Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Sự Tích Lá Diêu Bông - Hoàng Cầm

Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ. Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!

THẦN ĐỒNG ĐA TÌNH

Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ. Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!


Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22.2.1922 tại xã Phúc Tằng, H.Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cha ông vốn là một ông đồ kiêm thầy lang, quê gốc ở Song Hồ, H.Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vì người cha rời quê lên Bắc Giang dạy học và “chú nhóc” ra đời ở đấy nên ông thầy đồ đã ghép cả tên xã, tên huyện đặt thành tên cho con trai (Bùi Tằng Việt). Sau này, cậu bé ấy lại lấy tên một vị thuốc bắc rất đắng trong hộc tủ của bố làm bút danh cho mình: Hoàng Cầm.
5 tuổi, Bùi Tằng Việt đã phải xa gia đình lên tỉnh lỵ Bắc Giang để trọ học ở nhà ông bác, và 8 tuổi đã biết... yêu. Là thế này: một buổi chiều thứ bảy “định mệnh” của năm 1930, cậu bé Việt từ Phủ Lạng Thương về thăm nhà, bất giác gặp một cô gái đến trao đổi gì đó với mẹ mình (bán hàng xén). Trái tim của cậu bé 8 tuổi như không còn đập nổi trước dung nhan của cô gái 16 tuổi. Một “coup de foudre” (sét ái tình) làm cậu choáng váng. Rồi thứ bảy tuần sau, cậu về trao cho cô gái một bài thơ “tỏ tình”, đó là bài thơ lục bát dài hơn trang giấy học trò, có vẽ hoa bướm, ngọn núi, dòng sông... viết bằng mực tím nắn nót và câu đề tặng “Em gửi chị Vinh của em”.
Gần 70 năm sau, ký ức của lão thi sĩ Hoàng Cầm vẫn còn hiển hiện phút giây đầu tiên gặp gỡ chị Vinh, ông viết: “Trước mắt tôi, chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả học hành sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường, xê xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đìu hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng…”





Thế “chị Vinh” có gì đặc biệt mà khiến một con người từ thuở còn là “thần đồng thơ” đến lúc đã trở thành “đại lão thi sĩ” vẫn cứ say như điếu đổ? Hoàng Cầm viết thế này: “…Chị Vinh võ vẽ chữ nho, đọc thông quốc ngữ, quê gốc Tiên Du (Bắc Ninh - PV) nên hát quan họ cũng làm người ta mê ngang với nhan sắc của chị... Chị thường nhờ những đêm trăng sáng, tổ chức đám thanh niên tụ tập ở cái bãi sau nhà ga, hát ví, hát trống quân, hát ống, hát giao duyên, hát vấn đáp... đặc biệt về môn hát quan họ thì chị là bà chúa của dân ca! Giọng ngọt, say như mật ong, đôi mắt đen buồn thăm thẳm với hàng mi cong và dài, đôi môi đã hồng lại còn cắn chỉ quết trầu, răng đen rưng rức hạt na.
Chị Vinh ơi, viết đến đây em vẫn bồi hồi nhớ từng sợi tóc chị dán trên vầng trán, từng con mắt chị lúng liếng tình tứ, từng giọng hát, từng nụ cười. Em còn ngửi thấy hơi tóc ấm của chị thoảng mùi hương nhu mới gội buổi chiều. Cả suối tóc ấy làm thành thế giới say mê của riêng em từ độ ấy đến ngày nay, dẫu tóc em đã trắng hết, em vẫn có thể vẽ đúng chân dung chị tuyệt vời. Ảnh chị in màu trong hồn em, không một nhà khoa học nào có thể làm ra cho em được những tấm ảnh như em đang có, vẫn còn đầy đủ và tươi tắn, nguyên vẹn từ hơn sáu chục năm rồi đấy, chị ơi!...”.
Một buổi chiều của dịp lễ Giáng sinh năm 1934, nắng hanh vàng rộm, gió lạnh se se, thấy chị Vinh “diện” váy kiểu Đình Bảng, áo lụa cánh mỡ gà, bên ngoài áo ghi lê tím, bên trong yếm nhạt cánh sen, lưng thắt dải lụa đào, bước thoăn thoắt ra cánh đồng còn trơ gốc rạ dưới chân dãy núi Neo, cậu bé 12 tuổi lập tức “vọt” theo... Chị đi trên bờ ruộng, cứ vạch từng búi cỏ đầu bờ hoặc ở những bụi cây trên mấy gò nhỏ rồi cắm cúi tìm... Cứ thế, chị đi trước và tìm, cậu bé lẽo đẽo theo sau. Bỗng chị quay lại mắng: “Ơ hay! Sao mày cứ theo tao lẵng nhẵng thế nhỉ?”.

