Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Vì Tôi Là Linh Mục

VÌ TÔI LÀ LINH MỤC...
Ở Sài gòn thời thập niên 60, truyện "Tóc Mây" đã trở thành như một cái "mốt" cho nhiều người tìm đọc. Tác giả Lệ Hằng khai thác đúng lúc cái đề tài rất ư ăn khách mà trước đó chưa ai đụng tới. Nó gợi tò mò. Ông cha mà cũng biết yêu thương cơ à! Đọc một tí để khám phá cái thế giới huyền bí đàng sau vẻ trang trọng của một linh mục, lại chẳng phải là chuyện hấp dẫn sao!?
Tóc Mây: Là tiểu thuyết của Nữ Văn sĩ Lệ Hằng, nói về cuộc tình giữa Tố Kim, một cô sinh viên Đà lạt, với Hà vĩnh Duy, một Linh mục nhạc sĩ. Tác phẩm này đã tạo nên một cơn lốc, mà trước 1975, người ta gọi là “Hiện tượng Tóc mây”.
Hình như trước hay sau đó ít lâu, nhạc phẩm “Vì tôi là Linh mục” cũng được ra lò và trình làng. Bài hát này đã gây được một âm vang khá lớn, thậm chí những lúc buồn tình, các cô gái ngây thơ cũng thích nghêu ngao:
Vì tôi là Linh mục,
Không mặc chiếc áo dòng,
Nên chi đời đau khổ,
Nên trót đời lang thang…
Hẳn đây là tâm sự buồn của một Linh mục lỡ dại trót yêu một tín đồ duy nhất, nên đã cởi bỏ chiếc áo chùng thâm, mà nhập thế?
Sau 1975, cũng có nhiều sách viết về Linh mục, như "Bão biển" của Chu văn "Người mục tử trong sương mù"... Cũng giống như những Tiểu thuyết thấm nhuần Tư tưởng Phật Giáo, như "Hồn Bướm Mơ Tiên" của Khái Hưng (trong nhóm Tự lực Văn đoàn), "Tắt Lửa Lòng" của Nguyễn Công Hoan, rồi dựng thành phim, kịch... như "Chuyện Tình Lan Và Điệp"...
Bài thơ "Vì tôi là Linh Mục" của Nguyễn Tất Nhiên, đã len lỏi vào khắp mọi ngóc ngách, làm rung lên những sợi tơ trời. Tôi nhớ lõm bõm được mấy câu lúc đầu nghe thật ngộ nghĩnh:
vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian
nên không có Thánh Kinh
nên không có bổn đạo
nên không có giáo đường
(một tín đồ duy nhất
vừa thiêu hủy lầu chuông!)
vì tôi là linh mục
phổ lời tình nhân gian
thành câu thơ buồn bã
nên hạnh phúc đâu còn...
vì tôi là linh mục
không biết rửa tội người
nên âm thầm lúc chết
tội mình còn thâm vai.


Đấy là truyện ở bên ta. Còn bên tây thì sao? Chắc chúng ta ai cũng biết đến tác phẩm Thornbird, hư cấu từ khung cảnh bên Úc, đã được đóng thành phim chiếu đi chiếu lại dài dài, chuyên chở nhiều cơn phấn đấu dai dẳng với đủ mùi đắng ngọt của cả một đời người. Thornbird là một loại chim thật lạ, cành cây thơ mộng bên hồ không thèm đậu, lại thích lao mình vào cây gai trên rừng cho chảy máu mà hót lên cung điệu bài "thú đau thương!"
Thorn Birds: The Thorn Birds, tạm dịch: Tiếng chim hót trong bụi mận gai, có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ Văn sĩ người Úc Colleen McCulough, được xuất bản năm 1977.
Tiểu thuyết The Thorn Birds, của nữ văn sĩ Colleen McCullough (sinh ở Bang New South Wales), ngay khi vừa xuất bản (1977) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xếp ngang hàng với tác phẩm văn học kinh điển "Cuốn theo chiều gió". Nhưng ít ai biết được rằng, thời điểm tác phẩm ra đời, viết văn chỉ là nghề tay trái của Colleen McCollough, Bà thật sự hành nghề nhân viên y tế.
"Tiếng chim hót trong bụi mận gai" được thai nghén trong ngót 4 năm, là quyển Tiểu thuyết đầu tay, rồi đầu mùa hè năm 1975, bà bắt tay vào viết một mạch trong 10 tháng. Suốt thời gian ấy, bà vẫn túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày Chúa nhật.
Đến năm 1988, Phim đã được chiếu rạp ở Việt Nam, với nhan đề "Những con chim ẩn mình chờ chết".


