Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Nhạc Sĩ Anh Việt Thu

Anh Việt Thu và “Trời Việt Nam mến yêu”
Một người bạn thân của nhạc sĩ Anh Việt Thu (1939-1975) đã giải thích vì sao ông lấy bút danh Anh Việt Thu khi viết nhạc: “Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè – An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Bút danh này xuất phát từ hoàn cảnh gia đình ông: Việt Thu là tên em trai của ông, do ông phải bảo bọc người em nên đặt tên như thế để nhớ trách nhiệm của mình: Anh Việt Thu, tức “anh của Việt Thu”.
Anh Việt Thu hoạt động văn nghệ ở Sài gòn vào những năm 1970 sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa (do ông thành lập, gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh) biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế. Các bài hát của ông quen thuộc với những người yêu nhạc là “Giòng An Giang”, “Người ngoài phố”, “8 điệp khúc”, “Đa tạ”, “Hai vì sao lạc”, "Người ngoài phố"…
Nhà thơ Du Tử Lê đã nhận định về nhạc của Anh Việt Thu: “Trong số những nhạc sĩ sinh trưởng ở miền Nam thuộc thế hệ 1940 chẳng những thành danh sớm mà từ giai điệu tới ca từ cũng mượt mà là nhạc sĩ Anh Việt Thu. Tuy Anh Việt Thu từ trần có phần sớm sủa hơn các bạn đồng nghiệp của ông nhưng ngay từ năm 1956, ở tuổi 17, Anh Việt Thu đã nổi tiếng với ca khúc “Giòng An Giang.” Và chỉ ít năm sau, khi vừa bước qua tuổi hai mươi, ông đã khiến không ít nhạc sĩ của miền Nam thời đó phải bất ngờ trước độ chín tới của tài hoa ông qua ca khúc “8 điệp khúc.” Để rồi sau đấy, hàng loạt sáng tác khác mang tên Anh Việt Thu liên tiếp ra đời. Chúng ta có thể kể những ca khúc như “Chân dung", “Đa tạ", “Người ngoài phố", “Hai vì sao lạc” hay các bài “Nhớ nhau hoài", “Gió về miền xuôi", “Xa dấu ngựa hồng”…

“8 điệp khúc” là một ca khúc gồm 8 đoản khúc với câu hát lặp đi lặp lại “Trời làm cho mưa giăng giăng mây tím dệt thành sầu”, thể hiện tâm tình của một chàng trai từ lúc còn nằm trong nôi nghe tiếng hát ru dịu dàng của mẹ cho đến khi bước chân vào đời giữa lúc quê hương đang chìm đắm vào một cuộc chiến tranh tương tàn. Dưới bầu trời u ám với mây tím giăng đầy và những giọt mưa bay mờ mịt, anh thấy nỗi buồn chất ngất trong tâm hồn và thấy tiếc nhớ một thuở xa xôi với bàn tay của mẹ “đón gió muôn phương” và “đan gối mộng” để đưa anh vào giấc ngủ yên lành với hình ảnh đàn chim nhỏ bay trên trời. Nỗi buồn giờ đây ở khắp nơi như mây tím giăng khắp trời, nhưng anh đã nghe được tiếng gọi thiết tha của trùng dương và rừng thiêng nên hứa nguyện sẽ mãi mãi yêu mến và dâng hiến cả cuộc đời mình cho quê hương yêu dấu:
1.Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Bàn tay năm ngón mưa sa
Dìu anh trong tiếng thở
Đưa tiễn anh đi vào đời
Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về
2.Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Bàn tay đón gió muôn phương
Bàn tay đan gối mộng
Đưa tiễn anh đi vào đời
Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
3.Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Nằm nghe tiếng hát đu đưa dìu anh trong giấc ngủ
Ôi tiếng ru ru ngọt ngào
Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
4.Tiếng hát hát trên môi
Giấc ngủ ngủ trong nôi
Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu
Ôi tiếng chim muông gọi đàn
Mẹ Việt Nam ơi! Con xin dâng hiến trọn cả đời
5.Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Từng đêm ấp ủ trong tim
Từng đêm khe khẽ gọi
Anh nhớ thương em từng giờ
Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
6.Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Trùng dương sóng nước bao la
Trùng dương vang tiếng gọi
Ôi sóng thiêng em về Trời
Mẹ Việt Nam ơi! con xin ghi xin khắc nguyện lời thề
7.Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Rừng thiêng lá đổ âm u
Rừng thiêng vang tiếng gọi
Ôi núi thiêng em về nguồn
Mẹ Việt Nam ơi! Con xin ghi xin khắc nguyện lời thề
8.Tiếng hát hát trên môi
Giấc ngủ ngủ trong nôi
Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu
Ôi tiếng chim muông gọi đàn
Mẹ Việt Nam ơi! Con xin dâng hiến trọn cả đời.
Ca khúc “8 điệp khúc” với giọng hát ca sĩ Thanh Tuyền trong chương trình ca nhạc 

.                                                   Tám Điệp Khúc - Thanh Tuyền
Vào năm 1966, khi cuộc chiến trên quê hương trở nên ác liệt, gây nhiều đau thương, mất mát, Anh Việt Thu đã viết một ca khúc bày tỏ ước mơ quê hương sẽ có một ngày không còn tiếng súng vì “súng phải thẹn thùng” và âm thanh vang vọng trong không gian chỉ là tiếng hát đượm buồn của một cô gái ru hồn người nghe vào những giây phút bình yên khi những nỗi hãi hùng của cuộc chiến làm cho biết bao người đổ máu trên mảnh đất quê hương đã vĩnh viễn qua đi. Lời ca thắm thiết ân tình với quê hương đã chịu nhiều khổ đau làm cho cả mây trắng trên trời cũng rưng rưng xúc động:

.                                                            Đa Tạ - Duy Khánh
.                                                     Đa Tạ - Hoàng Oanh
“Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng,
Ngày nao súng phải lạnh lùng.
Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng
Ôi mây xõa tóc nghiêng nghiêng.
Xin đa tạ người em bé bỏng mặn mà,
Người em bé bỏng thật thà.
Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.
Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm,
Lời ca tiếng ru êm đềm
Ôi lời ca đã xua chinh chiến
Ru chim trắng trắng tung bay.
Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cây,
Giòng máu vẫn chảy miệt mài
Xin lời ru xua hãi hùng đi.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn".
(Lời 2)
"Tôi xin đa tạ mồ hôi nhỏ giọt dầm dề
Mồ hôi nhỏ giọt tràn trề
Trên đồng sâu hay trên ruộng lúa
Xanh thăm thẳm mắt em thơ
Xin đa tạ lời ca ấp ủ vỗ về
Lời ru ấp ủ não nề
Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.
Tôi xin đa tạ lời ca lời ca đã xua bạo tàn
Lời ru đã xua phũ phàng
Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng
Ôi mây xõa tóc nghiêng nghiêng.
Xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng
Ngày nao súng phải lạnh lùng.
Xin lời ru xua hãi hùng đi.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn".

Nguồn: Huỳnh Duy Lộc Fb

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Vũng Áng và 155 học sinh cần chữ

25/06/2016 12:14
Trong hai năm học vừa qua, có rất nhiều lớp học tự phát được mở ra tại KKT Vũng Áng. Thầy cô giáo là những người rất đặc biệt. Có người ở tận bên Nghệ An sang. Có những thầy cô giáo là các anh chị lớp trên bày cho các em lớp dưới đang thất học. Chính quyền thì cho rằng những lớp học này sai, không đúng quy định; trong khi đó, trẻ em vô tội, ngơ ngác, cần chữ. Dưới đây là ghi nhận của một nhà giáo ở Hà Tĩnh.


Hai năm học trước, có 155 học sinh thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải thất học. Nguyên nhân là do bố mẹ các em chưa đi tái định cư mà chính quyền yêu cầu các em phải lên học các trường trên khu tái định cư cách nhà 25 km. Trong khi đó, học sinh ba thôn bên cạnh là Hải Thanh, Hải Phong, Tân Phúc Thành không thuộc diện di dời tái định cư thì được học trường gần nhà, sát ngay cạnh thôn Đông Yên. Hiện đã có 27 em đã đi học ở nhiều nơi, còn 128 em chưa được đến trường.
Những thầy cô đặc biệt
Cô giáo Phan Thị Hải Đường, sinh năm 1986, chưa lập gia đình, quê ở Đô Lương, Nghệ An, tốt nghiệp khoa Anh văn, trường CĐSP Nghệ An. Cô đã từng đi dạy hợp đồng nhưng rồi thất nghiệp. Nghe tin ở Đông Yên xa xôi đã 2 năm rồi có 155 em học sinh đang muốn học, cô xin phép bố mẹ rồi lên đường tìm vào Kỳ Anh. Phụ huynh đã mở các lớp học để nhờ cô giúp con em họ. 
Cô Hải Đường sống nhờ trong nhà dân, dân góp gạo nuôi cô. Cô dạy cho những đứa trẻ cần chữ hoàn toàn miễn phí. Cô từ chối mọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm vì sợ bị hiểu lầm. Cô cho biết, cô vào dạy từ sau Tết Nguyên đán 2016. "Em dạy từ lớp 3 đến lớp 8, lớp 8 có 5 em, lớp 7 có 6 em. Còn các lớp còn lại mỗi lớp có 14 em. Em dạy cả tuần và dạy 8 tiết mỗi ngày", Hải Đường tâm sự.
Hải Đường chia sẻ lý do về Đông Yên: "Em thương các em, chúng nó cần cái chữ, vì tình thương, vì chia sẻ nỗi buồn cùng các em và phụ huynh. Ngày xưa em cũng cùng cảnh ngộ, việc học bị gián đoạn nên em hiểu tâm trạng của người khát khao được đi học là thế nào. Thế là em tới thôi chứ không nghĩ gì cả". 
Ngoài cô ra, còn có 6 anh chị lớp trên về nhà dạy Văn và Toán cho các em. Họ được các em nhỏ ở đây gọi thân mật là cô Kiều Xoan, cô Dương, cô Kim Dung, cô Kính, cô Thảo,  cô Toàn, thầy Thi, thầy Cường, thầy Phương. 