Cậu bé tự ái muốn bật khóc, nhưng cố nuốt nghẹn bước theo chị. Hình như chị có thoáng thấy nên... mỉm cười. Khi chị bước qua bờ ruộng khác thì cậu bé không kìm được, bật hỏi: “Chị Vinh ơi, chị tìm gì thế?”. Bỗng chị quay lại, nhìn thẳng vào mắt cậu bé, giọng bỡn cợt: “Chị tìm, tìm cái lá... ấy đấy. Đứa nào tìm được cái lá... ấy thì ta gọi là chồng!”. Dù chỉ mới 12 tuổi, cậu bé cũng nhận ra chị Vinh đã thay đổi cách xưng hô, từ “tao, mày”, rồi “chị”, đến “ta”. Cái lá mà chị Vinh nói có lẽ là một thứ lá có thật, nhưng rất khó kiếm. Cuối năm đó, khi chị Vinh đi lấy chồng thì cậu bé quên mất tên chiếc lá mà chị Vinh “đùa trên sự đau khổ” của mình...

.         
Lá Diêu Bông - Trần Tiến

Đúng 25 năm sau, một đêm mùa rét cuối năm 1959, trong một thoáng xuất thần - như có một giọng nữ đọc cho Hoàng Cầm chép một mạch bài thơ Lá diêu bông. Và, 60 năm sau - thi sĩ Hoàng Cầm ghi lại những câu văn thật cảm động: “Ngay lúc ấy, tuy mới 12 tuổi, tôi cũng đã nghĩ ngay ra rằng chiếc lá ấy rất hiếm, rất khó tìm. Chẳng thế mà chị đi hết bờ này bãi nọ, gần cả một buổi chiều mà có thấy được đâu! Cái lá oái oăm thế, chị mới trêu đùa thằng bé mà chị biết là nó đang say mê mình, nó “phải lòng” mình từ 5 năm nay rồi còn gì! “Đứa nào tìm được... ta gọi là chồng!”. Chị Vinh ơi, bây giờ chị ở cõi nào, nếu còn sống, chị đã gần tám mươi đấy chứ, sao hôm nay em đã ngoài bảy mươi, lúc em viết những trang nhớ lại này, em hoàn toàn vẫn là đứa em 12 tuổi đang theo chị và chị vẫn đang tuổi hai mươi ngoài cánh đồng làng Như Thiết ấy, chị vẫn trẻ đẹp diệu kỳ, chị ơi!...”.


Theo Hà Đình Nguyên 

Sự Tích Lá Diêu Bông - Hoàng Cầm

Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ. Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!

THẦN ĐỒNG ĐA TÌNH

Trên văn đàn Việt, những bài thơ “xuất thần” của Hoàng Cầm mang một giọng điệu hết sức lạ lùng, tứ thơ cũng thật lạ. Chính ông đã cho ra đời một thứ lá mà không ai có thể tìm thấy trên thế gian này: lá diêu bông!


Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22.2.1922 tại xã Phúc Tằng, H.Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cha ông vốn là một ông đồ kiêm thầy lang, quê gốc ở Song Hồ, H.Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vì người cha rời quê lên Bắc Giang dạy học và “chú nhóc” ra đời ở đấy nên ông thầy đồ đã ghép cả tên xã, tên huyện đặt thành tên cho con trai (Bùi Tằng Việt). Sau này, cậu bé ấy lại lấy tên một vị thuốc bắc rất đắng trong hộc tủ của bố làm bút danh cho mình: Hoàng Cầm.
5 tuổi, Bùi Tằng Việt đã phải xa gia đình lên tỉnh lỵ Bắc Giang để trọ học ở nhà ông bác, và 8 tuổi đã biết... yêu. Là thế này: một buổi chiều thứ bảy “định mệnh” của năm 1930, cậu bé Việt từ Phủ Lạng Thương về thăm nhà, bất giác gặp một cô gái đến trao đổi gì đó với mẹ mình (bán hàng xén). Trái tim của cậu bé 8 tuổi như không còn đập nổi trước dung nhan của cô gái 16 tuổi. Một “coup de foudre” (sét ái tình) làm cậu choáng váng. Rồi thứ bảy tuần sau, cậu về trao cho cô gái một bài thơ “tỏ tình”, đó là bài thơ lục bát dài hơn trang giấy học trò, có vẽ hoa bướm, ngọn núi, dòng sông... viết bằng mực tím nắn nót và câu đề tặng “Em gửi chị Vinh của em”.
Gần 70 năm sau, ký ức của lão thi sĩ Hoàng Cầm vẫn còn hiển hiện phút giây đầu tiên gặp gỡ chị Vinh, ông viết: “Trước mắt tôi, chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả học hành sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường, xê xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đìu hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng…”