Câu chuyện về Thorn Bird kể chuyện tình cay đắng nhưng thật tuyệt vời và vượt qua mọi định kiến Xã hội, của Mecghi và Linh Mục Ranfo. Để có được sự tuyệt vời đó họ đã phải trả giá cả cuộc đời. Như lời đề tựa đã viết:
"...Theo truyền thuyết có một loài chim chỉ hót lên một lần trong cả cuộc đời nó, tiếng hót đó ngọt ngào hơn bất cứ sinh vật nào trên trái đất này. Ngay khi vừa rời tổ loài chim ấy đi tìm ngay một thứ cây có những cành gai nhọn và tiếp tục bay mãi không chịu ngơi nghỉ, cho đến khi tìm được mới thôi. Sau đó nó cất tiếng hót giữa những cành cây hoang dại rồi lao vào một cây gai dài và nhọn nhất, cây gai xuyên thủng qua ngực. Giữa cơn hấp hối một tiếng hót vút cao, thánh thót hơn cả tiếng hót của sơn ca hay họa mi. Tiếng hót tuyệt vời đánh đổi bằng cả cuộc sống.
Trời đất dừng lại để lắng nghe còn thượng đế ở trên cao thì mỉm cười. Bởi vì sự tuyệt vời chỉ có được bằng niềm đau vô tận ấy. Con chim mang chiếc gai nhọn xuyên qua ngực vẫn tuân theo một quy luật bất biến, không hiểu điều gì đã thúc đẩy nó tự đâm suốt vào tim và lịm dần trong tiếng hót. Vào lúc gai nhọn xuyên qua nó không ý thức được cái chết đang chực chờ. Nó chỉ mãi mê hót và hót cho đến khi không còn hơi thở để cất thêm một nốt nhạc nào nữa."
Chữ Tình là cái chi chi vậy...
Tại Việt Nam, khi trình chiếu bộ phim này, có nhiều người tự hỏi: Tại sao ở Việt Nam chế độ không ưa gì Công giáo mà lại cho chiếu phim đó hoài vậy?
Có người cho rằng: "Có thể người ta muốn rêu rao cho thấy bề trái của hàng linh mục: quá nhiều bê bối thấy chưa, phải đáng hồ nghi là vừa!"
Nhưng một nhà văn không phải Công Giáo lại trả lời cách rất khác. Ông ta nói rằng: Tôi chưa bao giờ nghĩ ra điều đó. Ngược lại, với cá nhân tôi là một người không Công giáo, khi đọc truyện Thornbird, tôi hiểu và thương mến các linh mục nhiều hơn, vì nhận ra chất người nơi họ, rất gần gũi và rất nhân bản. Dĩ nhiên đã là người thì cũng có thể vấp ngã, đó là con số nhỏ. Họ cũng là người như tôi, thế mà họ lại có thể phấn đấu với chính mình để ra đi cứu nhân độ thế. Biết bao nhiêu người như thế. Tôi phục quá chứ!
Nhận xét của ông nhà văn này làm tôi suy nghĩ và thấy ông nói đúng. Có một số người chỉ thích nhìn hình ảnh người tình trong phim là một cô gái. Nhưng đang khi đó tác giả lại muốn trình bày về những phấn đấu tất nhiên của con người để bước tới mà cũng có thể quị ngã vì những hướng chiều từ trong mạch máu, vẫn gọi là tham sân si, trong đó khuynh hướng tham vọng mê quyền năng mới là người tình ác quỉ đứng hàng đầu trong bảy người tình là những mối tội đầu mai phục trường kỳ bên dưới những tế bào. Bên Mỹ cũng có truyện Cardinal Sins của Andrew Greeley khá nổi tiếng. Đề sách là một kiểu chơi chữ vừa có nghĩa là Những Mối Tội Đầu là những "tội gốc chưa tan", mà vừa có nghĩa là Hồng Y Phạm Tội! Đứng đầu bảy mối tội gốc của mọi thứ tội là kiêu ngạo, là yêu người tình danh vọng thường phá hủy lầu chuông, đúng như lời thơ Nguyễn Tất Nhiên :
tín đồ là người tình
người tình là ác quỉ
ác quỉ là quyền năng
quyền năng là tín đồ
tín đồ là người tình
thiêu hủy lầu chuông tôi.