Giúp trẻ cần chữ là vi phạm pháp luật?
Các thầy cô kèm cặp, bày vẽ cho các em học chữ ở đây luôn phải nơm nớp lo âu vì bị công an xã liên tục gửi giấy triệu tập lên xã. Họ cho rằng việc dạy như vậy là trái pháp luật. Các anh chị dạy kèm ở đây cho biết thời gian đầu năm học các em và các anh chị đã bị khủng hoảng tinh thần, sống trong sợ hãi. “Nói đến mà rơi nước mắt. Chúng rất ham học, chỉ nhìn vào ánh mắt của chúng là biết chúng khát khao được tới trường như thế nào. Chúng luôn hỏi em khi nào thì chúng em được trở lại trường hả cô?” – một giáo viên chia sẻ.
Cô Hải Đường cho biết thêm: “Em thì chưa bị triệu tập nhưng thời gian trong năm 2015 có nhiều anh chị bị Công an xã Kỳ Lợi triệu tập nhưng họ không dám tới. Các bậc phụ huynh là những người bảo vệ ngoài cửa cho các em học ở trong nhà. Bà con giữ bí mật vì sợ công an đuổi em về thì các em không được học. Em chỉ bị vặn hỏi một lần vào giữa tháng 4.2016 khi họ biết em có mặt ở đây để giúp đỡ các em. Trong một ngày, công an xã ghé thăm hai lần”. 
Ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Kỳ Anh khẳng định với báo chí: “Theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ Trường Tiểu học, THCS thì việc mở lớp dạy học mà không được sự cho phép của chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan, đặc biệt là sử dụng đội ngũ chưa đủ tiêu chuẩn để lên lớp là vi phạm pháp luật”.
Còn ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh thì cho biết: “Về quan điểm, tỉnh Hà Tĩnh đã cho chủ trương sớm đưa các em trở lại trường học. Trước mắt, thị xã sẽ tổ chức cho các em ôn lại kiến thức trong hè vì các em đã bỏ học 2 năm nay. Còn năm học tới, các em sẽ được bố trí học ở đâu, học như thế nào thì chúng tôi đang bàn. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc đối thoại với các hộ dân Đông Yên để giải quyết vụ việc”.
Liệu các em học sinh Đông Yên thất học hai năm nay có được bổ túc kiến thức trong hè hay không? Bao giờ thì 128 học sinh bỏ học được đến trường như những trẻ em khác ở các thôn Hải Thanh, Hải Phong, Tân Phúc Thành kề bên? Đó là những câu hỏi đơn giản nhưng không dễ trả lời trong bối cảnh cả chính quyền và người dân đều cho rằng mình đúng. Ai sai, ai đúng là chuyện của người lớn nhưng xin đừng để 155 trẻ thơ vô tội thành nạn nhân cho những bất đồng tái định cư.
Lê Quốc Châu
Nguồn: http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/cau-chuyen-giao-duc-c-108/vung-ang-va-155-hoc-sinh-can-chu-36351.html

Hoan hô: Cửa chạy tội đóng cứng ngắc

Lâm Chí Công *:45 AM 27/06/2016

Ông Nguyễn Trọng Khải - Giám đốc Công ty TNHH thương mại và chuyển giao công nghệ K&H - đã “nổ phát súng” làm “choáng váng” lãnh đạo thành phố Đà Nẵng khi tố cáo rằng cán bộ tín dụng của ngân hàng đã lợi dụng lúc doanh nghiệp “ốm” bóp cho doanh nghiệp chết rồi để người nhà mua lại tài sản của doanh nghiệp. “Cách hành xử như vậy rất mất đạo đức. Đây là những cán bộ kém đạo đức, đề nghị Ngân hàng Nhà nước loại bỏ ngay những cán bộ mất đạo đức như thế này!” - ông Khải nói hôm 24.6 trước hội nghị hơn 200 doanh nghiệp đối thoại với lãnh đạo TP. Đà Nẵng.

    Mặc dù rất bất ngờ trước phản ánh thẳng thừng của doanh nhân Nguyễn Trọng Khải, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND thành phố này cũng đã phản ứng rất chuyên nghiệp và tỏ ra tường tận các ngóc ngách và căn bệnh của nền kinh tế chúng ta. 
    Ông Thơ nói rằng đây là vấn đề ông mới nghe và chỉ đạo các ngành ngồi lại xem xét, xử lý; tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn đặt ra “nghi ngờ” rằng nếu có sự việc như vậy thì cũng ở các ngân hàng thương mại quốc doanh, chứ ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh họ kiểm soát kỹ chứ không đến nỗi đó. Nếu nay mai kết quả kiểm tra đúng như ông Thơ nói thì đã gián tiếp giúp Ngân hàng Nhà nước “bốc thuốc” trị bệnh “chất lượng tín dụng” của các “ông kẹ quốc doanh” - không chỉ là mất đạo đức thôi đâu, là cố ý làm trái, bắt tay, thông đồng giải ngân tiền nhà nước vô tội vạ, gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhan nhản khắp nơi. 
    Trước các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp về tình trạng cán bộ sách nhiễu, vòi vĩnh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh tỏ thái độ tuyên chiến rất quyết liệt. Ông Anh kể đã từng mời các cán bộ “có vấn đề” lên phòng làm việc để chấn chỉnh và nói rõ nếu vẫn tiếp tục vòi vĩnh thì “xách gói đi luôn”. “Sẽ không khoan nhượng bất cứ sai phạm nào. Ở đây có các đồng chí nào như vậy không? Tốt nhất nên xem lại mình, vì chúng tôi sẽ xử lý hết khung. Thậm chí truy cứu cơ quan liên quan, các đơn vị dung túng. Nếu các đồng chí sai phạm, tôi sẽ đóng chặt cửa. Cửa nhà tôi và anh Thơ (ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng) đã đóng cứng ngắc, không có chỗ cho các cán bộ công chức làm sai tới chạy tội. Còn các giám đốc sở cũng xem xét lại mình, nếu lỡ có sai thì nhanh chóng tự rút kinh nghiệm, còn không thời gian tới cũng bị sờ tới…”, ông Nguyễn Xuân Anh nói.
    Từ sau hôm diễn ra cuộc đối thoại với doanh nghiệp Đà Nẵng đến giờ, nhiều người đã hoan hô Bí thư Nguyễn Xuân Anh. Cửa để chạy chọt, hối lộ, chạy tội đã được hai người lãnh đạo cao nhất cơ quan Đảng và chính quyền Đà Nẵng đóng cứng ngắc. Lãnh đạo thành phố đáng sống phải như thế mới xứng với danh xưng và kỳ vọng của nhân dân, không chỉ là Đà Nẵng. Tôi nghĩ thêm thế này, người đáng được hoan hô nhiều nhất là doanh nhân Nguyễn Trọng Khải. Trong bối cảnh doanh nghiệp ốm o, lệ thuộc vào các “ông kẹ” nhiều thứ, giám đốc một công ty tư nhân dám “nổ” đòi đuổi việc người cho vay vốn thì trong đó phải có thứ gì đó còn hơn cả dũng cảm.
    Khi mà ổ khóa nhận hối lộ, chạy tội đã khóa cứng ngắc cũng sẽ là lúc mở ra cơ hội để nói lên sự thật, chỉ mặt gọi tên những cán bộ, quan chức kênh kiệu, sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp, người dân.

    Nguồn: http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/hoan-ho-cua-chay-toi-dong-cung-ngac-566725.bld

    Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

    Dân Chọn Cá Không Chọn Nhà Máy Giấy TQ

    Người dân sống ven sông Hậu lo ngại Nhà máy Giấy Lee & Man của Trung Quốc xả thải sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, làm kế mưu sinh đảo lộn

    Những ngày qua, rất nhiều hộ nuôi cá lẫn người dân sống ven sông Hậu bất an trước thông tin Nhà máy Giấy Lee & Man của Trung Quốc (đặt tại Cụm Công nghiệp Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) sẽ xả thải ra môi trường một lượng chất xút (NaOH) độc hại lẫn tiếng ồn từ nhà máy này.
    Nhà ông Bùi Văn Quang (ngụ thị trấn Mái Dầm) có 5 lồng bè nuôi cá điêu hồng bên cạnh Nhà máy Giấy Lee & Man. Những ngày qua, gia đình ông Quang rất lo lắng khi thấy nhà máy này chạy thử nghiệm trước khi chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8 tới.
    Ông Quang bày tỏ: “Nếu nhà máy xả thải hóa chất ra sông Hậu, gây ô nhiễm môi trường thì chắc chắn cuộc sống của người dân ở đây sẽ bị đảo lộn. Bởi lẽ, người dân ở đây chủ yếu sử dụng nước sông để sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, không nuôi cá được nữa thì chúng tôi không biết làm gì kiếm sống, chắc phải chuyển đi nơi khác”.
    Bà Huỳnh Thị Lẹ, hàng xóm của ông Quang, cho biết bà đang nuôi 2 bè cá điêu hồng sắp đến kỳ thu hoạch. Trước thông tin nhà máy giấy sẽ “đầu độc” sông Hậu, bà Lẹ không khỏi lo âu, cho rằng nếu được lựa chọn, bà và người dân nơi đây chọn cá và sự trong lành của sông Hậu chứ không chọn nhà máy gây ô nhiễm.
    Trong khi đó, tại cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, gia đình ông Lê Ngọc Sáu bao năm nay chọn nuôi cá tra làm kế mưu sinh. Sản lượng khoảng 3.000 tấn/lần thu hoạch giúp gia đình ông thoát nghèo bền vững. Nay, nghe thông tin Nhà máy Giấy Lee & Man sẽ xả ra sông Hậu một lượng chất xút (NaOH) khổng lồ, không chỉ ông Sáu đứng ngồi không yên.
    Ông Trần Công Minh (ngụ cù lao Tân Lộc) nuôi cá tra hầm cạnh sông Hậu, sản lượng khoảng 600-700 tấn/lần thu hoạch, thường xuyên xả và nhận nguồn nước vào từ con sông này. Ông Minh quả quyết: “Nếu Nhà máy Lee & Man xả chất xút ra sông Hậu thì chắc chắn người nuôi cá bè lẫn người nuôi cá hầm ven sông sẽ gánh chịu hậu quả khôn lường”.
    Mới chạy thử đã không chịu nổi!
    Ông Lý Văn Hồng (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) làm nghề đánh bắt cá trên sông Hậu hàng chục năm qua ngay khu vực Nhà máy Giấy Lee & Man. Theo ông, nhà máy chưa hoạt động chính thức nên chưa biết nó có xả thải hay không. Tuy nhiên, nếu thật sự nhà máy xả thải ra sông Hậu thì chắc chắn nhiều người sẽ bỏ nghề vì còn đâu cá, tôm mà đánh bắt. Ông Hồng cho biết những ngày gần đây, nhà máy này tuy mới chạy thử nghiệm nhưng tiếng ồn phát ra khủng khiếp, không thể chịu nổi.
    Theo chị Đỗ Thị Tư (quê tỉnh Thái Bình), công nhân ngụ gần Nhà máy Giấy Lee & Man, nhà máy này chạy thử nghiệm thâu đêm suốt sáng, ai cũng điên đầu vì tiếng ồn đinh tai nhức óc. Chị lo ngại: “Nhà máy mới chạy thử nghiệm 2 tổ máy mà đã như thế, khi vận hành hết công suất sẽ không biết như thế nào, chắc chúng tôi phải tìm nơi ở khác”.
    Gia đình bà Lư Ngọc Vững (ngụ thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành) kinh doanh xăng dầu tại ngã ba sông, đối diện Nhà máy Giấy Lee & Man. Bà Vững cho hay trước giờ ở đây rất yên bình, chưa bao giờ có tiếng ồn khó chịu. Vậy mà gần nửa tháng nay, Nhà máy Giấy Lee & Man hoạt động ngày đêm không nghỉ, gây ồn quá mức chịu đựng.
    “Sống chung với lũ còn có nước lớn nước ròng, chứ tiếng ồn này liên tục khiến gia đình tôi không ai nghỉ ngơi gì được. Mong chính quyền địa phương sớm can thiệp, làm sao để tiếng ồn giảm xuống 50% chứ như vầy thì làm sao sống nổi...” - bà Vững kiến nghị.
    CÔNG TUẤN - HOÀNG THÙY - CA LINH
    Nguồn: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/dan-chon-ca-khong-chon-nha-may-giay-trung-quoc-20160626230905574.htm

    THỰC TRANG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM SAU KHI RA TRƯỜNG

    Theo báo cáo mới nhất của Bộ LĐTB&XH hết Quý I năm 2016 cả nước có hơn 225000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp. Bài thơ vui dưới đây cũng là thực trạng đáng báo động về tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay:


    Đầu đường Xây dựng bơm xe
    Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
    Ngoại thương mời khách ăn kem
    Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
    Ngân hàng ngồi dập đô la
    In giấy vàng mã, sống qua từng ngày
    Sư phạm trước tính làm thày
    Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
    Điện lực chẳng dám bô bô,
    Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
    Lập trình chả hiểu thế nào,
    Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui
    Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
    "Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
    Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
    Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....
    Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
    Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
    Báo chí buôn bán ve chai
    Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
    Bách khoa cũng gặp đôi lần
    Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
    Mỹ thuật thì đang chổng mông
    Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời
    Mỏ địa chất mới hỡi ôi
    Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
    Thuỷ sản công việc an nhàn
    Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
    Hàng hải ngồi gác chân cao
    Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi
    Bác sĩ, y tá có thời
    Học xong về huyện được mời chích heo...
    -Sưu tầm-

    Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

    BỐ DƯỢNG


    Sau khi bố tôi mất được ba năm, ông ấy đã đến nhà tôi
    So với người cha của tôi, ông ấy tầm thường đến nỗi chẳng có ưu điểm gì đáng để nói đến. Nhưng mà, người mẹ ngoài 50 tuổi cần có một người bầu bạn, mà yêu cầu của người già đã ngoài 50 tuổi đối với một nửa kia rất nhiều khi chỉ cần phẩm cách tốt là được rồi.
    Về mặt này ông ấy có đủ điều kiện, bởi ông là người tốt nổi tiếng gần xa, là người thật thà chất phác. Cái hôm gặp gỡ lần đầu tiên với mẹ tôi, ông rất bối rối. Bởi vì ông biết rất rõ rằng mọi phương diện của mình đều không có ưu thế: nhà thì chật hẹp, tiền lương thì ít, chẳng qua chỉ là một công nhân phổ thông nghỉ hưu, hơn nữa nhà của cậu con trai vừa mới kết hôn cũng cần đến sự giúp đỡ của ông.
    Nói thật lòng, mẹ tôi cũng chỉ là vì nể mặt người mai mối nên mới quyết định đến gặp ông ấy. Và cuối cùng mẹ đã sinh ra thiện cảm đối với ông bởi tài nghệ nấu nướng của ông.
    Sau khi gặp mặt, ông ấy nói: “Bà Lý này, tôi biết điều kiện của bà rất tốt, không thiếu gì cả, thật tôi không có gì đáng để gửi tặng bà. Nhưng dù thế nào, chúng ta cũng hãy thử quen nhau xem sao, chiều nay bà hãy ở lại nhà tôi dùng bữa cơm đạm bạc nhé!”.
    Tấm lòng chân thành của ông khiến mẹ tôi không nỡ từ chối, và bà đã ở lại. Ông không để bà động đến một tay, đã làm một bát canh với bốn loại rau, đặc biệt là món bí ngô nấu thịt, mẹ tôi đã ăn ngon đến không nỡ đặt đũa xuống.
    Trước khi đi, ông đã nói với mẹ tôi rằng: “Sau này nếu như muốn ăn nữa, thì hãy đến đây. Nhà tôi tuy không khá giả lắm, nhưng chiêu đãi món bí ngô thì không tốn công phí sức chút nào”.
    Về sau, mẹ tôi lần lượt gặp mấy người lão niên khác nữa, nhưng mà, tuy điều kiện của mỗi người đều tốt hơn ông ấy, nhưng cuối cùng mẹ tôi vẫn chọn ông.
    Lí do thật ra cũng được xem là ích kỷ, bà ấy đã phục vụ và chăm sóc ba tôi hơn nửa đời người rồi, lần này bà muốn một lần làm đối tượng được người ta chăm sóc lại.
    Cứ như vậy, ông ấy và mẹ tôi đã đến với nhau…


    Người ngoài hay là người nhà?
    Hôm đó, ông ấy, mẹ tôi, thêm tôi nữa, còn có gia đình ba người của con trai ông cùng dùng một bữa cơm với nhau.
    Tôi đặc biệt sắp xếp bữa cơm này trong một khách sạn năm sao sang trọng, trên bề mặt thì thấy là vì để bày tỏ sự coi trọng đối với ông, thật ra là muốn thông qua đó mà thể hiện đẳng cấp của mình.
    Khi rời khỏi khách sạn, ông nhẹ nhàng nói với tôi: “Từ nay chúng ta đã là người nhà với nhau rồi, là hai bố con đấy! Sau này nếu con muốn mời bố ăn cơm thì chỉ việc đi đến những quán ăn bên đường là được rồi, ở đó bố sẽ ăn được thoải mái hơn, lòng không bị đau và cũng không thấy tiếc tiền”.
    Chính biểu lộ tình cảm chân thành của ông đã làm tổn thương cái tâm hư vinh giả dối của tôi, khiến tôi cảm thấy đấu trí với một người thật thà, giống như một người lớn lấy kẹo để dụ dỗ một đứa con nít vậy, thật là vô sỉ chẳng còn gì để nói nữa.
    Ông ấy đã chăm lo cho mẹ tôi rất tốt, bà ấy mỗi lần gặp tôi đều bảo cần phải giảm cân, đó là một giọng điệu hạnh phúc.
    Ông ấy nấu ăn thật sự rất ngon. Một lần nọ, khi cùng ăn cơm với mọi người, tôi không nhịn được nói với vợ rằng: “Lần sau khi chú Đường làm cơm, em hãy ở bên cạnh mà học hỏi một chút”.Trong sắc mặt của vợ vốn không hề có phần muốn học, trái lại còn có mấy phần tức giận.
    Ông vội vàng đứng ra giải vây, ông nói: “Một đời này của bố đều không làm được gì tốt cả, chỉ có chút tài nghệ làm được mấy món ăn, các con đều là những người làm chuyện đại sự, tuyệt đối đừng có học theo ta, nếu như muốn ăn, thì hãy đến đây, đến bất cứ lúc nào cũng được. Làm cơm này, sợ nhất là cơm mình làm không có người ăn”.
    Hôm đó khi chúng tôi đi về, ông ấy đã gói rất nhiều đồ do chính tay ông làm bảo chúng tôi mang về, vừa cầm lấy tay tôi vừa nói: “Đừng có khen cơm của bố nấu ngon nữa, nói thật lòng, hễ có người nói đến ưu điểm này thì bố thấy ngại lắm. Một người đàn ông chỉ biết nấu ăn, còn những phương diện khác thì lại không làm được trò trống gì cả, đây đâu thể nói là ưu điểm được”.
    Trên đường về nhà, tôi đã kể lại cho vợ nghe những lời này của ông. Cô ấy nói: “Người như ông ta, trời sinh là số phải phục vụ người ta, trời sinh chính là bằng lòng cúi đầu đến sát mặt đất. Mẹ chúng ta có phúc khí, già rồi còn làm một hoàng thái hậu”.
    Tôi vừa lái xe, vừa dùng mắt liếc nhìn vợ, cảm nhận sự khinh thường của vợ đối với ông ấy, trong lòng lại không biện giải gì cho ông. Rốt cuộc, ông trước sau vẫn là một người ngoài mà.
    Xấu hổ
    Hôm tôi dọn sang nhà mới, ông ấy và mẹ tôi đã đến nung đáy nồi (một tập tục khi dọn nhà) cho chúng tôi. Ông đã làm theo tập tục nung đáy nồi một cách cẩn thận kỹ càng đâu vào đấy. Nhưng mà, đợi đến lúc ăn cơm, ông lại không xuất hiện trên ghế dành cho bề trên, tìm khắp nơi đều không thấy ông ấy, gọi điện thoại cho ông, cũng là ở trong tình trạng khóa máy.
    Dường như đã tính toán kỹ thời gian, khi khách khứa đi hết cả, ông đã quay trở lại, cẩn thận dọn dẹp đống bát đĩa bừa bộn đó, đem những đồ ăn còn thừa lại đựng trong hộp cơm mà ông đã chuẩn bị sẵn, để đem về nhà ăn.
    Mẹ không mong ông làm như vậy, cảm thấy tủi thân cho ông, ông nhỏ tiếng nói thầm với bà rằng: “Buổi tối anh sẽ nấu cơm mới cho em, những cái này anh sẽ tự ăn hết”.
    Mẹ nói: “Làm gì mà ngày nào cũng phải ăn cơm thừa rau thừa như vậy chứ? Anh có biết rằng em thấy anh làm như vậy, trong lòng rất khó chịu hay không?”.
    Ông ấy đã an ủi mẹ tôi rằng: “Em tuyệt đối đừng có thấy khó chịu, để anh nhìn thấy lãng phí như vậy, trong lòng anh mới không dễ chịu. Tiền của Thụ Tán (tên của tôi) đều rất vất vả mà đánh đổi lấy, chúng ta không giúp con nó được gì cả, vậy thì hãy gắng sức tiết kiệm thay cho nó”.
    Lời của ông khiến cho mẹ tôi day dứt, sau đó bà ấy quyết định nói với tôi. Nghe thấy mẹ nói thay cho ông ấy trong điện thoại, lúc đó cảm giác trong lòng tôi rất phức tạp, đồng thời cũng vì phần phức tạp này của mình mà cảm thấy rất xấu hổ.
    Dần dần, thiện cảm đối với ông ấy mỗi lúc một nhiều hơn
    Có những lúc, thậm chí có phần ỷ lại, ông ấy vẫn luôn âm thầm làm rất nhiều chuyện cho chúng tôi, thay ống nước bị hư trong nhà, mỗi ngày đưa cháu đến nhà trẻ và rước cháu về nhà, khi mẹ nằm viện ông ấy đã không ngủ không nghỉ mà chăm sóc bà, mãi đến sau khi xuất viện mới nói với chúng tôi.
    Chỉ là không ngờ rằng có một ngày, ông cũng ngã bệnh, hơn nữa bệnh còn nghiêm trọng đến thế. Trên đường ông ấy đưa con của tôi đến nhà trẻ đã đột nhiên ngã xuống – bệnh tai biến mạch máu não, bán thân bất toại mà nằm trên giường.


    Tôi, còn có con trai của ông ấy, ban đầu đều rất tích cực đối với việc trị liệu của ông, chúng tôi mong ông mau chóng khỏe lại, vẫn có thể chịu mệt nhọc vất vả mà phục vụ cho chúng tôi giống như trước đây.
    Nhưng mà, ông đã không bao giờ đứng dậy được nữa. Trước đây ông chỉ biết mỉm cười, không ngờ giờ đây đã biến thành yếu ớt như vậy, lúc nào cũng chảy nước mắt.
    Mẹ chăm sóc cho ông, ông khóc; chúng tôi đẩy xe lăn dẫn ông đi chơi vùng ngoại ô, ông khóc; nhiều lần nằm viện, nhìn thấy tiền bị tiêu đi như nước, ông khóc.
    Cuối cùng có một ngày, ông đã dùng con dao cạo râu ra sức cắt cổ tay của mình. Cấp cứu trong suốt 5 giờ đồng hồ, ông mới giằng co từ trong cõi chết trở về, rất mệt mỏi, cũng rất tuyệt vọng.
    Điều thật sự không ngờ rằng, người đầu tiên bỏ ông ấy đi lại chính là con trai của ông.
    Con trai của ông rất ít khi đến thăm ông, sau này còn không chịu ló mặt ra một lần. Mỗi lần gọi điện thoại anh ta đều nói rằng mình đã đi công tác, trở về sẽ ghé thăm ông.
    Điều khiến tôi không ngờ hơn nữa, mẹ tôi vào lúc này cũng đề xuất với tôi rằng bà muốn chia tay với ông. Hai người vốn dĩ cũng chưa có đăng ký, chỉ là chuyện vỗ mạnh một cái mỗi người mỗi ngả.
    Mẹ nói với tôi rằng: “Mẹ đã già rồi, không lo nổi cho ông ấy nữa. Mẹ không giúp được gì cho con cả, nhưng cũng không thể lượm một người cha tàn phế về, làm liên lụy con được”.
    Đây chính là hiện thực tàn nhẫn
    Tôi không muốn để mẹ tôi làm người ác, thế là tôi đành phải nhẫn tâm đóng vai kẻ ác, quyết định tự mình đến nói ra chuyện chia tay này.
    Tôi nói với ông, người vốn đang nằm trong bệnh viện rằng: “Chú Đường, mẹ con bệnh rồi”.
    Nước mắt của ông lại tuôn trào ra như mưa, tôi gắng sức nói ra những lời tàn nhẫn: “Chú biết đấy, mẹ con cũng đã có tuổi rồi. Những ngày này, bà ấy đối với chú như thế nào, chú cũng đã thấy rồi”.
    Chú tiếp tục chảy nước mắt gật đầu. Tôi lại nói tiếp: “Chú Đường, chúng con còn phải đi làm nữa, mẹ con sức khỏe lại không được tốt. Chú xem như vậy có được không, sau khi xuất viện, chú hãy về nhà của chú, con sẽ thuê một bảo mẫu cho chú. Đương nhiên, tiền sẽ do con trả, con cũng sẽ thường xuyên đến thăm chú”.
    Khi nói đến đây, chú không khóc nữa. Chú gật đầu liên hồi, nói một cách cảm kích: “Nếu được như vậy thì tốt quá, nếu được như vậy thật đúng là tốt quá. Không cần mời bảo mẫu, thật sự không cần…”.
    Tôi bước ra đến khuôn viên của bệnh viện lại chảy nước mắt, không rõ đó là cảm giác nhẹ nhõm sau khi được giải thoát, hay là trong lòng có nỗi day dứt không nói thành lời.
    Tôi đã mời một bảo mẫu cho ông ấy, trả trước chi phí trong một năm. Sau đó, tôi lại đến nhà ông ấy, thuê công nhân tu sửa lại nhà của ông một chút, tôi đã cố gắng làm đến trọn nhân trọn nghĩa. Không phải vì ông, chỉ vì an ủi nỗi bất an trong lòng. Cái ngày ông ấy xuất viện trở về nhà, tôi không có đi, mà là bảo tài xế trong đơn vị đến đón ông.
    Sau khi tài xế trở về đã nói với tôi rằng: “Chú Đường nhờ tôi nói tiếng cảm ơn với anh, còn bảo rằng ngay cả con trai ruột của chú, cũng không làm được như vậy”.
    Những lời này, đã an ủi tôi ít nhiều, khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm phần nào, nhưng loại an ủi này vốn không có duy trì được bao lâu.


    Ngày xuân lạnh buốt
    Ngày tết không có ông ấy ở nhà, chúng tôi thấy có chút buồn tẻ, không còn có một người bằng lòng vùi đầu vào trong nhà bếp, làm đủ các loại món ăn cho chúng tôi.
    Chúng tôi ngồi ăn cơm tất niên trong khách sạn năm sao, nhưng lại không cảm nhận được cái hương vị nồng ấm của ngày tết nữa. Con trai trên đường về nhà nói: “Con muốn ăn món cá chép do ông nội làm”.
    Vợ tôi nháy mắt ra hiệu cho con trai đừng có nói nữa, nhưng mà, con trai trái lại quậy càng dữ dội hơn: “Tại sao mọi người lại không để cho ông nội về nhà đón tết, mọi người thật đúng là xấu xa mà!”.
    Vợ tôi tức giận giáng cho con trai một cái bạt tai thật mạnh. Nhưng cái bạt tai đó giống như là đang đánh vào mặt tôi vậy, khắp mặt sưng lên đau đớn. Một câu nói của con trai, khiến cho điều chúng tôi tự thấy an ủi đều đã sụp đổ tan tành.
    Tôi từ trong kính chiếu hậu, nhìn thấy đôi mắt của mẹ cũng đang đỏ hoe. Không nghĩ cũng hiểu, đó là ngày 30 tết buồn tẻ biết mấy. Tôi thấy rất nhớ năm ngoái, cái năm mà ông ấy vẫn còn ở nhà chúng tôi, một gia đình ấm cúng hạnh phúc, luôn được xây dựng trong sự phó xuất lặng lẽ của một người.
    Không biết giờ này, chú Đường đang đón tết với ai? Liệu có nhớ đến chúng tôi chăng? Liệu có vì sự vô tâm của chúng tôi mà trong lòng cảm thấy tủi thân?
    Về nhà
    Sau khi tiếng trống đầu xuân vang lên, tôi lái xe đi đến chỗ của chú Đường. Ông ấy bước những bước chân tập tễnh ra mở cửa cho tôi, nhìn thấy tôi, miệng đang nở nụ cười, trong mắt lại đẫm lệ.
    Đi vào ngôi nhà lạnh lẽo của ông, nước mắt của tôi cũng không thể ngăn lại được nữa. Tôi cầm điện thoại lên gọi cho con trai của ông ấy, sau khi mắng chửi cho anh ta một trận, bắt đầu gói sủi cảo cho ông.
    Bảo mẫu đã về nhà đón tết rồi, trên đầu giường đã chuẩn bị sẵn điểm tâm đủ cho ông ấy dùng đến ngày 15, trong lòng tôi cũng thầm trách mẹ.
    Những chiếc sủi cảo nóng hổi cuối cùng đã khiến trong nhà ông ấy có được một chút không khí ấm cúng của ngày tết. Chúng tôi cứ ăn một miếng sủi cảo, nước mắt của cả lại lã chã tuôn rơi.
    Buổi sáng tinh mơ của ngày mùng một, tôi lảo đảo rời khỏi căn nhà của ông, tôi đã uống rượu, đậu xe ngay dưới lầu của nhà ông ấy, một mình đi trên con đường lạnh tanh, trong lòng đầy rẫy thê lương.
    Điện thoại reo lên, là vợ gọi đến: “Anh ở đâu vậy hả?”.
    Tôi phát hỏa lần nữa: “Tôi đang ở trong nhà của một ông lão cô độc, nghe rõ chưa hả? Chúng ta là loại người gì vậy hả? Khi ông ấy có thể đi lại được, chúng ta lợi dụng người ta; bây giờ ông không cử động được nữa, chúng ta lại gửi trả về. Lương tâm của chúng ta phải chăng đã bị chó ăn mất rồi, vậy mà còn đòi học theo người ta nói nhân nghĩa đạo đức, tôi khinh!”.
    Ở trên đường cái, tôi mắng chửi bản thân mình thật tệ hại, mắng đủ rồi, mắng mệt rồi, tôi không chút do dự mà chạy trở lại, cõng ông ấy trên lưng rồi đi ra bên ngoài. Ông giãy giụa, hỏi tôi: “Con làm vậy là sao?”.
    Tôi lấy giọng điệu chắc nịch mà nói với ông rằng: “Về nhà”.
    Ông nội mà, chính là để chúng ta yêu thương
    Ông ấy đã trở về. Người cảm thấy vui nhất là con trai tôi. Nó vừa ôm vừa hôn ông, luôn miệng đòi ăn món cá chép, đòi ăn món bánh quai chèo, muốn làm thẻ siêu nhân.
    Vợ lôi tôi vào trong phòng, hỏi tôi: “Anh điên rồi sao? Ngay đến cả con trai ông ta còn không lo cho ông ta, anh dẫn ông ta về nhà làm gì vậy?”.
    Tôi không còn nổi nóng nữa, ôn hòa nhã nhặn nói với cô ấy: “Con trai ông ấy làm chuyện không đúng, đó là chuyện của anh ta, không nên lấy đó làm cái cớ để chúng ta bỏ rơi ông ấy.
    Anh không yêu cầu em phải xem ông ấy như bố chồng của mình, nhưng mà, nếu như em yêu anh, nếu như em biết nghĩ cho anh, thì hãy xem ông ấy như người nhà, bởi trong lòng của anh, ông ấy chính là người nhà, chính là người thân, bỏ rơi ông ấy thì rất dễ dàng, nhưng không giấu được nỗi day dứt trong tâm. Anh muốn tâm mình được thanh thản một chút, chỉ đơn giản vậy thôi”.
    Cùng một lời này, khi nói với mẹ, bà nước mắt như mưa, nắm chặt lấy tay tôi nói rằng: “Con trai à, mẹ thật không ngờ con lại có tình có nghĩa như vậy”.
    Tôi nói: “Mẹ, mẹ yên tâm đi. Nói hơi khó nghe một chút, cho dù sau này có một ngày, mẹ mà đi trước chú ấy, con cũng sẽ phụng dưỡng chú ấy đến cuối đời, với thu nhập của con hiện giờ, nuôi chú ấy nào là chuyện khó gì? Thêm một người thân, thì có gì không tốt chứ?”.


    Một lúc sau, con trai tôi đi vào xin tôi: “Bố ơi, đừng có gửi ông nội về nữa. Sau này, con sẽ chăm sóc ông ấy. Sau này bố già rồi, con cũng chăm sóc bố mà!”.
    Tôi ôm con trai vào trong lòng, trống ngực đập thình thịch, thật may là vẫn chưa quá muộn, còn may chưa để lại một ấn tượng bất hiếu trong lòng của con.
    “Ông nội mà, chính là để cho chúng ta yêu thương, sao lại gửi đi được nữa!”. Tôi mở miệng nói đùa với con trai, để củng cố niềm tin vững chắc cho nó…
    Đọc xong, bạn có lĩnh ngộ được đạo lý giản dị trong đó hay không?
    Thật ra cha mẹ vốn đòi hỏi không nhiều, chỉ là một lời chào hỏi: “Cha, mẹ hôm nay có khỏe không?”, chỉ cần mua một ít thức ăn khuya, nấu một bữa tối đơn giản, trước khi ngủ đắp chăn cho họ, trời lạnh thêm áo ấm, đeo găng tay giúp họ, chỉ những cử chỉ rất nhỏ thôi cũng sẽ khiến họ thấy ấm áp vui vẻ rất lâu.
    Có những lúc, tôi thường hay nghĩ: “Tôi mong con cái của tôi sau này sẽ đối xử với tôi thế nào đây?”. Tôi tin rằng, đời người là một vòng tuần hoàn; bây giờ bạn đối đãi với cha mẹ như thế nào, sau này con cái của bạn cũng sẽ đối xử với bạn như vậy.
    Bạn thân mến, trên đời này ân tình khó trả nhất chính là ân tình của cha mẹ, mong chúng ta đều có thể lấy tâm hiếu thuận mà chăm sóc cho cha mẹ, lấy tâm cảm ân mà hiếu thuận với cha mẹ!
    Sinh mệnh không đòi hỏi chúng ta phải trở thành người tốt nhất, mà chỉ đòi hỏi chúng ta cố gắng hết sức mà thôi!
    Cây muôn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn tận hiếu nhưng song thân không còn nữa. Chuyện khó chờ đợi nhất trên đời này, chính là hiếu kính cha mẹ, đừng đợi đến khi mất đi rồi mới hối tiếc rằng bản thân ngày trước không biết trân quý…
    Lien Tam Tonnu ( st )

    Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

    Một Bản Tango Tuyệt Vời





    Jacob Thune Hansen Gade (1879 – 1963) là một nghệ sĩ violin và nhà soạn nhạc người Đan Mạch.
    .                                                  Jealousy Tango

    Ông được biết đến rộng rãi trên thế giới nhờ một giai điệu duy nhất, quen thuộc thường được gọi là Tango Jalousie.
    Trong rất nhiều phiên bản trên thế giới, tất nhiên cũng có bản tiếng Việt với tựa đề “Hờn ghen” do NS.Phạm Duy viết lời. Điều lí thú là bài hát này do ca sĩ Khánh Ly hát tiếng Việt đã lọt vào mắt xanh của một chuyên gia âm nhạc: ông Donald Cohen, chủ tịch Hội Âm Nhạc Hoa Kỳ.
    Ông này đã không ngần ngại xếp ca sĩ Khánh Ly là một trong 26 ca sĩ hát nhạc Tango hay nhất thế giới sau khi đã nghe hết những bản Tango chị hát bằng tiếng Việt.
    Nhà xuất bản Wise, thuộc Hiệp Hội Âm Nhạc Anh, đã in công trình tìm kiếm lớn lao này của ông Donald Cohen thành ba ấn bản Anh, Pháp và Tây Ban Nha dưới tựa “Tango Voices” (A Collection of Celebrated Tangos from Around the World). Sách dầy gần 200 trang, khổ 8×14, ngoài phần tài liệu khảo cứu phong phú còn kèm theo 26 nhạc phẩm, tiểu sử các tác giả và một CD gồm những bài hát do 26 ca sĩ được chọn trình bày.
    HỜN GHEN
    Chút hờn ghen, khiến cho ta đau đớn ngày đêm.
    dù ta cố gắng tin
    mà lòng ta sao vẫn tím đen
    chỉ cần 1 điệu nhạc cũ nổi lên.
    nhắc tới chút dĩ vãng của em
    cũng khiến ta ưu phiền
    ta đắng cay vô vàn
    Từ ngày ta yêu mến người rồi
    tình đắm say trong ai
    dù rằng ta ôm ấp được người lòng vẫn chưa vui
    luôn luôn giận hờn luôn luôn muộn phiền
    tình có lúc dịu dàng, có lúc sầu thương…
    Nhịp nhàng bước nhịp nhàng, lướt sàn êm
    cùng nhảy khúc tango của hờn ghen
    nhìn em như nhìn giá hoang vắng trong tâm hồn
    chẳng nói chi hờ hững nhưng vẫn nghe ra lạnh căm
    Bềnh bồng rất bềnh bồng khúc nhạc vàng giữa hộp đêm
    chỉ sợ dứt âm thanh lúc về sáng
    vừa buông rời cánh tay đã mất em
    người có ra đi muôn trùng, sẽ để lại khúc hờn ghen
    .                                     
    .                                                Các bạn nghe ca sĩ Khánh Ly:
    Nguồn: dotchuoinon

    Một Bản Tango Tuyệt Vời





    Jacob Thune Hansen Gade (1879 – 1963) là một nghệ sĩ violin và nhà soạn nhạc người Đan Mạch.
    .                                                  Jealousy Tango

    Ông được biết đến rộng rãi trên thế giới nhờ một giai điệu duy nhất, quen thuộc thường được gọi là Tango Jalousie.
    Trong rất nhiều phiên bản trên thế giới, tất nhiên cũng có bản tiếng Việt với tựa đề “Hờn ghen” do NS.Phạm Duy viết lời. Điều lí thú là bài hát này do ca sĩ Khánh Ly hát tiếng Việt đã lọt vào mắt xanh của một chuyên gia âm nhạc: ông Donald Cohen, chủ tịch Hội Âm Nhạc Hoa Kỳ.
    Ông này đã không ngần ngại xếp ca sĩ Khánh Ly là một trong 26 ca sĩ hát nhạc Tango hay nhất thế giới sau khi đã nghe hết những bản Tango chị hát bằng tiếng Việt.
    Nhà xuất bản Wise, thuộc Hiệp Hội Âm Nhạc Anh, đã in công trình tìm kiếm lớn lao này của ông Donald Cohen thành ba ấn bản Anh, Pháp và Tây Ban Nha dưới tựa “Tango Voices” (A Collection of Celebrated Tangos from Around the World). Sách dầy gần 200 trang, khổ 8×14, ngoài phần tài liệu khảo cứu phong phú còn kèm theo 26 nhạc phẩm, tiểu sử các tác giả và một CD gồm những bài hát do 26 ca sĩ được chọn trình bày.
    HỜN GHEN
    Chút hờn ghen, khiến cho ta đau đớn ngày đêm.
    dù ta cố gắng tin
    mà lòng ta sao vẫn tím đen
    chỉ cần 1 điệu nhạc cũ nổi lên.
    nhắc tới chút dĩ vãng của em
    cũng khiến ta ưu phiền
    ta đắng cay vô vàn
    Từ ngày ta yêu mến người rồi
    tình đắm say trong ai
    dù rằng ta ôm ấp được người lòng vẫn chưa vui
    luôn luôn giận hờn luôn luôn muộn phiền
    tình có lúc dịu dàng, có lúc sầu thương…
    Nhịp nhàng bước nhịp nhàng, lướt sàn êm
    cùng nhảy khúc tango của hờn ghen
    nhìn em như nhìn giá hoang vắng trong tâm hồn
    chẳng nói chi hờ hững nhưng vẫn nghe ra lạnh căm
    Bềnh bồng rất bềnh bồng khúc nhạc vàng giữa hộp đêm
    chỉ sợ dứt âm thanh lúc về sáng
    vừa buông rời cánh tay đã mất em
    người có ra đi muôn trùng, sẽ để lại khúc hờn ghen
    .                                     
    .                                                Các bạn nghe ca sĩ Khánh Ly:
    Nguồn: dotchuoinon

    Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

    Nghệ sĩ Túy Hồng

    TÚY HỒNG : NGƯỜI ĐẸP MÀN BẠC VIỆT MỘT THỜI . . .


    Kịch sĩ Túy Hồng tên thật Trương Ánh Tuyết, bà sinh ra tại Bình Dương, nhưng lớn lên tại Sài Gòn.
    Theo nghiệp sân khấu từ năm 1956, đoàn kịch Dân Nam là nơi kịch sĩ Túy Hồng bắt đầu theo nghề ca hát.
    Kịch sĩ Túy Hồng tâm tình lúc đầu bà là ca sĩ, hát những ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương.
    Năm 1958, Túy Hồng chính thức diễn kịch với nghệ sĩ Kim Cương, vở kịch đầu tiên bà đóng vai em gái của nghệ sĩ Kim Cương trong trường kịch "Áo Người Trinh Nữ", vở kịch này được diễn tại rạp Nam Quang.
    Sau đó cô Túy Hồng cộng tác với nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, trong những chương trình 0 giờ, Đôi Mắt Bằng Sứ... Trên kênh đài truyền hình Sài Gòn số 9.
    1968, đoàn kịch Sống Túy Hồng ra mắt khán giả trên đài truyền hình số 9 với vở "Ngả Rẽ Tâm Tình" của nhà văn, soạn giả Ngọc Linh, lúc đó đoàn kịch sống gồm có các nghệ sĩ gạo cội như nữ tài tử Kim Vui, nam kịch sĩ Vân Hùng, bác Ba Vân, kịch sĩ Thanh Tú...
    Biến cố 1975, theo làn sóng người di tản đầu tiên, Túy Hồng cùng gia đình sang định cư Hoa Kỳ tại tiểu bang Virginia.


    Năm 1976, đoàn kịch sống Túy Hồng tái thành lập tại hải ngoại với những nghệ sĩ như Xuân Phát, Mai Hân, La Thoại Tân... Lúc đó đoàn kịch sống Túy Hồng chỉ diễn những vở hài kịch ngắn như Chiếc Áo Mới, Ghen, Bà Mẹ Quê...
    Năm 1978 cô Túy Hồng và gia đình di chuyển về tiểu bang Texas, lúc đó đoàn kịch sống Túy Hồng bắt đầu gây dựng nhưng chương trình đại nhạc hội, bên cạnh đó có những vở trường kịch như Sông Dài của soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng...
    Kịch sĩ Túy Hồng là người ký hợp đồng chuyển âm đầu tiên với các công ty phim bộ như HK-TVB..., bên cạnh đó cô cũng là người đầu tiên thu video tại hải ngoại với sự tham gia của các ca sĩ tên tuổi như Elvis Phương, Lệ Thu, Kim Loan, Giao Linh, Băng Châu, Phương Hoài Tâm, Thanh Thúy...
    ( Sưu Tầm )
    Dũng Thế Trần 

    Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

    Nghề Phóng Viên Phải Là Như Con Chó Ấy !

    Khi tôi mới tập tọng bước vào làm phóng viên, tôi đã được đọc một bài báo trong đó có dẫn lời ông chủ bút của tờ Bangkok Post nói rằng: “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy…”. Rồi ông lý giải rất hay về nghề phóng viên và con chó.
     

    nghe phong vien la phai nhu con cho ay
    Phóng viên chầu chực chờ sự kiện.
    Lại có một câu nữa cũng rất hay về nghề phóng viên, đó là của cố Tổng thống Mỹ Kennedy. Khi được hỏi, Tổng thống định nghĩa thế nào về nghề nhà báo, thì Kenney trả lời rằng: “Nghề nhà báo là nghề viết ra một nửa những điều mình biết và che giấu đi một nửa những điều mình biết”.
    Sau hơn 35 năm làm báo, tôi càng ngẫm, càng thấy sao mà chí lý thế.
    Trở lại chuyện ví nhà báo với con chó, thì trước hết phải nói đến những phẩm chất cao quý của con chó.
    Trong các loài vật, có lẽ không có loài nào gắn bó với con người hơn con chó.
    Chó trung thành với chủ, gần như tuyệt đối.
    Chó tôn thờ chủ, yêu chủ bằng một tình cảm trong sáng, vô tư không bao giờ có tính hai mặt.
    Chó biết vui cùng chủ và cũng biết buồn cùng chủ.
    Đã có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động rơi nước mắt về những chú chó nhịn đói ngồi chết bên mộ chủ; những chú chó lăn xả vào hiểm nguy để cứu chủ; những chú chó sẵn sàng tấn công lại kẻ địch để bảo vệ chủ. Và những chú chó sẵn sàng chờ đợi chủ về ngày này qua tháng khác ở một sân ga, hay một bến tàu. Rồi chó giúp đỡ những người tàn tật trong cuộc sống thường ngày, kể cả chuyện đi chợ cho chủ, đưa chủ đi chơi...
    nghe phong vien la phai nhu con cho ay
    Phóng viên chiến trường sát cánh cùng các các binh sỹ lực lượng gìn giữ hòa bình.
    Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về.
    Thế mới có câu “khuyển mã chi tình” và câu “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”.
    Chó có đôi tai cực thính, để phát hiện mọi tiếng động khả nghi và kể cả những tiếng động báo hiệu tin vui. Chó có cái mũi thính, để phát hiện ra có chất độc hay không, có thuốc nổ, có ma túy hay không, hay bất cứ điều gì bất bình thường trong một khối bừa bộn vật chất.
    Chó phải biết sủa lên khi có tiếng động lạ, để cảnh báo cho chủ có sự bất thường sắp tới mà cảnh giác. Nó phải biết sủa lên ngăn cản chủ khi phát hiện ra món đồ ăn có chất độc, hay một túi đồ có ma túy hay có thuốc nổ… Và khi chủ có nguy cơ bị xâm phạm, nó phải lăn xả vào chống trả kẻ thù để bảo vệ chủ.
    Chó là như vậy đó. Thử hỏi có con vật nào có được những phẩm chất cao quý như chó hay không.
    Vậy còn nghề nhà báo thì như thế nào?
    Đã làm phóng viên thì cũng phải có đôi tai thính, để phát hiện ra những sự kiện, những vấn đề đang được quan tâm, đang được cần giải đáp; phát hiện ra những sự kiện quan trọng có giá trị, để cung cấp thông tin cho bạn đọc. Phải có đôi tai thính để nghe ngóng tìm ra những chi tiết điển hình, những nhân vật điển hình, những hoàn cảnh điển hình… Nói nôm na là một bài báo muốn hay được thì phải có rất nhiều những chi tiết điển hình đó.
    Rồi phóng viên cũng phải có cái “mũi thính”, nghĩa là phải biết phân biệt được: hay - dở; thật - giả; đúng - sai trong những mớ thông tin hỗn độn, dày dặc; trong những sự kiện lớn và trong những đống tài liệu mà rất có thể ở đó người cung cấp tài liệu đã gài bẫy, cho nhà báo ăn thông tin giả. Rồi cũng phải biết phân biệt được rằng nên như thế nào, có đáng viết hay không, có nên viết hay không, mà viết rồi có nên đăng hay không và nếu đăng thì liệu có làm ảnh hưởng đến sự tốt đẹp của xã hội hay thậm chí ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc hay không.
    Thế rồi, nghề làm báo là cũng phải đưa những thông tin để cảnh báo về một  nguy cơ nào đó sắp xảy ra mà để cho những người quản lý, điều hành biết mà lường trước, để cho nhân dân biết mà phòng tránh. Rồi người làm báo cũng phải biết dũng cảm bảo vệ cái đúng và phải dũng cảm đấu tranh với sai trái, những gì gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân, của đất nước.
    Người làm báo phải biết đấu tranh với kẻ địch bằng ngòi bút của mình…
    Vậy nếu so sánh giữa nghề làm báo với những phẩm chất cao quý của con chó thì xem ra rất giống nhau.
    Một con chó sẽ chẳng có giá trị gì nếu như chỉ biết ăn rồi làm cảnh cho chủ. Một nhà báo cũng sẽ chẳng có giá trị nếu viết theo kiểu “ăn theo nói leo” hoặc ngồi một chỗ nhặt nhạnh thông tin từ nơi này, nơi khác biến thành của mình. Một nhà báo, mà không biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ những cái đúng và dám đấu tranh với những điều sai trái thì cũng thật vô tích sự!
    Chỉ có một điều rằng, muốn có được một chú chó hay, mang tất cả những phẩm chất cao quý của loài chó, thì ngoài tình thương yêu chăm sóc của chủ ra, nó cũng phải được dạy dỗ, chỉ bảo từng li từng tí. Nó cũng sẽ bị phạt như phạm lỗi và cũng sẽ được thưởng khi có công.
    Nói đến đây, tôi nhớ lại trong lực lượng công an nhân dân cách đây 50 năm đã có một chú chó huyền thoại tên là Ruslan. Chú chó này nguyên là một con chó lai béc-giê của Pháp đời F3, 4 gì đó và hoàn toàn mang đặc trưng của chó ta là “đầu riềng tai húng”.
    Ấy vậy mà khi vào tay huấn luyện Trần Đình Thảo thì Ruslan đã trở thành một con chó trinh sát, giám định vào loại độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Đến nỗi, các chuyên viên nuôi cảnh khuyển của CHLB Đức ngày xưa sang nghiên cứu về khả năng đặc biệt của Ruslan. Nó giá trị đến mức mà Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn ngày ấy đã có văn bản chỉ đạo, rằng chỉ được điều chó Ruslan đi làm nhiệm vụ khi có lệnh của Bộ trưởng. Nó đã được Cục trưởng Cục Cảnh sát nhân dân Lê Hữu Qua ra lệnh cho tăng khẩu phần ăn. Từ một đồng hai, lên một đồng tám mỗi ngày. (Vào thời đấy, một bữa ăn của cán bộ, công nhân viên bình thường chỉ có ba hào).
    nghe phong vien la phai nhu con cho ay
    Chú chó này đã lập nhiều chiến công hiển hách. Trong lực lượng đội quân cảnh khuyển của Công an Việt Nam và Bộ đội biên phòng cũng không có con chó nào được như nó.
    Nhắc lại điều này là để bạn đọc thấy rằng, chó muốn giỏi thì cũng phải nuôi dạy và phóng viên, nhà báo muốn giỏi thì ngoài năng khiếu trời cho, cũng phải được dạy dỗ, rèn luyện tử tế.
    Và chó khôn nhờ chủ, muốn có phóng viên giỏi cũng phải nhờ chủ.
    Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin tâm sự với các bạn nhà báo đôi điều như vậy và mong rằng nếu như ai có chạnh lòng khi bị ví mình như… chó thì hãy nghĩ về những phẩm chất tuyệt vời của con chó.
    Nguyễn Như Phong
    Nguồn: http://petrotimes.vn/nghe-phong-vien-la-phai-nhu-con-cho-ay-434346.html
    Lời bình từ Facebook:
    Chôm từ nhà chị Nham Binh
    Đòan Tùng Nguyễn
    1 giờ trước •
    Địt mẹ thằng Phong ! Đời có cả vạn thằng Phong, tau chưởi thằng Phong nào, thì thằng ấy tự nhận, nhóa !
    Tau chưởi cái thằng "Phong" bẩu: phóng viên phải giống như con ...Chó, nhóa !
    Địt mẹ thằng "Phong" ! Tau phải đọc hết cả bài viết của mày rồi tau mới chửi, nhóa ! Tau đéo có hồ đồ, nhóa !
    Địt mọa thằng "Phong" ! Trong số các "đức tính" tốt của...con Chó mà mầy thống kê ra để cho các phóng viên/nhà báo ...làm theo, thì tau thấy mày còn thống kê thiếu 1 "đức tính" tốt nhất của con chó là...ăn cứt cho chủ ! Địt mọa, mầy chỉ thuộc dạng nầy thui !!!
    Địt mọa thằng Phong ! Mầy bảo phóng viên giống con chó thế thì chủ của mầy (chính quyền) giống như cái...lỗ đít à ???
    Ăn xong, liếm kỹ, nghe mầy !
    Nham Binh Triệu Vy
    15 giờ •
    Khi “nhà báo” trở thành “nhà chó”.
    Canhco— 06/12/2016 - 17:22
    Bài báo xuất hiện đúng vào lúc mọi người căng mắt vào chuyện 30 tấn cá chết do nhiễm độc chất phenol tại Vĩnh Linh, Quảng Trị khiến mọi người tin rằng ông đại tá công an nhà báo Nguyễn Như Phong đang tự thi hành khổ nhục kế để kéo dư luận về phía mình, tạm quên câu chuyện động trời 30 tấn cá mà nếu kéo ra thì người dân khó im lặng như từ bấy lâu nay.
    Với tư cách Tổng biên tập của tờ Năng Lương Mới (Petrotimes) ông Phong khuyên toàn bộ nhà báo Việt Nam hãy theo gương con chó để trở thành một nhà báo giỏi. Với ông Phong, chỉ có con đường duy nhất nếu không muốn thụt lại phía sau so với đồng nghiệp thì nhà báo Việt Nam phải biến thành chó, không còn cách nào khác.
    Khi đăng bài viết có tựa “Nghề phóng viên phải như con chó ấy!” trên Petrotimes (1) ông Phong đã liệt kê mọi “đức tính” mà ông cho là cao quý của con chó để người phóng viên noi theo. Với cách thuyết phục của ông, tuy rõ như ban ngày không còn gì để truy vấn, bài viết này chỉ bổ xung những đức tính khác của con chó có quốc tịch Việt Nam để tăng thêm tính thuyết phục cho phóng viên nào còn “lăn tăn” khi đọc bài viết khá ấn tượng này của một “chuyên gia” báo chí.
    Sở dĩ phải mang con chó quốc tịch Việt Nam vì hai lẽ: Ông Phong đang nói về các phóng viên, nhà báo Việt Nam vì vậy không thể mang một con chó nước ngoài vào làm tấm gương cho họ soi. Tuy rất giống nhau về chủng loại nhưng chó ngoại lại khác về hành vi do được nuôi dưỡng trong môi trường khác xa với chó Việt nên những con vện, mực, hay vàng dù sao cũng hiện thực hơn.
    Ông Phong khẳng định: “Nếu so sánh giữa nghề làm báo với những phẩm chất cao quý của con chó thì xem ra rất giống nhau” (2)
    Trước nhất ông chứng minh: “Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về”.
    Nham Binh Ông Phong nói đúng, con chó được trời sinh ra có bộ óc khác xa với con người. Nó không có khả năng phân tích sự kiện đen hay trắng để xem việc chủ mắng, thậm chí chủ đánh là đúng hay sai. Chó chỉ biết nghe một thứ tiếng từ chủ và vì vậy nó cụp đuôi trốn xuống gậm giường tránh đòn. Đây là đặc tính của con chó Việt Nam, luôn bị chủ đánh khi giận dữ hay khi không nghe được tiếng người, rất gần với tính cách các nhà báo hiện nay: im lặng trước bất cứ việc lớn bé nào có quyền lợi của người dân khi chủ chưa cho phép viết và họ rất sợ các vết roi của chủ. Trong phạm trù này họ như con chó rồi ông không cần phải dạy bảo.
    Ông Phong viết:“Chó có đôi tai cực thính, để phát hiện mọi tiếng động khả nghi và kể cả những tiếng động báo hiệu tin vui. Chó có cái mũi thính, để phát hiện ra có chất độc hay không, có thuốc nổ, có ma túy hay không, hay bất cứ điều gì bất bình thường trong một khối bừa bộn vật chất”.
    Ông khuyên nhà báo phải có mũi thính và tai thính như chó để săn tin, viết bài. Nhưng hình như ông quên một điều rất quan trọng, khi phóng viên trở thành chó thì cây viết lại vô dụng mất rồi. Những con chó phóng viên không biết viết, nó chỉ biết sủa.
    À may! ông Phong “điều chỉnh”: “Chó phải biết sủa lên khi có tiếng động lạ, để cảnh báo cho chủ có sự bất thường sắp tới mà cảnh giác”
    Vâng thì đúng đấy, nhưng chỉ đúng với chó. Là người, nhất là một phóng viên mà ông bảo họ “sủa” thì e rằng ông hơi lạm…chữ. Giang hồ có câu: “Làm người ai lại như thế!”
    Nham Binh Tôi thích nhất câu này của ông: “Chỉ có một điều rằng, muốn có được một chú chó hay, mang tất cả những phẩm chất cao quý của loài chó, thì ngoài tình thương yêu chăm sóc của chủ ra, nó cũng phải được dạy dỗ, chỉ bảo từng li từng tí. Nó cũng sẽ bị phạt như phạm lỗi và cũng sẽ được thưởng khi có công”.
    Ý ông muốn gửi gấm cho những phóng viên thuộc trường phái “chó’ là phải được dạy dỗ cho ra con chó, tức là toàn tâm toàn ý phục vụ một nhúm người nào đó có công nuôi dạy nó. Khi đã thuần thục rồi thì chính là lúc người “phóng viên” đã có thể tự hào mình là “nhà chó” chứ không cần phải mang danh là “nhà báo” nữa.
    Ông Nguyễn Như Phong có lẽ khi vội quá mà quên mất những đặc tính mà loài chó Việt Nam mới có: ăn bẩn và càng bẩn càng thích.
    Chó trung thành với chủ là tất nhiên và đây là lý do khiến loài người yêu thương nó. Chó thích ăn “phân” người cũng là lẽ tất nhiên không cần phân tích. Phân của chủ thì lại càng háo hức hơn, và do đặc tính trung thành nên chó sẵn sàng “làm sạch” đít con của chủ sau khi hả hê tống khứ phân của nó ra ngoài. Đặc tính này nếu áp dụng vào nhà báo mà ông Phong nói sẽ là sự so sánh thú vị bất ngờ: nhà báo chó nào lại không ăn bẩn và liếm láp?
    Chó còn đặc tính mà ông cha ta đã nhận ra hàng ngàn năm qua sau khi từ chó sói trở thành chó nhà. Đó là hành vi “chó hùa”.
    Các nhà báo chó từng chứng tỏ khả năng này một cách suất sắc. Khi được chỉ thị của chủ chúng không ngại hùa nhau sủa cùng một thứ bài bản, một thứ âm sắc và nhất là cùng một thứ tiếng xảo trá bắt chước ngôn ngữ loài người. Chúng hãnh diện khi được chủ ra lệnh, hãnh diện động não tìm ra những từ ngữ trơ trẽn và hãnh diện “hợp sủa” bài chó hùa đối với một con người nào đó làm mích lòng chủ của chúng.
    Chó còn có đặc tính ăn chực mà người ta đã ưu ái tặng cho chúng hình ảnh “chó chực xương” đầy khinh bỉ. Nếu nhà báo Việt Nam hóng tin cũng giống như sự chực xương của chó thì “chó chực tin” đáng đưa vào bài học vỡ lòng cho sinh viên báo chí trong các trường đại học. Hình ảnh này vừa khớp cho mảng tin được quăng ra từ một nguồn duy nhất cho các con chó nhà báo và chúng đua nhau “loan tải” một cách hào hứng như được quăng một mẩu xương thừa.
    Nham Binh Còn nữa, nhưng đây mới là điều quan trọng nhất khi nhà báo trở thành nhà chó.
    Ông Nguyễn Như Phong hình như tránh né câu mà con người thường chửi nhau, đó là cụm từ cay nghiệt: đồ chó đẻ.
    Người Việt khen nhau cho chết và chửi nhau thì kinh khủng hơn người ngoại quốc rất nhiều. Đồ chó đẻ là tiếng chửi nặng nề và khủng khiếp nhất trong tự điển “chửi” của Việt Nam.
    Chó là loài vật có đặc tính giao cấu mà con người gọi là loạn luân. Chó mẹ có thể cho chó con trưởng thành giao cấu, chó cha có thể vô tư dính lẹo với chó con và vì vậy những con chó thế hệ sau được con người lấy ra để chửi “đồ chó đẻ”.
    Những con chó được đẻ ra trong tình trạng như thế không thể chấp nhận trong cộng đồng con người và nếu các “nhà chó” của ông Nguyễn Như Phong giao cấu bản tin, bài viết trên trang giấy giống như loài chó giao cấu nhau thì phải gọi chúng bằng gì ngoài cái tên đồ chó đẻ?
    .........