Thế “chị Vinh” có gì đặc biệt mà khiến một con người từ thuở còn là “thần đồng thơ” đến lúc đã trở thành “đại lão thi sĩ” vẫn cứ say như điếu đổ? Hoàng Cầm viết thế này: “…Chị Vinh võ vẽ chữ nho, đọc thông quốc ngữ, quê gốc Tiên Du (Bắc Ninh - PV) nên hát quan họ cũng làm người ta mê ngang với nhan sắc của chị... Chị thường nhờ những đêm trăng sáng, tổ chức đám thanh niên tụ tập ở cái bãi sau nhà ga, hát ví, hát trống quân, hát ống, hát giao duyên, hát vấn đáp... đặc biệt về môn hát quan họ thì chị là bà chúa của dân ca! Giọng ngọt, say như mật ong, đôi mắt đen buồn thăm thẳm với hàng mi cong và dài, đôi môi đã hồng lại còn cắn chỉ quết trầu, răng đen rưng rức hạt na.
Chị Vinh ơi, viết đến đây em vẫn bồi hồi nhớ từng sợi tóc chị dán trên vầng trán, từng con mắt chị lúng liếng tình tứ, từng giọng hát, từng nụ cười. Em còn ngửi thấy hơi tóc ấm của chị thoảng mùi hương nhu mới gội buổi chiều. Cả suối tóc ấy làm thành thế giới say mê của riêng em từ độ ấy đến ngày nay, dẫu tóc em đã trắng hết, em vẫn có thể vẽ đúng chân dung chị tuyệt vời. Ảnh chị in màu trong hồn em, không một nhà khoa học nào có thể làm ra cho em được những tấm ảnh như em đang có, vẫn còn đầy đủ và tươi tắn, nguyên vẹn từ hơn sáu chục năm rồi đấy, chị ơi!...”.
Một buổi chiều của dịp lễ Giáng sinh năm 1934, nắng hanh vàng rộm, gió lạnh se se, thấy chị Vinh “diện” váy kiểu Đình Bảng, áo lụa cánh mỡ gà, bên ngoài áo ghi lê tím, bên trong yếm nhạt cánh sen, lưng thắt dải lụa đào, bước thoăn thoắt ra cánh đồng còn trơ gốc rạ dưới chân dãy núi Neo, cậu bé 12 tuổi lập tức “vọt” theo... Chị đi trên bờ ruộng, cứ vạch từng búi cỏ đầu bờ hoặc ở những bụi cây trên mấy gò nhỏ rồi cắm cúi tìm... Cứ thế, chị đi trước và tìm, cậu bé lẽo đẽo theo sau. Bỗng chị quay lại mắng: “Ơ hay! Sao mày cứ theo tao lẵng nhẵng thế nhỉ?”.

Cậu bé tự ái muốn bật khóc, nhưng cố nuốt nghẹn bước theo chị. Hình như chị có thoáng thấy nên... mỉm cười. Khi chị bước qua bờ ruộng khác thì cậu bé không kìm được, bật hỏi: “Chị Vinh ơi, chị tìm gì thế?”. Bỗng chị quay lại, nhìn thẳng vào mắt cậu bé, giọng bỡn cợt: “Chị tìm, tìm cái lá... ấy đấy. Đứa nào tìm được cái lá... ấy thì ta gọi là chồng!”. Dù chỉ mới 12 tuổi, cậu bé cũng nhận ra chị Vinh đã thay đổi cách xưng hô, từ “tao, mày”, rồi “chị”, đến “ta”. Cái lá mà chị Vinh nói có lẽ là một thứ lá có thật, nhưng rất khó kiếm. Cuối năm đó, khi chị Vinh đi lấy chồng thì cậu bé quên mất tên chiếc lá mà chị Vinh “đùa trên sự đau khổ” của mình...

.         
Lá Diêu Bông - Trần Tiến

Đúng 25 năm sau, một đêm mùa rét cuối năm 1959, trong một thoáng xuất thần - như có một giọng nữ đọc cho Hoàng Cầm chép một mạch bài thơ Lá diêu bông. Và, 60 năm sau - thi sĩ Hoàng Cầm ghi lại những câu văn thật cảm động: “Ngay lúc ấy, tuy mới 12 tuổi, tôi cũng đã nghĩ ngay ra rằng chiếc lá ấy rất hiếm, rất khó tìm. Chẳng thế mà chị đi hết bờ này bãi nọ, gần cả một buổi chiều mà có thấy được đâu! Cái lá oái oăm thế, chị mới trêu đùa thằng bé mà chị biết là nó đang say mê mình, nó “phải lòng” mình từ 5 năm nay rồi còn gì! “Đứa nào tìm được... ta gọi là chồng!”. Chị Vinh ơi, bây giờ chị ở cõi nào, nếu còn sống, chị đã gần tám mươi đấy chứ, sao hôm nay em đã ngoài bảy mươi, lúc em viết những trang nhớ lại này, em hoàn toàn vẫn là đứa em 12 tuổi đang theo chị và chị vẫn đang tuổi hai mươi ngoài cánh đồng làng Như Thiết ấy, chị vẫn trẻ đẹp diệu kỳ, chị ơi!...”.


Theo Hà Đình Nguyên 

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Nghe Chuyện Tình Quanh Năm - Lê Hữu

con đường thảnh thơi nằm
nghe chuyện tình quanh năm
Phạm Duy

Phạm Duy"Ông yêu thích chủ đề nào hơn hết trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của ông, bao gồm những dân ca, tình ca, tâm ca, đạo ca, rong ca, kháng chiến ca, quê hương ca... vân vân?" người dẫn chương trình văn nghệ "Phạm Duy, Người Tình" đặt câu hỏi. "Tình ca". Câu trả lời thẳng thắn, dứt khoát, không chút lưỡng lự. Nói thẳng, nói rõ, không ngại ngùng, không quanh co, đó là tính cách, là con người Phạm Duy.

Câu hỏi ấy tôi nghĩ, nếu không phải đặt ra cho Phạm Duy mà cho đối tượng đông đảo người yêu nhạc của ông, chắc cũng sẽ nhận được ở không ít người, câu trả lời tương tự.

Tình ca và tình ca đôi lứa

"Tình khúc", "tình ca"..., những cách gọi này lâu nay đã trở thành phổ biến, và dễ được hiểu theo nghĩa những bài nhạc tình, cũng tựa như thơ tình, truyện tình vậy. Điều này có đúng, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng, nhất là đối với trường hợp Phạm Duy.

Người dẫn chương trình đêm ấy không hỏi thêm, nên Phạm Duy cũng không giải thích thêm về câu trả lời ngắn, gọn của ông; tuy nhiên, trong một lần tiếp xúc, khi đề cập đến những "đêm nhạc tình Phạm Duy" do những người yêu ông, yêu nhạc của ông thực hiện ở nơi này nơi nọ dạo gần đây, tôi được ông cho biết: "Nhạc tình yêu của tôi xưa nay không chỉ thu hẹp trong phạm vi và chủ đề tình yêu nam nữ, tình yêu trong âm nhạc còn được hiểu là: yêu tiếng nói, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đến cả những vật thể nhỏ bé, vô tri vô giác như hòn đá, mảng rêu..." Qua cách nói ấy, ta hiểu rằng chủ đề tình yêu trong âm nhạc Phạm Duy rộng khắp, đa dạng. "Tình yêu", hai chữ ấy nghe vậy mà rộng lớn quá, mênh mông quá: tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người, lứa đôi..., biết nói sao cho vừa!... Có thể nêu một ví dụ: "Tình Ca", một trong những ca khúc quen thuộc của ông được nhiều người yêu thích, lại không phải là một... "tình khúc". Bài nhạc tên là vậy, thế nhưng không phải chỉ "yêu cô gái bên nhà, miệng xinh ăn nói mặn mà... (mà) có duyên", ta thấy ông còn "yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...", "yêu câu hát Truyện Kiều...", "yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh...", "yêu những sông trường...", "yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu...", nghĩa là, đúng như ông nói, bất kể thứ gì yêu được là ông "yêu" thôi. Thử hỏi, làm sao không khỏi nghe lòng dấy lên nỗi kiêu hãnh, niềm tự hào dân tộc khi nghe đến những câu hát:

Tôi yêu biết bao người,
Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa?
Những anh hùng của thời xa xưa
Những anh hùng của một ngày mai ...

Đọc tiếp tại: 
http://amnhac.fm/index.php/bai/196-pham-duy/4163-nghe-chuyen-tinh-quanh-nam