Lần đầu tiên một số người phát giác ra rằng ”ông cha” cũng có một con tim bằng thịt biết lúc lắc bồi hồi chứ đâu phải gỗ đá. Trước kia cứ tưởng linh mục là một loại thụ tạo thiêng liêng sáng láng từ trên trời rơi xuống. Liên hệ giữa giáo dân và linh mục luôn có một ngăn cách kiểu ”kính nhi viễn chi.” Bây giờ người ta có dịp nhận ra linh mục vẫn còn là một người nguyên vẹn hình hài, biết khóc biết cười, biết đói biết no, biết đau khổ, biết đối diện với những lúc đen tối, biết vui mừng, biết hy vọng, biết lo âu, biết sợ hãi. Và cũng có khuynh hướng con người cho những đam mê tham sân si với đầy đủ lễ bộ hỉ nộ ái ố khác như bất cứ ai.
Chúa Jesu khi làm người, Ngài cũng đã chấp nhận thân phận như vậy. Satan biết thế nên trong sa mạc đã gạ gẫm Ngài bằng những màn hấp dẫn vật chất quyền hành danh vọng. Đấy chỉ là cơn cám dỗ điển hình. Kinh Thánh nói rõ: ”Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỉ rút lui để chờ dịp khác” (Lc 4:13).
Điều đó chứng tỏ rằng cả cuộc đời của Chúa Jesu luôn là một phấn đấu chọn lựa bước tới hoặc bước lui, như một con người, như một tư tế, như một linh mục đã chọn sống độc thân để có thể phục vụ trọn vẹn, trong khi vẫn có thể chọn khác như bất cứ ai.
Chúa Jesu khi làm người, Ngài cũng đã chấp nhận thân phận như vậy. Satan biết thế nên trong sa mạc đã gạ gẫm Ngài bằng những màn hấp dẫn vật chất quyền hành danh vọng. Đấy chỉ là cơn cám dỗ điển hình. Kinh Thánh nói rõ : ”Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỉ rút lui để chờ dịp khác” (Lc 4:13).
Cuộc đời linh mục cũng luôn là một phấn đấu chọn lựa giữa việc dừng chân ở một đối tượng ”tóc mây,” ở những kiếm tìm xây dựng lâu đài thành công chói sáng, và sự dấn thân bước tới lý tưởng. Nhìn một cách tích cực qua truyện Tóc Mây hay Thornbird, thì đây là dịp để người ta có thể nhìn rõ được những phấn đấu không ngừng của linh mục, như lời Thánh Kinh trong thư gửi giáo đoàn Do Thái. Và từ đó sẽ cùng với cả nhiệm thể Chúa Kitô là Hội Thánh hỗ trợ, cảm thông và chia sẻ trách nhiệm gầy dựng thân thương.
“Linh mục là người được chọn giữa người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người mà giao tiếp với Thiên Chúa để dâng lễ vật và lễ tế đền tội. Linh mục có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính mình cũng đầy yếu đuối; mà vì yếu đuối, nên linh mục phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy." (Do Thái 5:1-3)
Linh Mục
(Thơ: Nguyễn Tất Nhiên - 1970)
1.
dĩ vãng là địa ngục
giam hãm đời muôn năm
tôi - người yêu dĩ vãng
nên sống gần Satan
ngày kia nghe lời quỉ
giáng thế thêm một lần
trong kiếp người linh mục
xao gầy cơn điên trăng!
2.
vì tôi là linh mục
không mặc áo nhà giòng
nên suốt đời hiu quạnh
nên suốt đời lang thang!
vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian
nên không có thánh kinh
nên không có bổn đạo
nên không có giáo đường
(một tín đồ duy nhất
vừa thiêu huỷ lầu chuông!)
vì tôi là linh mục
phổ lời tình nhân gian
thành câu thơ buồn bã
nên hạnh phúc đâu còn
nên người tình duy nhất
vừa thiêu huỷ lầu chuông
vì tôi là linh mục
không biết mặt thánh thần
nên tín đồ duy nhất
cũng là đấng quyền năng!
3.
tín đồ là người tình
người tình là ác quỉ
ác quỉ là quyền năng
quyền năng là tín đồ
tín đồ là người tình
(vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian!)
4.
vì tôi là linh mục
không biết rửa tội người
nên âm thầm lúc chết
tội mình còn thâm vai...
Vì Tôi Là Linh Mục
(Nhạc: Nguyễn Đức Quang, thơ: Nguyễn Tất Nhiên)
Vì tôi là linh mục
Không mặc chiếc áo dòng
Nên suốt đời hiu quạnh
Nên suốt đời lang thang
Vì tôi là linh mục
Có được một tín đồ
Nhưng không là thánh thần
Nên tín đồ đi hoang
Vì tôi là linh mục
Giảng lời tình nhân gian
Nên không còn tiếng khóc
Nên không còn tiếng trách
Nên không biết kêu than
Nên tôi rất bơ vơ
Nên tôi rất dại khờ
Vì tôi là linh mục
Không mặc chiếc dòng
Nên suốt đời hiu quạnh
Nên suốt đời lang thang
Vì tôi là linh mục
Có được một tín đồ
Nhưng không là thánh thần
Nên tín đồ đi hoang
Vì tôi là linh mục
Tưởng đời là hạnh phúc
Nên tin lời thiếu nữ
Như tin vào Đức Chúa
Câu kinh sớm chưa yêu
Câu kinh tối chưa mê
Vẫn mất mát ê chề
Mất vì tin tín đồ là người tình
Có ngờ đâu người tình là ác quỷ
Ác quỷ đầy quyền năng
Giam tôi trong tín đồ
Tín đồ là người tình
Người tình bỏ tôi đi
Thiêu hủy lòng tin si
Người tình bỏ tôi đi
Thiêu hủy lời kinh xưa
Người tình bỏ tôi đi
Giáo đường buồn lê thê
Lời chia xa ...
Vì tôi là linh mục
Chưa rửa tội bao giờ
Nên âm thầm qua đời
Tội ác còn trong tôi
Vì tôi là linh mục
Chưa rửa tội bao giờ
Nên âm thầm qua đời
Tội ác còn trong tôi
Vì tôi là linh mục
Vì tôi là linh mục
Người ơi một linh mục
Rất dại khờ
- Tiếng hát Nguyễn Đức Quang
https://youtu.be/L4cFUznF1Ew
- Tiếng hát Lệ Thu
https://youtu.be/cpi5aAo1014
- Tiếng hát Khánh Ly
ttps://youtu.be/PUKrndwYVYE
- Tiếng hát Ngọc Lan
https://youtu.be/6-bTBa7zXDE
- Tiếng hát Hoàng Thanh Tâm
https://youtu.be/PlfpKJhcmfs
- Tiếng hát Don Hồ
https://youtu.be/xhf_GQrLapc

(Nguồn: Fb Nguyễn Nhất Thống)



Lai Pham Van Vấn dề gây ẩn ức, tranh luận ở đây là việc nhạc sĩ Nguyễn dức Quang sáng tác, dề tựa bài hát VÌ TÔI LÀ LINH MỤC và trình làng chính danh : THƠ NGUYỄN TẤT NHIÊN , dược hiểu là bài thơ LINH MỤC năm 1970 của Nt.Nhiên . Nghĩa là Nđ.Quang lấy bài thơ Linh Mục thêm 3 chữ VÌ TÔI LÀ [ linh mục] thay dổi thành tên bài hát , thêm vào và sửa dổi # 50% câu, chữ so với nguyên tác của Nt.Nhiên , không thấy có bài viết nào về sự thỏa thuận của Nhạc sĩ và thi sĩ ! Chính vì 3 chữ : vì tôi là .... gây cho cả thế hệ .... Phe Ta , trong # 50 năm , xuyên 2 thế kỷ, hiểu là : Vị Linh Mục trong thơ Nt.Nhiên YÊU MỘT CÔ GÁI , nhưng vì là Linh mục , nên bỏ mối tình dang dở ..... Có người còn 8 thêm : linh mục í đã bỏ áo dòng theo người yêu, lấy cô gái đó ! Có nhiều bài viết về đề tài linh mục độc thân , Linh mục có yêu không ? Và dẫn chứng dủ nguồn cội .... Đâu biết rằng nhân vật trong thơ Nt.Nhiên đâu phải vậy . Mong nhận được ý kiến, bổ sung , chỉ dẫn của các bạn yêu nhạc của Đại Ca Trưởng Thượng Nguyễn đức Quang [ K1 CTKD ] và Nhà thơ Nt.Nhiên , đồng hương Biên Hòa với Pvl. 

Lai Pham Van Tu Nguyen 1-3-2018 : Tôi đồng ý với nhận định của Lai Pham Van rằng nhân vật "Tôi" trong bài thơ "Linh mục" của Nguyễn tất Nhiên (NTN) khác với "Tôi" trong nhạc phẩm "Vì tôi là Linh mục" của Nguyễn Đức Quang (NĐQ) phổ bài thơ nói trên. Đó cũng là một trường hợp sáng tạo điển hình trong thi ca.Tôi của NĐQ là một Linh mục và đồng thời cũng là một Con người với gánh nặng thân xác, bị giằng xé đau khổ giữa lý tưởng và thực tại.Trong khi đó, Tôi của NTN là một Con người bình thường nhưng đắm chìm trong ảo vọng tình si, thậm chí tự gán cho mình những giá trị "siêu việt" tưởng tượng để có thể chấp nhận được nỗi buồn bởi tình yêu đơn phương...Dường như có thể giải thích "tâm tư" này nhờ Tâm lý học Freud 

Pv.Lai. 1-3-2018 : Như vậy có 2 nhân vật linh mục khác nhau . Đáng lẽ Nhạc sĩ Nđ.Quang khi trình làng nhạc phẩm : Vì tôi là Linh Mục , phải ghi chuẩn xác : " LỜI, phóng tác bài thơ LINH MỤC của NGUYỄN TẤT NHIÊN " thì đã tránh được lầm lẫn, ẩn ức cho tới nay ! Thực tế thính giả nghe nhạc , nhất là các bạn nữ , thích thú , tò mò với ..... ca từ PHÓNG TÁC về nhân vật linh mục đời người của Nđ.Quang . Trong khi trăm dâu dổ đầu tằm .... Nt.Nhiên ! Nhất là phản ứng trong giới tu hành Công giáo. Gần nửa thế kỷ rồi, phải " GIẢI OAN " cho chàng Thi Sĩ bí ẩn mượn danh linh mục xuống trần dể làm THƠ [ phổ lời tình nhân gian thành câu thơ buồn bã ] , vị linh mục giả danh này KHÔNG YÊU MỘT NÀNG NÀO CẢ ! 



Lai Pham Van Tuần báo Tuổi Ngọc số 141 phát hành ngày 5 tháng 8 năm 1974 có đăng bài phỏng vấn Nguyễn Tất Nhiên:--------------------------------------------------
0+-T.N: Những bài thơ đã phổ nhạc có phải là những bài thơ bạn ưng ý?
- N.T.N: Thưa, không. Như đã nói, tôi chỉ yêu một bài thơ cũ, Linh Mục. Thuở ấy, tôi thiệt thà đôn hậu lắm. Thuở ấy nhà tu sáng chói trong tôi. Thuở ấy…--------------------------------------------------------------------------------
1+-T.N: Nguyễn Tất Nhiên có in một tập thơ?
-N.T.N: Vâng, tập Thiên Tai, năm 1970, ngồi lớp 12B. Tôi nhớ rằng mình đã bỏ học gần trọn năm với tập thơ này, chỉ vì Duyên. Tập thơ vừa in xong thì bão lụt miền Trung ầm ầm, quả là Thiên Tai! Nhân đây, tôi muốn nhắc đến hai người ơn. Anh Đinh Cường đã đem tên Đinh Cường của mình ký hẳn hoi lên bìa “chùa” vẽ cho thằng con nít tôi, hồi đó. Cha Lê Hoàng Yến, giám đốc trường Trung học Khiết Tâm, Biên Hoà- đã tận tình giúp đỡ, thương mến tôi, trong khi, chính những thầy tôi lại lơ là, khi dể.
2+-T.N: Tại sao tập thơ tình lại có nhan Thiên Tai?
- N.T.N: Người tình là Thiên Tai. Ngày xưa tôi nghĩ vậy!--------------------- 3+-T.N: Bạn cho bạn ngọc biết qua về đời sống riêng của bạn một chút nếu tiện, chẳng hạn như sinh hoạt chính hàng ngày?
- N.T.N: Học Luật. Cô đơn. Túng thiếu. Lang thang. Khổ tâm. Sinh hoạt chính hàng ngày: buồn bã và tìm cách đùa bỡn trên nỗi buồn của mình. Lúc gần đây, có thêm một đam mê mới: Kịch nghệ. Anh Lê Cung Bắc là người khuyến khích và hướng dẫn tôi trên địa hạt này ----- --------- --4+-T.N: Cuối cùng. Nguyễn Tất Nhiên, bạn còn muốn nói thêm gì chăng?
- N.T.N: Có lẽ, nên thôi. Bởi tôi sắp sửa đề cập tới nàng con gái khác, trong bài “Hai Năm Tình Lận Đận”. Nàng con gái khác nữa trong bài “Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ”… Trong khi, tôi muốn lúc nào tôi cũng một tên Duyên!--------------+++++++++++++++++ Như vậy có 2 cô Bắc Kỳ & cô Duyên -Pvl. sẽ lộ mí mí danh tánh sự nghiệp, hình ảnh xưa & nay của 3 nàng .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét