõ ràng ông Sơn là Việt Cộng đứt đuôi rồi... để coi người ta có đánh giá lại những ca khúc "phản chiến" của ông Sơn hong  nghe nói ban đầu ông Sơn tính đặt tên bài "Nối Vòng Tay Lớn" là "Nối Vòng Xiềng Xích Lớn"  

quote:

Tất nhiên, những lập luận và lời kể trong bài viết này dựa vào những gì tôi đã trải qua,....


Sau cùng, mỗi con người Việt Nam đã trải qua và sống sót sau cuộc chiến tranh khốc liệt vừa qua đều giữ trong mình những sự thật riêng, một gốc nhân chứng riêng, xin quí vị hãy trả lại nó cho lịch sử, nếu được như thế thì tấm gương lịch sử VN mới trong sáng được. Cũng vì điều này, cho tôi xin lỗi những gì mà bài viết có làm tổn thương đến một ai đó cũng là vì không còn sự lựa chọn nào khác.

Sài Gòn 29/3/2009
TRỊNH CUNG

Honhaiau

 
Âu cũng cảm ơn chú Bò kho 
  
Bài này cũng là do 1 cá nhân đi "lượm" và "nghe ngóng" từ những người khác... 
Có thể giữa sự thật và đơm đật là một ấn cân kg có con số.. 
  
Lời kết của ông Trịnh Cung là một cái cách "phủi" nhẹ nhàng khôn ngoan mà chúng ta cần hoc hỏi chú Bò kho ạ.! 
  
  
Nếu TCS là lính VNCH thì tác phẩm của ông cũng chỉ len vào lòng người đúng (và bằng nghiến) như ngay bây giờ nếu TCS là VC. 


Khi Âu nghe một bài hát Trịnh... Âu cảm giác rất rõ.. ông ấy là người Việt Nam (Có tâm hồn lớn)*.... thế thôi. 
 
  
Những tâm hồn nhỏ xíu chuyên "bươi móc" để thành một cái nghề... chả có chi là đáng nhớ cả.. 
Cũng như đọc xong bài of chú TCung viết... đâu có ai có thể nhớ gì để ngân nga.... 

Mưa vẫn hay mưa... cho đời biển động.... 
hìhì.. 
 


Hoa Cỏ May

quote:

Âu đọc bài mới phổ biến từ ông bạn chí cốt của ông Sơn đi kià:
Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (cám ơn ÔngBaMươi )

vậy rõ ràng ông Sơn là Việt Cộng đứt đuôi rồi... để coi người ta có đánh giá lại những ca khúc "phản chiến" của ông Sơn hong  nghe nói ban đầu ông Sơn tính đặt tên bài "Nối Vòng Tay Lớn" là "Nối Vòng Xiềng Xích Lớn" 

Bò Kho
quote:

Bài này cũng là do 1 cá nhân đi "lượm" và "nghe ngóng" từ những người khác...
Có thể giữa sự thật và đơm đật là một ấn cân kg có con số..

Lời kết của ông Trịnh Cung là một cái cách "phủi" nhẹ nhàng khôn ngoan mà chúng ta cần hoc hỏi chú Bò kho ạ.!
cái ý chính của bài này là ông Sơn theo việt cọng, đó là điều chúng ta cần khôn ngoan nhìn nhận Âu ơi 

điều này thật ra đã được nhiều người đồn đại và nhiều người khác phủ nhận để bào chữa cho ông Sơn, từ lâu rồi cứ nói về ông Sơn là người ta nhớ đến cái nghi án theo việt cọng và cái ngày ông Sơn nguẩy đuôi hát "Nối Còng Tay Lớn" đón CS  vào Sài Gòn... chẳng ai cần bươi móc thêm ra làm chi 

ông Sơn chọn lựa con đường dính líu vào chính trị, vậy cũng cần phải xét ông Sơn trong vai trò chính trị khéo nguỵ trang của ông ấy thời nội chiến VN 

những tâm hồn nhỏ bé đúng là chẳng có gì đáng nhớ, đời sau chỉ nhớ đến những cái lớn - như một tài năng lớn hoặc một tráo trở lớn 

vậy thôi... 

Anh Triều

Có thể nhiều người bây giờ đắng cay với TCS chẳng qua vì trước 75 họ đã từng say sưa hát những bài tương tự như Nối Vòng Tay Lớn mà không nhận ra được cái ý nghĩa thật sự của những lời hát nầy chăng (nếu thật sự là TCS viết những bài đó cho VC)? 

Người ta có thể cảm thấy bị phản bội, lường gạt. Giống như một người vợ đã vui vẻ hớn hở đi cùng với chồng mua sắm một món quà "giùm cho bạn của chồng", nhưng rồi mới biết ra là chồng mình mua món quà đó cho vợ nhỏ của hắn. 

Và sau nầy ngay khi thấy tới phiên người chồng bị cô vợ nhỏ phản bội thì người vợ cũng vẫn không thể tha thứ mà tiếp tục cay nghiến hoài hoài... 

?

Bò Kho

bác Anh Triều có tin rằng thời trước 75 nhiều người hong biết đến nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn hong? 

sự thật trong lịch sử thì luôn luôn là sự thật và tìm ra sự thật cũng cần thiết chứ, đâu cần phải có tình cảm cá nhân đâu bác Anh Triều 


Anh Triều

Tôi biết rằng thời trước 75 có nhiều người không biết đến TCS chớ.  Tuy nhiên trong nhóm những người tôi giao du hồi đó thì hầu như ai cũng biết và ngữơng mộ TCS như một thần tượng. 

Tôi đồng ý với và tranh đấu cho sự độc lập của sự thật.  Có điều là "sự thật" trong lịch sử có rất nhiều khi bị nhuộm màu bởi chính kiến, nhất là chính kiến của kẻ thắng trận. Nhưng đây là một vấn đề khác nằm ngoài đề tài của mục nầy. 

Tôi biết rằng tình cảm riêng tư cũng là một yếu tố thường chi phối và có ảnh hưởng đến sự nhìn thấy sự thật của cá nhân. Vì vậy tôi chỉ muốn đặt ra câu hỏi "có thể nào là vì cảm thấy bị phản bội (như tôi đã giải thích ở post trước) mà nhiều người bây giờ trở nên cay đắng (hơn) với TCS hay không?".


Bò Kho
quote:

Tôi biết rằng thời trước 75 có nhiều người không biết đến TCS chớ. Tuy nhiên trong nhóm những người tôi giao du hồi đó thì hầu như ai cũng biết và ngữơng mộ TCS như một thần tượng.
và cũng có những nhóm chỉ nghe nhạc Pháp Mỹ chứ không nghe nhạc VN, rồi sau 75 thì tất cả nhạc của ông Sơn đều bị cấm... cho nên nhiều người thật sự bắt đầu để ý tới nhạc TCS khi ra tới nước ngoài đó bác Anh Triều 

việc ông Sơn đi theo VC là điều không cần tranh cãi, đó không phải là loại "sự thật" trong ngoặc kép, nó không nằm trong khoảng xam xám giữa đen và trắng để phải phân tích từ nhiều quan điểm 

nhận diện ông Sơn là người theo VC cũng không hẳn là để quy trách nhiệm gì cả cho ông ta, và nếu có "cay đắng với TCS" như bác nói, có lẽ chỉ là một thái độ hợp tình hợp lý đối với những người trá hình đội lốt... hình như không có xã hội nào đề cao sự gian xảo, lừa bịp đâu bác Anh Triều 


Lam_Giang

quote:

việc ông Sơn đi theo VC là điều không cần tranh cãi, đó không phải là loại "sự thật" trong ngoặc kép, nó không nằm trong khoảng xam xám giữa đen và trắng để phải phân tích từ nhiều quan điểm

nhận diện ông Sơn là người theo VC cũng không hẳn là để quy trách nhiệm gì cả cho ông ta, và nếu có "cay đắng với TCS" như bác nói, có lẽ chỉ là một thái độ hợp tình hợp lý đối với những người trá hình đội lốt... hình như không có xã hội nào đề cao sự gian xảo, lừa bịp đâu bác Anh Triều


Lg đồng ý với bác bokho khỏan này. 

Về chuyện "thiên tài" này nọ, sau 1 thời gian ngắn nghe nhạc của TCS, tôi cũng thấy chán, và cùng thời gian đó tôi biết tới nhạc của nhạc sỹ Phan Văn Hưng, mỗi lần nghe Em Bé Tát Dầu, Hai Muơi Năm, Tiễn em Rời K18...tôi thường tự hỏi...thiên tài như TCS có được bài nào khiến cho người nghe phải rơi lệ cho thân phận...của những em bé, người già, người trẻ, người vợ, người trai....sau 1975? 

Như bài của Music Hunger đã phân tích, xét về mặt nghệ thuật thì TCS chưa xứng tầm là "thiên tài" khi mà so với Cung Tiến, Phạm Duy... còn có mặt chưa bằng được họ. Xét về nhân phẩm trí thức thì TCS vẫn còn điều tiếng là "ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS" hay "nối giáo cho giặc", tức cộng sản... Vì vậy, chỉ bằng vào sự nổi tiếng vì nhạc của ông được phổ biến rộng rãi thì có thể gọi là..."thiên tài" thì thấy hợm...cho ông, bởi những người thích hợm mình tâng bốc ông. 


Bò Kho

hay là nhạc của Nguyễn Đình Toàn, những bài như Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn, Quê Hương Thu Nhỏ, nhiều lắm... (cô Khánh Ly hát rất nhiều nhạc của ông Toàn, như vậy dễ so sánh hai nhạc sĩ trong một giọng ca) 

người càng yêu nhạc TCS đúng ra càng phải nên tiếc và giận là ông Sơn đã chọn đi theo VC vì hậu quả là "thiên tài" của ông Sơn bị uổng phí dưới cái chế độ mà ông Sơn góp phần áp đặt vào miền Nam 

Camel

Tôi yêu nhạc của ông nhưng tôi không màng so sánh ông hay cũng chẳng bao giờ nghĩ phải xếp hay xưng tụng ông là Thiên Tài. Nên con người ta càng tâng bốc ông thì lời lẽ đơn sơ , chân tình trong nhạc của ông... đều là những lời giả dối với tôi. Xét về âm từ trong lòng tôi nghĩ ông đáng kính vì ông biết đau nỗi đau của chiến tranh trên quê hương ông. Xét về chính kiến nếu đúng như Trịnh Cung đã viết.... thì tôi chỉ có 1 chữ đó là "buồn" , tôi buồn cho ông cũng như tôi buồn cho nước tôi hôm nay chưa khá được mấy. 


Honhaiau

quote:

Tôi yêu nhạc của ông nhưng tôi không màng so sánh ông hay cũng chẳng bao giờ nghĩ phải xếp hay xưng tụng ông là Thiên Tài.


Âu rất rất rấtttttttttttttttttttt thích câu này của Bác CaMel.. 
  
Mượn danh kẻ khác để nói về một người là "hề" (vì biết rỏ bản thân mình kg đủ tư cách) 
  
Trịnh ăn cơm của ai và thờ ai chẳng liên quan gì đến những tình khúc bất hữu của ông cả.. 
  
Nhạc của Nguyễn Đình Toàn, của Phan văn Hưng... không vào lòng Âu được.. (xin lỗi.. đó là quyền của Âu)... 
Ai có quyền cười Âu về điều đó ???? mời... hehehehehe... Âu cười lại. 
hì... Bi giờ Âu hong te te bàn luận về TCS... cũng như những tình khúc của ông nữa đâu.. 
 Âu đang nói về chính suy nghĩ của Âu... Còn anh/chị cứ đi nhờ "mồm" của người khác... 
Chán phèo... 
  
Nhưng coi chừng.... lắm khi chính anh/ chị lại nghêu ngao những câu nói "đáng ghi" của TCS trong những tình khúc.. 
  
.... Tin buồn từ ngày Mẹ cho mang nặng kiếp người..... 
  
Đúng là thế... _Phải không!? 
 


annamr

Bên trong mỗi con người là cả 1 thế giới mà tự thân họ cũng không thể nào khám phá hết , đứng từ thế giới này nhìn sang thế giới khác sự dị biệt là điều khó tránh khỏi vấn đề là nên như thế nào 
Nếu hiểu nhạc và thơ là tiếng nói  tâm hồn của tác giả để đánh gía e rằng chưa đủ vì không ít bài thơ nhạc đến từ những cảm nhận bên ngòai cuộc sống hay ghi lại những tự tình của người đời  
TCS là ai như thế nào đó quyền của ông ta như mỗi người chúng ta , nhưng dù sao đi nữa ông đã giúp cho nhiều người tìm thấy điều mình muốn nói muốn giãi bày qua nhạc của ông và không thể chối cãi ông là 1 nhạc sĩ lớn của VN cho dù ai đó có chê bai hay lên án. Mấy ai là người Việt mà không 1 lần được nghe hay hát được 1 câu nhạc Trịnh và bao nhiêu nhạc sĩ có được điều này


Lam_Giang

Lg nghĩ rằng khi mình nói "yêu" và "ghét" thì đó là cảm tính... Cho nên mình cứ việc "yêu" nhạc người này và "ghét "nhạc người kia...Không ai phản đối, vì ai cũng có quyền "yêu" và "ghét" theo ý mình. Chả cần phải bàn rộng, vì có muốn bàn thì nó rộng vô cùng tận, mỗi người có 1 cảm nhận mà...bàn thế nào cho tới một định mức chung được? 

Khi mình nói về cuộc đời và sự nghiệp của một người thì cố gắng gạt cảm tính sang 1 bên. Cho nên, so sánh họ với những người khác cốt là để nói về những cái người này chưa đạt tới bằng người khác hoặc đã đạt được hơn người khác. Cái này thì có thể bàn tới được, vì nghệ thuật cũng như các ngành nghề khác, cũng có một định mức chung ở một mức độ nào đó để cho người phê bình đánh giá (kỹ thuật nhạc lý, khả năng dụng ngôn từ v.v.v )... 

Vậy thôi, đó là điều lg muốn đề cập đến, đơn giản có vậy thôi à. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét